Hành trình đến đường đá cổ Pavie
Ở Lào Cai có một con đường đá cổ đã có tuổi đời cả trăm năm tuổi. Con đường đá cổ Pavi được xây dựng từ thời Thực dân Pháp cách đây cả trăm năm trước, Khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, vùng đất này thuộc sự thống trị của thống sứ Pavie (nhà chính trị) thuộc khu tự trị Thái ở tây bắc, với chủ trương xây dựng đế chế của khu tự trị, thống sứ Pavie cho khảo sát và xây dựng con đường lát đá dài 80km từ Mường Hum – Sàng Ma Sáo – Dền Sáng (Lào Cai) – Sàng Ma Pho – Sin Suối Hồ – Mường So (Lai Châu).
Đường đá cổ Pavie rêu phong dấu thời gian
Con đường này rộng 3m, dài 80km. Một tuyến giao thông huyết mạch như đường tuần tra biên giới, vận chuyển hàng hoá cho cứ điểm Phong Thổ (Lai Châu). Trải qua hàng trăm năm mưa nắng, sự thay đổi, phát triển, sinh sống và khai phá các vùng đất mới của người đồng bào, chủ yếu là H’Mong, ngày nay chỉ còn lại khoảng 16km nguyên vẹn từ Chà Phà tới Sàng Ma Pho.
Vào 1 buổi sáng đẹp trời, một người chị gọi cho tôi nói muốn tổ chức cho nhóm khoảng 20 người muốn khám phá cung đường đá cổ Pavie. Vậy là tôi liền lên lịch trình cụ thể rồi báo mọi người trong đoàn để chuẩn bị cho hành trình đã định. 6h30 sáng ngày 1 chúng tôi hẹn nhau và tập trung tại thành phố Lào Cai. Chúng tôi gặp nhau và bắt đầu hành trình di chuyển hơn 60km. Đoàn bao gồm có 15 người nhưng chúng tôi di chuyển bằng xe ô tô County 29 chỗ, sở dĩ đi xe rộng vậy bởi vì hành lý chúng tôi mang theo rất nhiều.
Sau khi vượt qua 60km theo tuyến đường Lào Cai – Bát Xát – Bản Vược – Mường Hum. Và điểm ô tô dừng chân chính là xã Dền Sáng – Huyện Bát Xát. Đến đây các anh trai tráng địa phương chạy xe ôm đã chờ sẵn (khoảng 25 xe). Chúng tôi sử dụng 18 xe cho đoàn để vận chuyển người và hành lý. Các xe ôm của trai tráng bản địa vận chuyển chúng tôi 7km qua những con đường trơn trượt sau mưa, nhiều đoạn đường một bên là vách núi, một bên là vực sâu, đi qua những thửa ruộng bậc thang vút tầm mắt. Dưới chân núi Nhìu Cồ San là bản Chà Phà, cũng là điểm đầu chúng tôi chính thức bước vào chặng đường trekking. Sau khi vượt qua khu dân cư bản Chà Phà chúng tôi dần tiến sâu vào rừng bắt đầu bước vào đường đá cổ Pavi.
Theo tôi được biết thì Đường Đá Pavi có tổng quãng đường khoảng 80km. Trước kia con đường này là tuyến đường giao thông từ Lục Xuân – Phổ Nhĩ (Trung Quốc) – Phong Thổ (Lai Châu) – Bát Xát – Lào Cai (Việt Nam). Đây là tuyến giao thông huyết mạch với các mục đích như luân chuyển hàng hoá, muối, đạn, dược hay thuốc phiện….Vùng đất này trước kia thuộc quyền Trung Quốc. Sau năm 1895 khi có công ước Pháp – Thanh thì vùng đất này mới thuộc về quản lý của Việt Nam.
Khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, vùng đất này thuộc sự thống trị của thống sứ Pavie (nhà chính trị) thuộc khu tự trị Thái ở tây bắc, với chủ trương xây dựng đế chế của khu tự trị, thống sứ Pavie cho khảo sát và xây dựng con đường lát đá dài 80km từ Mường Hum – Sàng Ma Sáo – Dền Sáng (Lào Cai) – Sàng Ma Pho – Sin Suối Hồ – Mường So (Lai Châu). Con đường này rộng 3m, dài 80km. Một tuyến giao thông huyết mạch như đường tuần tra biên giới, vận chuyển hàng hoá cho cứ điểm Phong Thổ (Lai Châu). Trải qua hàng trăm năm mưa nắng, sự thay đổi, phát triển, sinh sống và khai phá các vùng đất mới của người đồng bào, chủ yếu là H’Mong, ngày nay chỉ còn lại khoảng 16km nguyên vẹn từ Chà Phà – Sàng Ma Pho.
Sau khi gặp gỡ poster (người vận chuyển đồ đạc) phân chia hành lý, đồ đạc chúng tôi bắt đầu hành trình trekking, khoảng 1 km đầu tiên chung tôi đi qua ngôi làng của đồng bào dân tộc H’Mong, hai bên đường đi là những thửa ruộng bậc thang mới được thu hoạch. Bước qua ngôi làng phía trước mặt chúng tôi mở ra là một thảo nguyên rộng lớn dưới bầu trời xanh mây trắng, giữa thảo nguyên là những đàn gia súc lớn như: ngựa, dê, trâu, lợn…Giữa thảo nguyên có một đầm nước nên gia súc thường tập trung tại đây để uống nước, kiếm ăn. Bỗng dưng lúc đó có một chú chó đốm ra đuổi đàn lợn con chạy quanh khu đầm khiến chúng chạy hoảng loạn cả lên, cũng lúc đó chúng tôi phát hiện ra một người bạn vô cùng thân thiện cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt hành trình đó chính là chú chó đốm của người thợ sửa xe ở phía ngoài Dền Sáng, đây cũng là thành viên, vị khách không mời nhưng đáng yêu và biết diễn rất sâu khi chụp ảnh.
Trekking cùng Vietup Travel giữa trên con đường đá cổ Pavie
Đi qua thảo nguyên, tiến sâu vào trong rừng lúc này đường đá cổ chính thức hiện ra rõ nét, hai bên đường là những rừng hoa mua, đặc biệt là “hoa đĩa” bung nở toả ngát khắp cả khu rừng. Lúc này những người đàn ông đi trong đoàn thể hiện sự ga lăng của mình bằng việc hái những bông hoa thơm ngắt tặng cho người bạn đồng hành của mình, các chị em thích và vui mừng lắm. Có lẽ đã rất lâu rồi trưa được cảm nhận cảm giác mộc mạc và lãn g mạn giữa thiên nhiên như vậy.
Qua bìa rừng chúng tôi bước vào cánh rừng nguyên sinh với những cây gỗ cổ thụ, dưới tán cây cổ thụ là những vựa cây “thảo quả” bạt ngàn (có lẽ đây là những rừng cây thảo quả lớn nhất cả nước). Vượt qua quãng đường 3km chúng tôi đến một con suối lớn, nước rất trong và mát, lúc này vào chừng 12h30′ các thành viên trong đoàn cũng đã đói. Đoàn dừng chân bên suối rửa mặt, tay trong làn nước mát lạnh chảy ra từ rừng già. Chúng tôi ăn trưa và nghỉ ngơi bên suối.
Sau khi nghỉ trưa, chúng tôi tiếp tục hành trình, vì phải chuẩn bị chỗ hạ trại, bữa ăn tối cho đoàn nên tôi cùng với 4 poster vượt lên phía trước để tìm điểm hạ trại, càng vào sâu trong rừng không khí càng trong lành, rừng âm u hơn, cây gỗ lớn hơn, con đường đá cổ cũng nhiều rêu xanh hơn do trong rừng độ ẩm rất cao.
Video đang HOT
Vốn là người hay vận động nên tôi cùng với 4 poster mang theo hành lý chỉ mất khoảng 1 tiếng để băng qua những cánh rừng nguyên sinh, vượt độ cao từ 1.400m lên điểm nghỉ 1.800m. Đến một dòng suối lớn, quan sát xung quanh, tôi quyết định hạ trại nghỉ đêm tại đây. Đến đây 4 anh em chúng tôi mỗi người 1 việc, người lấy củi, người bổ củi, người nhóm lửa, còn tôi thì tìm điểm hạ trại cho đoàn. Chúng tôi ngủ đêm trên con đường đá cổ Pavie giữa rừng già Y Tý.
Sáng sớm tinh mơ ngày 2, chúng tôi thức dậy giữa rừng, được nghe chim hót, ve kêu giữa rừng già, cảm giác thật thư thái và khoan khoái trong làn sương sớm lãng đãng, những giọt nước còn đọng trong lá… Có dậy sớm giữa rừng, rửa mặt bên dòng suối, sau đó nhâm nhi ly trà nóng, cafe và ngắm bình minh lên qua những tán cây rừng mới thấy mọi thứ thật trong lành và nguyên vẹn như đúng cái tên nguyên sinh của những cánh rừng ở Bát Xát.
7h30 chúng tôi thu dọn hành lý, dọn sạch rác nơi chúng tôi hạ trại để trả lại trạng thái sạch sẽ cho thiên nhiên nơi đã cho chúng tôi trú ngụ qua đêm, đoàn xuất phát và tiếp tục hành trình chinh phục quãng đường còn lại.
Đón bình minh giữa rừng già trên đường đá cổ Pavie
Đi tiếp khoảng 1 km chúng tôi lên tới điểm cao nhất của cung đường với độ cao 1972m so với mực nước biển. Đây cũng là địa giới giữa 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu
Khi bước sang địa phận phía Lai Châu, khi hậu thay đổi rõ rệt, phía bên kia là khu rừng ẩm ướt, lạnh thì sườn núi bên Lai Châu lại ngược lại, khí hậu nóng hơn, gió phơn thổi mạnh hơn, trời nắng xanh hơn…Có lẽ điều tạo nên sự khác biệt đó chính là do sự tác động của khí quyển lên 2 bên sườn núi đông – tây.
Đoàn trekking của chúng tôi nhìn từ trên cao
Khoảng 11h30 đoàn chúng tôi đặt chân tới thôn Sàng Ma Pho, cũng là điểm cuối trong hành trình trekking và khép lại quãng đường 20km băng rừng. Chúng tôi nán lại nghỉ ngơi tại nhà A Di, chờ đợi các thành viên khác trong đoàn. Lúc này các thanh niên trai tráng chạy xe ôm đã chờ sẵn và sẵn sàng đưa chúng tôi ra điểm ô tô chờ.
Bình minh đẹp mĩ mãn giữa rừng già
Chúng tôi lên xe ôm, mỗi người 1 xe, ngồi trên những chiếc xe Uyn băng qua những con đường nhỏ từ bản Sàng Ma Pho ra trung tâm xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ – Lai Châu). Quãng đường chừng 17km, đường rất khó đi, nhiều đoạn một bên là vách núi phía dưới là vực sâu, nếu trời mưa thì không thể đi được.
Khi ra đến điểm ô tô tại trung tâm xã Sin Suối Hồ, chúng tôi di chuyển tới làng sinh thái Sìn Suối Hồ (cách trung tâm xã 2km). Lúc này khoảng 13h, chúng tôi đến với làng sinh thái Sin Suối Hồ, phải nói đây là ngôi làng H’Mong dị biệt, sở dĩ dị biệt bởi cách làm du lịch vô cùng độc đáo của bà con địa phương nơi đây. Và chúng tôi phải thú nhận rằng đây là ngôi làng sạch sẽ nhất Việt Nam, không một cọng rác vương lại trong làng, 2 bên đường vào làng được trồng những chậu địa lan, phong lan, trang trí hoàn toàn bằng các vật liệu từ thiên nhiên…. Con người nơi đây vô cùng thân thiện, do chúng tôi đã đặt ăn trưa tại một nhà hàng ở cuối bản nên quản lý nhà hàng đã cắt cử 2 cô thiếu nữ ra đón và dẫn chúng tôi tới nhà hàng. Đến nhà hàng đoàn thưởng thức các món ăn địa phương rất ngon như: Gà nướng thảo quả; Heo rang thảo quả; Cải mèo chấm muối vừng, măng rừng xào tía tô; xôi nếp nương dẻo thơm…Và kết hợp với 1 chút rượu thóc. Đoàn tổng kết và liên hoan chúc nhau những ly rượu nồng.
Nếu bạn thích một chuyến đi như vậy, một hành trình ngắn mang nhiều trải nghiệm cho bạn, đừng ngại ngần liên hệ với Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai hoặc Vietup Travel tại số 86 đường An Dương Vương (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Tôi tin rằng các chuyến đi trekking & hiking, camping của bạn sẽ khơi nguồn cảm hứng bất tận cho cuộc sống và công việc của bạn.
Xanh ngát màu Pu Ta Leng
Đỉnh Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất, cung này những "tay mơ" mới bước chân vào cuộc chơi trekking cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ.
Quyết tâm leo Pu Ta Leng vào một ngày cuối năm rét ngọt, chúng tôi hiểu tại sao ngọn núi này đầy thách thức và cũng đầy hấp dẫn.
Núi Pu Ta Leng, hay còn được người Dao bản địa gọi là Pú Tả Lèng, được bao phủ bởi rừng già nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Nếu bạn thích khám phá thế giới dưới tán rừng cổ tích, Pu Ta Leng chủ yếu toàn lối mòn đi trong rừng. Nếu bạn muốn săn mây, Pu Ta Leng cũng có hẳn "đại dương" mây cho bạn ngắm. Nếu bạn yêu loài đỗ quyên, hãy tìm đến vào mùa hoa nở rộ (khoảng tháng 2, 3 dương lịch) để đắm mình trong những thảm hoa đầy màu sắc. Còn nếu đơn giản bạn yêu màu xanh thiên nhiên, đam mê trải nghiệm trekking trên những dãy núi của nước ta, thì đến với Pu Ta Leng lúc nào cũng được.
Bản Phô chỉ có khoảng hơn 30 nóc nhà quây quần, nằm bình yên lặng lẽ ngay dưới chân núi.
Có nhiều hướng leo hoặc lịch trình khác nhau, nhưng chúng tôi chọn xuất phát từ bản Phô, xã Hồ Thầu, thời gian 2 ngày 1 đêm. Cả nhóm đi xe khách đêm Hà Nội - Lai Châu và đến bản Phô từ tờ mờ sáng, được anh Phàn A Páo - người dẫn đường kiêm porter đã liên hệ từ trước - ra đón. A Páo bảo phải tranh thủ thời gian nên chúng tôi ăn sáng nhẹ rồi xuất phát ngay. Những đoàn trekking khác chọn chặng 3 ngày 2 đêm thì có thể thong thả hơn.
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi đứng dưới tán rừng xanh um, ngắm mặt trời rực rỡ nhô lên khỏi dãy núi.">
Ở khoảng 1.000 mét đầu tiên, độ dốc tăng dần, cây cối đủ hình dáng, kích cỡ xuất hiện. Tôi thấm mệt, cảm thấy má nóng bừng và phải cởi bớt áo khoác. Tuy nhiên, đó chỉ như "món tráng miệng" thôi, trước khi chúng tôi thực sự đi sâu vào khu rừng rậm rạp, không hề có đường mà chỉ là những lối mòn bé xíu băng qua những nương thảo quả của người H'Mông. Một đoạn đường còn khá dễ đi, trên đầu là tán cây cổ thụ ken vào nhau dày đặc, dưới chân là những bụi thảo quả tỏa hương thơm lừng.
Cả nhóm cứ đi ngược lên cao, men theo những dòng suối. Với A Páo dẫn đường và 4 anh em porter khác giúp mang đồ, chúng tôi không phải dò dẫm và cũng không khuân vác nặng, ấy vậy mà vẫn thở ra đằng tai!
Ánh nắng mùa đông xuyên qua màn sương, lấp lánh trên những nhánh cây tạo nên cảnh đẹp huyền ảo mà đầy sức sống.">
Và cả những hồ nước xanh trong như ngọc, tinh khiết không một chút vẩn đục. "Đặc sản" của Pu Ta Leng có lẽ còn là rất nhiều khe nước nhỏ, hoặc những dòng suối lớn chảy róc rách đêm ngày, góp thêm một màu xanh cho chốn rừng sâu núi thẳm.
Chúng tôi không đếm xuể bao lần phải vượt qua những con dốc dựng đứng, trơn trượt, phải bấm chặt giày xuống đất và tìm cách bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước.">
Tại điểm nghỉ chân, mỗi người một tay dựng trại, nấu nướng... Trời có nắng nhưng đang giữa mùa đông trên núi cao nên nhiệt độ vẫn khá thấp. Những món ăn đơn giản nhưng nóng hổi vẫn trở thành "cao lương mỹ vị" đối với những lữ khách đã mệt nhoài.">
Sau hành trình 12 tiếng ròng rã, chúng tôi nghỉ đêm ở độ cao khoảng 2.500 m. Trời về khuya, nhiệt độ giảm sâu, có lẽ chỉ còn 2-3 độ C, nhưng vì đã chuẩn bị trước nên mọi người đều ngủ ngon trong lều ấm áp, lấy sức cho buổi mai sẽ đặt chân lên đỉnh núi cao 3.049 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn - "nóc nhà của Đông Dương". Sáng hôm sau, từ lán nghỉ tiếp tục leo lên dốc, xuyên qua rừng trúc xanh rì, đi thêm chừng 3 tiếng đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Nhưng mọi mệt nhọc dường như tan biến đi trong chớp mắt ngay khi chúng tôi ngẩng đầu lên và bắt gặp màu trời xanh biếc vời vợi ngay trên những đỉnh núi sừng sững.
Nơi đặt chóp đánh dấu đỉnh núi Pu Ta Leng khá hẹp, kề bên là vực sâu hun hút, nên chúng tôi không có nhiều góc để chụp ảnh. Nhưng chỉ cần phóng tầm mắt ra xa một chút, sẽ thấy biển mây trắng tinh bồng bềnh thậm chí còn ở dưới chân mình.
Cả đoàn lưu niệm trên đỉnh Pu Ta Leng, nhưng chuyến đi chưa kết thúc bởi sau đó còn là cuộc hạ sơn kéo dài 15 tiếng đồng hồ trở lại bản Phô. Chúng tôi có thêm một hành trình đầy ắp màu xanh, tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc.
Thác Y Hai - Điểm đến hấp dẫn Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh. Đường đến thác Y Hai Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y...