Hành trình đầy cảm xúc của nhà báo Đức đi xe máy sang Việt Nam
Đi xe máy từ Đức sang Việt Nam để thăm một bé gái nghèo Quảng Trị, nhà báo Đức- Lothar A. Baltrusch chia sẻ, chuyến hành trình gần 2 tháng ấy đầy ắp những kỷ niệm thú vị và ông đã thực sự xúc động khi gặp bé Phạm Thị Thảo Huyền…
“Đường đến với Huyền”- một hành trình huyền diệu
Thông qua tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), nhà báo Đức Lothar A. Baltrusch đã nhận là người bảo trợ cho bé Phạm Thị Thảo Huyền (sống cùng gia đình tại Triệu Phong, Quảng Trị) từ 4 năm trước.
Ngày 17/5/2013, ông Baltrusch đã quyết tâm thực hiện chuyến hành trình đặc biệt của mình để đến thăm bé Phạm Thị Thảo Huyền, ông và hai người bạn đồng hành đã đi xe máy từ Đức đến Quảng Trị với hành trình dài 15.000 km. Sau 54 ngày đêm rong ruổi qua khắp các nước Ba Lan, Latvia, Nga, Mông Cổ, Trung Quốc, Lào… Baltrusch và hai người bạn đã đến được Quảng Trị ngày 9/7. Cuộc hành trình gần 2 tháng ấy được Baltrusch đặt tên là “Way to Huyen” (Đường đến với Huyền).
Chia sẻ về hành trình đặc biệt của mình, nhà báo Đức tâm sự: “Năm nay tôi 51 tuổi, khi 18 tuổi tôi bị ung thư. Sau quá trình điều trị, tôi đã không thể có con. Tôi luôn muốn có một đứa con. 4 năm trước, tôi liên hệ với tổ chức Tầm nhìn Thế giới, họ nói, tôi có thể nhận con gái nuôi ở Việt Nam, và có thể trở thành người bảo trợ cho cô bé. Tôi đã nghĩ đến hành trình đến thăm Huyền ngay sau khi trở thành người bảo trợ cho Huyền”.
Cuộc gặp gỡ giữa nhà báo Đức và em bé nghèo Việt Nam- Phạm Thị Thảo Huyền ngày 9/7/2013.
Quyết định đi từ Đức sang Việt Nam bằng xe máy là quyết tâm lớn của nhà báo Đức 51 tuổi. Ông cho biết, nếu đi bằng máy bay, chuyến đi sẽ trở nên quá đỗi bình thường. Ông muốn có chuyến đi đặc biệt để nhớ mãi trong đời, và còn muốn, chuyến đi được cộng đồng, dư luận quan tâm để từ đó có thể kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho bé Huyền nói riêng và những em bé nghèo khác đang sống trên suốt dọc đường từ Đức đến Việt Nam. Từ những em bé Mông Cổ, những em bé Lào đến những em bé Quảng Trị, đều có thể được nhận quà từ nhà báo Baltrusch.
Bé Phạm Thị Thảo Huyền là động lực mạnh mẽ nhất để nhà báo Đức lên kế hoạch cụ thể cho hành trình của mình. Ông đặc biệt ấn tượng với tên Huyền. “Một vài người Việt sống ở Đức đã từng nói với tôi, Huyền có nghĩa là “huyền diệu”. Đó là “sự tuyệt vời”. Có vẻ tên của cháu gái đó thật sự huyền diệu. Nếu tôi dịch sang tiếng Đức, Huyền cũng có nghĩa là tuyệt vời. Và tôi gặp Huyền, cháu thật sự là một sự huyền diệu.
Cuộc hành trình kéo dài 55 ngày đêm bằng xe máy ấy được nhà báo Đức đặt tên là “Way to Huyen” (Đường đến với Huyền)
Hành trình đến với Huyền đã trở thành một hành trình huyền diệu trong cuộc đời Baltrusch.
“Tôi đã nhìn thấy ở Việt Nam những vẻ đẹp chưa từng thấy”
“Tôi có thể kể với bạn nhiều khoảnh khắc. Tôi có thể kể với bạn một tuần hay một tháng về hành trình ấy. Chúng tôi đã gặp rất nhiều người, ở nhiều đất nước và trải qua nhiều nền nhiệt độ khác nhau”- Baltrusch kể lại.
Video đang HOT
“Chúng tôi phóng xe máy tới Nga, nhiệt độ ở vùng núi đó là dưới 0 độ C và có tuyết. Rồi từ thủ đô Matxcova tới địa điểm cuối cùng của nước Nga khoảng 6.000 km. Đường ở Bakhasi chỉ là đường thẳng, không có núi, không có băng, không phải rẽ trái hay phải. Nhiệt độ thì dao động từ 0 độ, đến 10, 12, 15 rồi 17 độ. 17 độ là nhiệt độ lý tưởng cho người lái xe máy.
Sau đó, chúng tôi tới Trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước đẹp nhưng có nhiều người quá. Chúng tôi không thể lái xe một cách thoải mái được. Trung Quốc hơi nóng một chút. Sau đó, chúng tôi tới Lào. Lào là mảnh đất của sự tự do nhưng không giống Mỹ. Và rồi chúng tôi tới Việt Nam. Tôi chưa từng trải nghiệm nhiệt độ cao thế này, 32, 33, 34, 35 và rồi 36 độ. Quá nóng cho một người từ Châu Âu. Tôi chưa thấy người nào ở Việt Nam đổ mồ hôi nhưng tôi vã mồ hôi cả ngày. Cái áo phông này suốt ngày đầm đìa mồ hôi và ướt sũng. Mặc dù vậy, cảm giác của tôi về chuyến đi là rất tốt. Tôi đã nhìn thấy nhiều thứ mà tôi sẽ không bao giờ quên trong cả cuộc đời”.
Hành trình của nhà báo Đức bằng xe máy
Cảm nhận của Baltrusch khi xe máy của ông vào đến địa phận của Việt Nam, đó là những cảm xúc đặc biệt, khó diễn đạt trọn vẹn. “Sau Lào, chúng tôi tới thành phố Điện Biên Phủ. Từ thành phố Điện Biên Phủ, chúng tôi đi tiếp và tôi nhìn thấy những cảnh đẹp mà tôi chưa từng biết đến, không hề có trên Internet, trên sách vở, không hề có ở bất cứ tài liệu nào. Cảm giác lái xe máy trong phong cảnh đó là không thể tin được. Tôi nhìn thấy núi non, ruộng lúa và con người. Mọi người ở Việt Nam đều cười tươi và luôn nói xin chào. Tôi biết con người Việt Nam là những người luôn nói xin chào và là những người vui vẻ. Đó thực sự cả cảm giác tuyệt vời khi lái xe”.
“Tôi sẽ kể mãi về hành trình này”
Cuộc gặp gỡ với bé Phạm Thị Thảo Huyền sẽ mãi là một kỷ niệm huyền diệu với Baltrusch. Bé Huyền 13 tuổi sống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên gặp người bảo trợ của mình. Cô bé chia sẻ với nhà báo Đức ước mơ muốn trở thành bác sỹ của mình.
“Tôi nghĩ 2 năm trước đó, Huyền muốn trở thành một người thiết kế thời trang. Tôi đã xem tranh em ấy vẽ. Huyền vẽ rất đẹp. Nhưng 2 ngày trước, khi tôi đến thăm dự án, Huyền đã nói rằng: “Thiết kế cũng được, nhưng cháu muốn trở thành một bác sĩ”. Huyền mới 13 tuổi. Một đứa trẻ 13 tuổi trong một gia đình thuần nông đã nói rằng muốn trở thành bác sĩ. Và tôi biết Huyền đang cố gắng học tốt nhất cho những điều mà cháu mong muốn. Và tôi hy vọng đó là con đường đúng đắn cho cháu”- Baltrusch kể lại ước mơ của Huyền.
“Cuộc gặp gỡ huyền diệu”
Nhà báo Đức hoàn thành chuyến đi “Way to Huyen” của mình với những kỷ niệm, những ký ức không thể có lại lần thứ 2 trong đời. Ông cho biết, khi quay trở về Đức, ông sẽ mua tặng Huyền một chiếc máy vi tính để cô bé có thể truy cập internet và học hỏi được nhiều kiến thức cho tương lai. Nhà báo Đức thực sự mong, Huyền có thể trở thành một bác sỹ.
“Tôi có thể giúp đỡ được Huyền, và cháu sẽ có cơ hội được trở thành bác sĩ. Có lẽ là 10 năm sau, khi cháu trưởng thành, cháu có thể giúp đỡ được nhiều người khác ở Việt Nam. Đó là một cảm giác thật tuyệt”.
Trả lời về cuộc sống sau khi trở về Đức, Baltrusch mượn một câu danh ngôn của người Đức: “Hãy tĩnh lặng sau khi trèo từ ngọn cây xuống”. Baltrusch khẳng định, chuyến đi này sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí và trái tim ông. Baltrusch sẽ kể cho gia đình, bạn bè ông nghe về cuộc hành trình, sẽ cho họ xem những bức ảnh, và cả những đoạn video ngắn ông đã quay.
“Tôi sẽ kể hết cho họ nghe về chuyến đi mang tên “Đường đến với Huyền” của mình”- Đó cũng là câu giã từ của nhà báo Đức 51 tuổi đã đến Việt Nam bằng xe máy để thăm một bé gái nghèo Quảng Trị.
Theo Dantri
Cô gái từ chối học tiến sĩ trời Tây bởi tình yêu với... mắm
Cái tên "Hằng mắm ruốc" đã khá quen thuộc trên Facebook kể từ khi một số bài báo viết về chị. Thế nhưng, có bỏ ra một ngày theo chân của chị mới thấy hết được tình yêu, lý tưởng và cả trái tim đầy nhiệt huyết của cô gái Quảng Trị này.
Đào Thị Hằng là chị cả trong một gia đình nghèo có sáu chị em ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Gia đình chị từng làm nghề chài lưới trên sông Thạch Hãn, những mớ cá, mớ tôm của dòng sông này đã nuôi sống cả nhà.
Những ngày làm được nhiều tôm cá, mẹ chị phơi khô, làm mắm, rồi hì hụi lọc nước mắm dự trữ cho những ngày đông. Những kinh nghiệm được bà ngoại truyền lại, cộng thêm những bí quyết đã học được khi về làm dâu quê chồng, mẻ mắm mẹ chị làm luôn thơm ngon.
Hằng tươi tắn trong ngày nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ
Hằng kể bằng giọng hồn nhiên : "Mỗi khi đi học về, nghe mùi mắm trong nhà của mẹ xộc ra là thấy đói cồn cào. Bữa cơm toàn mắm là mắm nhưng mấy chị em ăn ngon lành, lúc nào cũng ăn hết cả phần cơm cháy, cậu em trai còn tráng xoong bằng một muỗng nước mắm rồi cho vào miệng nom còn thòm thèm. Sáu chị em mình đã lớn lên bằng các thức mắm của mẹ như vậy đó".
Một điều đặc biệt, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng ba mẹ Hằng vẫn cưu mang một người cháu ruột mồ côi từ nhỏ, năm nay lên lớp 12. Cảm nhận được tấm lòng của ba mẹ, Hằng luôn đặt chữ tâm lên đầu trong bất cứ công việc gì...
Chị kể, thuở cơ hàn, nhà chị nghèo đến nỗi chẳng có khoản tiết kiệm hoặc tài sản nào trị giá đến 500.000 đồng, là chi phí tối thiểu sinh hoạt phí một tháng học đại học lúc bấy giờ. Trong tâm trí chị lúc đó, tốt nghiệp cấp 3 xong sẽ đi học nghề cắt tóc, thợ may hoặc đi làm lò gạch kiếm sống.
Mẹ chị đã động viên chị đi thi đại học để có một tương lai tươi sáng hơn. Năm đầu tiên, thi rớt, chị đi làm lò gạch gần nhà để kiếm thêm tiền phụ giúp ba mẹ. Mùa hè miền Trung, nhất là cái nóng khắc nghiệt hanh khô của cơn gió Lào quật ngã cả sức vóc của đàn ông huống gì thân con gái như chị. Hằng tự hỏi bản thân "Có phải đây là tương lai của mình không Hằng?". Và chị nghỉ làm, quyết tâm ôn thi đại học lần hai.
Bộ áo dài chị luôn mang theo trong những năm xa nhà
Năm đó, chị thi đậu thủ khoa của trường Đại học Nông lâm Huế với số điểm 26, may mắn nhận học bổng Tiếp sức đến trường và Học bổng thủ khoa của Nhật. Vào đại học, thành tích học tập của chị luôn đứng đầu lớp, chị là lớp trưởng được bạn bè, thầy cô yêu quý, là sinh viên xuất sắc của trường.
Bên cạnh đó, Hằng tích cực tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hè, tiếp sức mùa thi. Chị cho biết, chính những hoạt động này đã giúp hồ sơ của chị nổi bật rất nhiều trong quá trình xin học bổng du học sau này.
Với sự nỗ lực không ngừng, vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chị đã trở thành một trong 20 sinh viên Việt Nam xuất sắc nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của bộ Ngoại giao Australia.
Hoàn thành tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành "Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững" tại Đại học Adelaide, Hằng tiếp tục nhận học bổng tiến sĩ nhưng chị đã từ chối để trở về quê hương, "đi theo mùi mắm" - như cách nói của chị.
Lòng nhân ái chính là động lực
Trước khi sang Úc học, Hằng làm cho một dự án hỗ trợ người dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Đây là một dự án được tài trợ bởi chính phủ Phần Lan, thí điểm trên ba xã, xã Triệu Vân, xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong) và xã Hải Quế (huyện Hải Lăng), tỉnh Quảng Trị.
Trong khoảng thời gian làm việc ở đây, chị phụ trách mảng nghiên cứu, thu thập các kiến thức bản địa của người dân về việc sản xuất trong điều kiện nhiễm mặn, hạn hán và cải tạo đất cát.
Nụ cười lạc quan luôn thường trực trong chặng đường của cô gái 28 tuổi này.
Những buổi làm việc trực tiếp với người dân, chị thường chọn ở lại qua đêm trong những gia đình phụ nữ đơn thân. Bên bữa cơm đạm bạc, dưới chái bếp cũ kỹ, nghe những người phụ nữ này tâm sự, giọt nước mắt tủi hờn trong câu chuyện của họ đã làm chị đau đáu suy nghĩ, phải làm gì đó để giúp họ.
Không chồng, họ vừa làm mẹ, vừa làm cha, vất vả nuôi con khôn lớn, chị hiểu "nếu một gia đình có vợ chồng ở vùng quê nghèo này nuôi con cực một, thì phụ nữ đơn thân nuôi con phải cực gấp năm lần". Chính sự đồng cảm với hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân và mong muốn giúp họ có cuộc sống tốt hơn là động lực cho sự chọn lựa của chị.
Bên cạnh đó, chị đã có lần trò chuyện với ông Dương Quang Thiện - là người đã cấp hơn 2.000 học bổng cho sinh viên nghèo, trong đó có Hằng. Ông từng du học ngành Khoa học máy tính ở Pháp, làm việc cho IBM, nhưng ông cùng vợ Tây quyết định về nước năm 1965 và đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, chỉ đơn giản là "Việt Nam cần tôi hơn là các nước phát triển".
Ông Thiện đã trao đổi với Hằng về mong muốn khôi phục lại nghề mắm truyền thống của quê hương. Vốn có tình yêu đặc biệt dành cho mắm, Hằng thích ý tưởng này và quyết định về nước bắt đầu dự án từ chính số tiền tiết kiệm trong hai năm học ở Úc.
Biết rằng, con đường phía trước sẽ lắm gian nan nhưng cô gái giàu nghị lực, và quyết tâm này luôn tâm niệm rằng, nơi nào có ý chí, nơi ấy nhất định có con đường...
(Còn tiếp)
Theo Dantri
Du khách nước ngoài đột tử tại khách sạn Chiều 9/7, Công an TP Nha Trang cho biết, một du khách Ấn Độ vừa đột tử tại một khách sạn thuộc khu du lịch Hòn Tằm, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Theo đó, khoảng 2 giờ ngày 9/7, ông Gamesh Chandler Sharma (76 tuổi, quốc tịch Ấn Độ) đang ngủ tại khách sạn trên cùng gia đình thì đột...