Hành trình của ca khúc Việt trở thành hiện tượng ở Nhật Bản
Không chỉ lọt vào top 10 ca khúc hay nhất mọi thời đại ở Nhật, “Diễm xưa” còn là ca khúc duy nhất của châu Á được đưa vào giảng dạy ở một trường đại học của đất nước hoa anh đào.
Diễm xưa là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất trong kho tàng hàng trăm bản tình ca làm say lòng bao thế hệ khán giả của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca khúc được nhạc sĩ tài hoa lấy cảm hứng từ tình yêu lặng thầm dành cho “nàng thơ” Ngô Vũ Bích Diễm, một cô gái Hà Nội theo gia đình vào Huế sinh sống.
Bài hát được Khánh Ly thu âm và chính thức phát hành trên thị trường trong nước qua băng nhạc Sơn Ca 7 vào năm 1974. Trước đó, cũng chính bà là người đầu tiên đã mang Diễm xưa vượt ra khỏi biên giới Việt Nam đến với khán giả quốc tế.
Bài hát Diễm xưa được phát hành chính thức tại Việt Nam trong băng Sơn Ca 7.
Năm 1970, Khánh Ly được hãng đĩa Myrica Music mời sang Tokyo để thu âm 2 ca khúc Diễm xưa và Ca dao mẹ bằng cả 2 ngôn ngữ Việt – Nhật. Cũng trong năm đó, bà đã trình diễnUtsukushii Mukashi – phiên bản tiếng Nhật của Diễm xưa trước hàng trăm nghìn khán giả tại Hội chợ quốc tế Osaka. Không lâu sau đó, hãng đĩa Nippon Columbia đã phát hành các phiên bản Nhật ngữ củaDiễm xưa cùng một số ca khúc khác của Trịnh Công Sơn ở “xứ sở hoa anh đào”.
Utsukushii Mukashi nhanh chóng trở thành một ca khúc thuộc hàng “top hit” trên thị trường âm nhạc Nhật Bản tại thời điểm đó. Đi đến đâu người ta cũng nghe thấy giai điệu Diễm xưa vang lên. Thậm chí, mỗi khi nhắc đến âm nhạc Việt Nam, người Nhật sẽ nghĩ ngay đến Khánh Ly. Bà còn được báo chí Nhật Bản ưu ái dành tặng những mỹ từ như “ca sĩ hoa hậu áo dài”, “mặt trời Việt Nam vẫn hát”…
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và người tình trong âm nhạc – danh ca Khánh Ly.
Thành công của Diễm xưa cũng như Utsukushii Mukashi chưa dừng lại ở đó. Vào năm 1978, Utsukushii Mukashi được đài truyền hình lớn nhất Nhật Bản NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho bộ phim Sài Gòn Kara Kita Tsuma To Musuko. Qua bộ phim ăn khách này, Diễm xưa của Trịnh Công Sơn lại một lần nữa có cơ hội tiếp cận hàng triệu khán giả trên khắp “đất nước mặt trời mọc”.
Nếu Khánh Ly có công giới thiệu Diễm xưa đến với khán giả Nhật Bản thì người góp phần phổ biến ca khúc này trong làng nhạc “xứ sở Phù Tang” chính là Tendo Yoshimi, nữ danh ca hàng đầu Nhật Bản ở thể loại enka (nhạc dân gian).
Video đang HOT
Tháng 8/2002, Tendo đã từng đến Việt Nam, mặc áo dài và hát Utsukushii Mukashi để ghi hình cho một chương trình của đài NHK. Đến tháng 9/2003, bà đã thu âm và chính thức phát hành Utsukushii Mukashi tại thị trường Nhật Bản. Tiếp đó, vào tháng 2-2004, Tendo đã thực hiện một bản thu khác với lối hòa âm gần gũi, dễ nghe, dễ hát hơn.
Bất ngờ là cả 2 phiên bản Utsukushii Mukashi qua giọng hát Tendo đều lọt vào Top 10 bài hát hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản. Sự kiện một ca khúc Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng âm nhạc hàng đầu Nhật Bản quả là chuyện lạ chưa từng có.
Ngoài ra, vào tháng 7/2004, trường đại học Kansai Gakuin danh tiếng của Nhật Bản đã quyết định chọn bài hát Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn Văn hóa và Âm nhạc tại trường dưới hình thức một bộ giáo trình kèm DVD viết về ca khúc. Đây là lần đầu tiên một nhạc phẩm châu Á được đưa vào chương trình giáo dục bậc đại học của Nhật Bản.
Danh ca Khánh Ly vẫn tràn đầy nhiệt huyết dù đã bước vào tuổi U70.
Khánh Ly tái ngộ khán giả Việt Nam và hát Diễm xưa trong live show Như cánh vạc bay cùng 4 đồng nghiệp thân thiết như: Elvis Phương, Thái Châu, Lệ Thu và Lê Uyên. Chương trình diễn ra vào ngày 20/11 tại TP Biên Hòa.
Theo Zing
Diva giờ đã đi xa: Hồng Nhung - cô Bống không chịu lớn
Ở thời điểm hiện tại, dường như "cô Bống" khiến công chúng chú ý đến hình ảnh, đời tư nhiều hơn là giọng hát một thời đã được gắn mác diva.
Khôn quá hóa... "dại"
Sở hữu giọng hát khỏe khoắn, truyền cảm hiếm có, từ khi đoạt Huy chương Vàng Hội diễn ca nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (1985) rồi gắn bó với nhạc Trịnh Công Sơn, ca sĩ Hồng Nhung cho đến nay vẫn thu hút một lượng khán giả riêng nhờ tài năng cũng như chiến lược lâu dài, khéo léo trên con đường âm nhạc.
Nhạc sĩ Dương Thụ từng chia sẻ với báo giới, ông "tìm thấy" Hồng Nhung năm cô 16 tuổi. Theo ông, Hồng Nhung có giọng hát trong sáng, mộc và rất đương đại.
"Nếu bạn thích Susan Boyle của Britain's Got Talent ở Anh thì tôi có cảm giác Hồng Nhung có chất giọng rất giống người này. Ở Việt Nam, người có giọng như thế hầu như không có. Nhung là một ca sĩ làm việc rất chuyên nghiệp, nghiêm túc, cẩn thận, tôi không mấy khi phải phàn nàn khi làm việc cùng. Bây giờ Nhung đã trưởng thành. Cô ấy muốn tạo ra một chân dung mới nên lựa chọn tác phẩm có phong cách âm nhạc khác trước. Riêng tôi, tôi vẫn nhớ Nhung ngày xưa, người hát hay nhất những gì tôi viết", nhạc sĩ Dương Thụ nói.
Nhạc sĩ Dương Thụ và ca sĩ Hồng Nhung.
Khác với nhiều ca sĩ cùng thời, các sản phẩm âm nhạc của Hồng Nhung mỗi lần ra mắt khán giả đều được lên kế hoạch kĩ lưỡng. Từ album Cháu vẽ ông mặt trời hướng đến đối tượng khán giả thiếu nhi đến album Thuở Bống là người tương đối kén khán giả hay Một ngày mới lại rất sôi động, trẻ trung... tất cả có mục tiêu nhất định. Trong đó, những sản phẩm như Thuở Bống là người vừa được giới chuyên môn đánh giá cao vừa thành công vang dội về mặt thương mại.
Ngoài chất giọng, Hồng Nhung còn thể hiện sự thông minh ở việc lựa chọn nhà sản xuất âm nhạc. Khác với sự dấn thân có phần bó buộc của Mỹ Linh, Hồng Nhung đã hợp tác với rất nhiều nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn, Dương Thụ, Quốc Trung, Đức Trí, Hoài Sa, Dương Khắc Linh, Thanh Bùi... cô cũng là ca sĩ Việt Nam hiếm hoi được làm việc với ê-kíp sản xuất chuyên nghiệp của thế giới khi được mời thu âm nhạc phim The Quite American năm 2003.
Có chất giọng, có chiến lược nhưng xét một cách khách quan, Hồng Nhung vẫn không phải cái tên tiên phong trong bất cứ trào lưu hay xu hướng âm nhạc nào. Như vậy, liệu "cô Bống" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có xứng đáng được gán mác diva hay không?
Hồng Nhung sở hữu chất giọng truyền cảm hiếm có.
Kể từ giai đoạn sau năm 2004 đến nay, sức lan tỏa của Hồng Nhung dường như đang giảm dần phong độ. Bằng chứng là 2 album Khu vườn yên tĩnh, Như cánh vạc bay đã không còn gây được hiệu ứng mạnh mẽ với khán giả. Ngay cả khi nữ ca sĩ quyết định ghép đôi với Quang Dũng - ca sĩ ăn khách bậc nhất vào năm 2007 - thì dự án Vì ta cần nhau đã không thuyết phục được giới chuyên môn. Đến bản thân Hồng Nhung cũng tự nhận: "Nhung - Dũng đã 'thua' trong dự án này!".
Việc kết hợp với Quang Dũng một thời gian phần nào chứng tỏ việc Hồng Nhung đang nỗ lực làm mới mình để chinh phục khán giả nhưng với hai giọng ca không cùng đẳng cấp thì sự kết hợp này chỉ có tác dụng hâm nóng tên tuổi cô Bống trong thoáng chốc.
Sau năm 2004, nhắc đến thành tựu âm nhạc thì Hồng Nhung chưa có gì đáng kể. Kể cả dự án hát với dàn nhạc giao hưởng mà nữ ca sĩ cũng toàn chọn thể hiện lại những bài hát đã quá quen thuộc với người nghe như: Vẫn hát lời tình yêu, Nhớ về Hà Nội, Hoa sữa, Đóa hoa vô thường, Nothing In This World, ...
Sự cầu toàn về hình ảnh quá hoàn hảo cũng khiến Hồng Nhung lộ ra nhiều yếu điểm. Cụ thể là những lần thất hẹn với khán giả trong việc phát hành album. Điều đó ít nhiều mang đến sự phiền toái khi cô Bống bị xét nét về phong cách làm việc có phần không chuyên nghiệp, việc cân bằng giữa khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ với nhu cầu của công chúng.
Đừng phụ lòng công chúng
Người đời đã ví von, với người mang nghiệp cầm ca, giọng hát như sinh mệnh. Hồng Nhung là cái tên sớm tỏa sáng, có tính đại chúng cao và thật có thể kể ra ca khúc nào Hồng Nhung hát dở nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với sự đều đều nếu không muốn nói là nhạt nhẽo, là "sống mòn".
Nữ ca sĩ cũng thừa nhận, nếu không hát nhạc Trịnh thì có thể cô sẽ mang một phong cách khác so với bây giờ. Và nhiều khán giả đã đặt ra câu hỏi, không có cái bóng quá lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì Hồng Nhung sẽ ra sao? Cô có bị khuất lấp giữa cả "rừng" ca sĩ? Và ngay cả khi gắn bó với nhạc Trịnh Công Sơn, Hồng Nhung cũng chẳng dễ chinh phục người nghe.
Nhạc sĩ Dương Thụ đã thẳng thắn nhận xét: "Hồng Nhung hát nhạc Trịnh Công Sơn không được đâu, mình nghe vậy thôi. Văn hóa nào nó sinh ra kiểu đó. Ví như hát nhạc Phạm Duy thì phải để Thái Thanh hát mới hay được. Bây giờ các cô ấy phải hát quá nhiều thứ... Các cô các cậu ấy biết cả đấy chứ không phải không biết đâu".
Ca sĩ Hồng Nhung hạnh phúc bên chồng.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng từng chỉ ra nhược điểm trong giọng hát của Hồng Nhung: "Giọng của Nhung quá dương tính, trong khi nhạc của Trịnh là âm tính. Nhạc Trịnh thiên về tính nữ, nỉ non, thánh thót, thủ thỉ như lời tâm sự giãi bày của tình yêu và thân phận, còn lối hát của Hồng Nhung lại thiên về sự khỏe khoắn, vang, chắc... Có chăng, Hồng Nhung chỉ hát được đôi ba bài của nhạc Trịnh và hơn các ca sĩ đang mày mò từng bước vào cõi Trịnh mà thôi".
Sẽ không quá lời khi nhiều khán giả khẳng định, sự thành công của "cô Bống" một phần nhờ vào cái bóng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cố nhạc sĩ tài hoa từng ghi nhận nỗ lực làm mới ca khúc của mình từ Hồng Nhung đã đem đến sự lãng mạn mới giúp nhạc Trịnh có chỗ đứng ở thì hiện tại.
Điều đáng tiếc hơn cả là bây giờ, nhắc đến "Bống" Hồng Nhung, những cống hiến âm nhạc đang dần chìm lắng mà thay vào đó là sự ca tụng của truyền thông xung quanh câu chuyện một mỹ nhân trẻ mãi không già, đời tư cuộc hôn nhân viên mãn với chồng Tây, sự gợi cảm về trang phục hay danh xưng mới "nữ hoàng yoga"...
Trong khi đó, ở ta hay ở... Tây, danh xưng diva vẫn luôn hướng đến những cống hiến nghệ thuật, những xu hướng âm nhạc mới mẻ như một sự định hướng cho tương lai. Không biết, "cô Bống" như vậy có đang phụ lòng công chúng hay không?
Theo Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội
Giang Trang chơi hát iang Trang nhập đồng cùng nhạc Trịnh Công Sơn làm "sô" ra đĩa dù cương quyết không nhận mình ca sĩ. Giang Trang ngoài đời mặt xinh vóc dáng đẹp, tóc bông xù ngồi điệu nghệ thả khói thuốc trong quán bar của mình. Nói nói cười cười hoạt bát nhanh nhẹn, cô xăng xái quán xuyến công việc, vẻ thuần thục chẳng...