Hành trình Châu Đốc: Ngỡ ngàng vẻ đẹp miền biên viễn
Thốt nốt, đua bò, núi Sam, rừng tràm Trà sư, tuyệt tình cốc, làng Chăm, v.v.. những “đặc sản” mang tên Châu Đốc, và hơn thế nữa là một nền văn hoá khác biệt hoàn toàn khiến bất kỳ ai cũng phải ngỡ ngàng khi khám phá vùng đất này.
Châu Đốc, nổi tiếng với lễ hội đua bò truyền thống
Thời điểm đẹp nhất để đến Châu Đốc – An Giang đó chính là khoảng tháng 8 đến tháng 11 trong năm. Tôi may mắn được theo chân hành trình Di sản Heritage phototour để tái hiện lại nhiều nét văn hoá đặc trưng và ghi lại những điểm “check in” nổi tiếng, mà nhiều điểm chắc chắn sẽ làm các bạn bất ngờ.
Vẻ đẹp bình dị và thân thuộc của vùng đồng bằng
Đầu tiên phải kể tới làng Chăm – Châu Giang, nơi có thánh đường Mubarak lịch sử hàng trăm năm, đặc trưng văn hoá tín ngưỡng Hồi Giáo. Ở đây vẫn còn lưu giữ được khoảng chục căn nhà sàn nhiều năm tuổi vô cùng quý giá về ý nghĩa lịch sử cũng như có giá trị du lịch.
Thánh đường Mubarak, biểu tượng Hồi Giáo của làng Chăm
Trang phục của phụ nữ làng Chăm là trang phục Hồi Giáo
Hội đua bò Bảy Núi, đua bò chùa Rô diễn ra vào khoảng 19/8 đến 1/9 âm lịch, dịp lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đây là một lễ hội vô cùng hấp dẫn thu hút hàng nghìn người tham dự, nó thể hiện tinh thần đoàn kết – phấn trấn bước vào vụ mới ấm no của những người nông dân.
Cảnh đua bò ở chùa Rô hàng năm
Xung quanh địa phận Tri Tôn, nơi tập trung nhiều cây Thốt Nốt – một giống cây đặc trưng của vùng đất An Giang nói chung và của đồng bào Chăm nói riêng.
Vẻ đẹp của hàng cây Thốt Nốt trong ánh Bình Minh
Để ngắm được hết vẻ đẹp của những hàng cây Thốt Nốt bạn cần phải biết địa điểm chính xác và đặc biệt là chọn thời gian Bình Minh và Hoàng Hôn để lên hết bóng dáng tuyệt vời của những hàng cây.
Thốt Nốt mọc thành từng cụm rất giống với cách phân bổ Cọ ở miền Bắc
Video đang HOT
Tuyệt tình cốc: Một trong những điểm “check in” mới của giới trẻ khi về thăm An Giang, một hồ nước trong xanh nằm trên ngọn đồi bao quanh là đá vô cùng phẳng lặng và mang chút ma mị.
Tuyệt tình cốc An Giang
Miếu bà chúa Xứ – Núi Sam: Điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng, khoảng 2 triệu lượt khách đến đây vào tháng 1 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tháng 10 trở nên tuyệt đẹp với miền đồng bằng xanh ngát cỏ cây
Rừng Tràm Trà Sư: Còn gì tuyệt vời hơn việc chẳng cần suy nghĩ gì, cứ thả mình theo chiếc thuyền gỗ trôi theo dòng nước, đắm chìm dưới bóng râm mát của cây tràm. Trên đầu là lá, dưới thuyền là thảm bèo li ti dập dềnh theo làn nước, thiên nhiên như ôm trọn con người vào lòng, nhẹ nhàng vỗ về với tiếng chim ríu rít trên cao, thứ âm thanh nổi bật trong cái yên tĩnh mà bình yên mà ta khó lòng tìm thấy nơi đô thị bộn bề.
Rừng Tràm Trà Sư mang nét đẹp sông nước miền Tây
Mặt bèo mềm mại xanh mướt ở Trà Sư
Còn rất nhiều điểm đến mà phải thật sự có thời gian chúng ta mới khám phá hết, như: chùa Hang, làng nổi Châu Đốc, kênh Vĩnh Tế, lăng Thoại Ngọc Hầu, đình Châu Phú, chùa Tây An, chợ Nổi, vv.
Làng nổi Châu Đốc
Hay miệt mài trong những khám phá những món ẩm thực đặc trưng: bún cá lóc, bánh bò thốt nốt, mắm Châu Đốc, gỏi sầu đâu, bông điên điển, thốt nốt, tung lò mò, cơm nị, vv.
Một đầu bếp đang chế biến món bánh tráng ở Châu Đốc
Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ “S” đều có những nét riêng, và Châu Đốc – An Giang cũng vậy. Một thứ văn hoá không thể trộn lẫn, khiến du khách cảm giác như đi lạc ra khỏi đất nước Việt Nam.
Các nhà sư Châu Đốc ở trong trang phục văn hoá Khmer
Chùm ảnh hành trình di sản Châu Đốc sẽ thay cho những mỹ từ không lời khi nói về miền biên viễn này:
Một góc thánh địa Mubarak
Em bé Chăm
Cảnh đánh bắt cá trên sông
Chuẩn bị ở lễ hội đua bò chùa Rô
Các nhà sư Khmer cùng người dân cấy lúa chào vụ mới sau lễ đua bò
Đàn ông Khmer thường đi tu trước, sau đó mới hoàn tục lấy vợ, sinh con
Cây Thốt Nốt, đặc sản không thể bỏ qua khi đến Châu Đốc
Huy Thắng
Theo tapchicongthuong.vn
Miếu Bà Chúa Xứ - Điểm du lịch thiêng vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mang trong mình nhiều truyền thuyết tâm linh cùng vẻ đẹp kiến trúc đặc biệt, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã trở thành điểm nhấn du lịch tâm linh nổi tiếng nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vẻ đẹp độc đáo
Nói đến An Giang, vùng đất này không chỉ nổi tiếng bởi cá tra, bởi lúa gạo hay những cửa khẩu giao thương miền biên viễn mà còn là mảnh đất thiêng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, nổi bật nhất là miếu Bà Chúa Xứ thuộc TP. Châu Đốc.
Miếu Bà Chúa Xứ lung linh huyền ảo về đêm
Miếu Bà là di tích nổi tiếng chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng, giá trị về lịch sử, kiến trúc, hội họa, tâm linh, tín ngưỡng đã giúp nơi đây trở thành điểm đến du lịch của cả khu vực Nam bộ.
Tọa lạc dưới chân núi Sam, gọi là miếu nhưng nơi đây có quy mô lớn như các ngôi chùa ở miền Bắc, với kiến trúc mô phỏng dạng chữ "quốc", cùng hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Dù ban đêm và đã sang tháng hai âm lịch, song miếu Bà vẫn đón lượng khách rất đông về hành lễ
Không nhiều gian phòng, ban bệ như các ngôi chùa ở miền Bắc, khu lễ ở miếu Bà chỉ gồm phần chính điện.
Theo Ban quản trị lăng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, phần chính điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, ở hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà.
Ngay trong chính điện, có hai cặp câu đối của người xưa nói về quyền năng của Bà Chúa Xứ: Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị/Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng (cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết/ người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi).
Bên phải tượng Bà là một linga bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn và Hậu hiền khai cơ.
Vào ban đêm, dưới ánh sáng của đèn điện, ngôi miếu hiện lên với vẻ đẹp vô cùng lung linh, huyền ảo và đẹp đẽ.
Bí ẩn những truyền thuyết
"Nếu miền Bắc có Bà Chúa Kho thì miền Nam có Bà Chúa Xứ" - câu nói dân gian đó cũng đủ nói lên sự linh thiêng và nổi tiếng của ngôi miếu này. Theo lời của một hướng dẫn viên, hầu như gia đình nào ở vùng Nam bộ cũng đều muốn một lần về lễ miếu Bà, đặc biệt là thời điểm từ Tết cổ truyền đến hết tháng 4 âm lịch.
Dù có mặt tại miếu Bà vào những ngày cuối tháng hai âm lịch, nhưng chúng tôi có thể thấy rõ không khí đông đúc của những người hành hương về lễ Bà. Sự đông đúc ấy không chỉ ban ngày, mà cả suốt đêm, lượng người đổ về miếu vẫn không hề ngớt.
Theo các tài liệu ghi lại, miếu Bà được xây dựng từ khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, con kênh này dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi tiến hành thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hay bị thú dữ tấn công.
Trước tình hình đó, vợ ông là bà Châu Thị Vĩnh Tế đã nghe lời dân làng đến cúng bái tượng Bà, quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất thuận lợi. Không những thế, bà còn khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Về sau, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn.
Theo truyền thuyết, những năm 1820 - 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng ra sức khiêng tượng Bà xuống núi nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không nhấc lên được. Một tên trong đó tức giận làm gãy cánh tay trái của Bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt. Từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Các cửa hàng bán đặc sản An Giang tấp nập về đêm
Trước đây, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Khi nhìn thấy sự linh ứng, người dân quyết định khiêng tượng Bà về thờ cúng nhưng lạ thay mấy chục thanh niên cường tráng không thể lay chuyển được tượng Bà.
Giữa lúc ấy, có một cô gái "lên đồng" bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng, quả nhiên tượng Bà được khiêng xuống một cách dễ dàng. Nhưng khi khiêng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc đó các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay tại vị trí hiện nay.
Những câu chuyện ly kỳ cứ theo thời gian mà dày dặn, mà thêm hư ảo nhưng niềm tin của người dân Nam bộ về sự linh thiêng của Bà thì hoàn toàn có thật. Bởi thế, cứ mỗi dịp đầu năm, mọi người đều mang tất cả tấm lòng thành kính nhất về với Bà Chúa Xứ, để cầu mong được phù hộ một năm mới bình an, hạnh phúc
Theo congthuong.vn
Mất hàng thốt nốt trái tim, An Giang chẳng thiếu điểm đẹp hút giới trẻ Hàng thốt nốt trái tim là nơi check-in nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt giới trẻ. Ngoài chốn sống ảo đã này, An Giang còn có 4 điểm đến để chụp ảnh đẹp không kém. Rừng tràm Trà Sư: Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, Tịnh Biên, là địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn rất...