Hành trình 21 năm của iPod
iPod ban đầu được tạo ra với mục tiêu khiến mọi người mua máy tính Macintosh nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, thiết bị này đã thay đổi ngành điện tử tiêu dùng và ngành công nghiệp âm nhạc.
Chiếc iPod đầu tiên xuất hiện vào tháng 10/2001. Nó có thiết kế hình chữ nhật với phần khung thép sáng bóng bao quanh, cùng trọng lượng 180 gram. Thiết bị này đi kèm với một chiếc tai nghe có dây màu trắng và có khả năng lưu trữ 1.000 bài hát.
Chiếc iPod đầu tiên có khả năng lưu trữ 1.000 bài hát tại (Ảnh: NyTimes).
Dòng sản phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến vào những năm sau đó. Theo Loup Ventures, kể từ khi được giới thiệu vào năm 2001, Apple đã bán được hơn 450 triệu chiếc iPod. Năm ngoái, công ty cũng đã bán được khoảng 3 triệu thiết bị.
Vào cuối những năm 1990, máy nghe nhạc kỹ thuật số bắt đầu xuất hiện. Các phiên bản đầu tiên có thể lưu trữ được vài chục bài hát, cho phép người dùng sao chép nhạc từ đĩa CD của họ thông qua máy tính và chuyển vào thiết bị nghe nhạc.
Sau khi trở lại Apple vào năm 1997, Steve Jobs đã nhận thấy danh mục này là một cơ hội hấp dẫn. Jobs nhận định rằng việc khai thác tình yêu với âm nhạc của mọi người sẽ giúp công ty thuyết phục họ chuyển sang sử dụng máy tính Macintoshes.
Video đang HOT
“Bạn không cần phải thực hiện bất cứ nghiên cứu thị trường nào. Mọi người đều yêu thích âm nhạc”, Jon Rubinstein, người lãnh đạo bộ phận kỹ thuật của Apple vào thời điểm đó, cho biết.
Thời điểm đó, Rubinstein đã khám phá ra một loại ổ cứng mới do Toshiba sản xuất trong một chuyến đi đến Nhật Bản. Ổ đĩa này có kích thước 1,8 inch, nhưng có khả năng lưu trữ tới 1.000 bài hát. Điều đó giúp cho công ty có thể phát triển một thiết bị nghe nhạc kỹ thuật số với kích thước nhỏ gọn như Sony Walkman, nhưng có khả năng lưu trữ lớn hơn bất cứ thiết bị nào khác trên thị trường.
Sự phát triển của iPod cũng trùng hợp với thời điểm Apple mua lại một công ty phát triển phần mềm nghe nhạc MP3, đây là nền tảng của iTunes. Phần mềm này cho phép người dùng có thể quản lý các thư viện âm nhạc kỹ thuật số và nhanh chóng tạo ra các danh sách nhạc của riêng họ. Những điều trên đã giúp củng cố tầm nhìn của Jobs về cách mà mọi người sẽ mua nhạc trong thời đại kỹ thuật số.
Sau khi trở lại Apple, Steve Jobs đã tập trung phát triển dòng sản phẩm iPod (Ảnh: NyTimes).
“Chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ mua nhạc trên Internet giống như việc họ mua một chiếc đĩa CD hay băng cassette”, Jobs cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2003.
Tuy vậy, với mức giá 399 USD, mẫu iPod thế hệ đầu tiên chỉ bán được dưới 400.000 chiếc. Ba năm sau, công ty đã phát hành iPod Mini với vỏ nhôm, cùng hàng loạt tùy chọn màu sắc như bạc, vàng, hồng, xanh dương và xanh lá cây. Thiết bị này có giá 249 USD và cũng có khả năng lưu trữ 1.000 bài hát. Ngay lập tức, doanh số bán hàng của sản phẩm này đã bùng nổ. Đến cuối năm 2005, công ty đã bán được 22,5 triệu chiếc iPod.
Sau đó, Apple tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng của iPod Mini bằng cách tung ra phiên bản iTunes cho máy tính Windows. Điều này giúp Apple có thể giới thiệu thương hiệu của mình với hàng triệu khách hàng mới. Chẳng bao lâu, iPod đã xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Chưa dừng lại, Jobs vẫn tiếp tục thúc đẩy Apple để làm cho iPod trở nên nhỏ gọn và mạnh mẽ hơn. Rubinstein cho biết công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm phổ biến nhất từ trước đến nay – iPod Mini – để thay thế bằng một phiên bản mỏng hơn với tên gọi Nano, có mức giá khởi điểm từ 200 USD. iPod Nano đã giúp Apple tăng gần gấp đôi doanh số bán hàng, lên 40 triệu thiết bị trong năm tiếp theo.
Các thế hệ iPod liên tục gặt hái được nhiều thành công trong những năm đầu 2000 (Ảnh: Reuters).
Tuy vậy, vai trò quan trọng nhất có iPod có lẽ là chất xúc tác cho việc tạo ra iPhone. iPhone được phát triển dựa trên sự pha trộn giữa phần mềm và dịch vụ, thứ đã tạo nên thành công của iPod. iTunes cho phép khách hàng sao lưu iPhone của họ và đưa nhạc vào thiết bị. Trong khi đó, App Store cho phép mọi người tải xuống và trả tiền cho phần mềm và dịch vụ.
Với sự thành công vượt trội của iPhone, iPod ngày càng trở nên lép vế. Apple cũng không còn đặt trọng tâm phát triển vào dòng thiết bị này như trước đây. Tháng 7/2017, công ty tuyên bố ngừng sản xuất iPod shuffle và iPod nano.
Đến ngày 11/5, Apple cũng đưa ra thông báo ngừng sản xuất đối với dòng sản phẩm iPod Touch. Điều này đồng nghĩa rằng thương hiệu iPod đã chính thức bị “khai tử”. Đây cũng là sự kết thúc của một dòng sản phẩm từng phổ biến nhất trên thế giới.
Nhu cầu điện tử tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại
Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) Mark Liu hôm 30.3 cho biết, nhu cầu điện tử tiêu dùng đang có dấu hiệu chậm lại do bất ổn địa chính trị và các đợt đóng cửa vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Theo ông Liu, xu hướng suy thoái đang nổi lên ở các lĩnh vực như "điện thoại thông minh, máy tính cá nhân (PC) và TV, đặc biệt là ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới". Ông Liu cũng cảnh báo chi phí linh kiện, vật liệu đang tăng mạnh, điều này đẩy chi phí sản xuất của các công ty công nghệ và chip lên cao.
"Áp lực về chi phí cuối cùng có thể được chuyển sang cho người dùng. Mọi người trong ngành đều lo về việc chi phí tăng trên toàn bộ chuỗi cung ứng tổng thể. Ngành bán dẫn đã và đang trực tiếp trải qua sự gia tăng chi phí đó", ông Liu nói, đồng thời nhấn mạnh rằng ngành bán dẫn cũng quan ngại về những bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm nay.
TSMC cho biết nhu cầu về smartphone, máy tính và TV bắt đầu chậm lại
Tuy nhiên, TSMC nhiều khả năng sẽ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng và chi tiêu vốn cho năm 2022. "Bất chấp sự chậm lại ở một số lĩnh vực, chúng tôi vẫn nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ trong ứng dụng ô tô, máy tính hiệu suất cao và kết nối internet của các thiết bị liên quan. Với năng lực hiện tại, chúng tôi vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả khách hàng. Chúng tôi sẽ sắp xếp lại và ưu tiên đơn hàng cho những khu vực có nhu cầu tốt".
Phát biểu của Chủ tịch TSMC được đưa ra vào thời điểm các tổ chức toàn cầu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến cắt giảm dự báo toàn cầu vào tháng 4.2022 do tình hình chiến sự Nga - Ukraine và bất ổn kinh tế vĩ mô ở một số quốc gia. Trước đó, IMF ước tính tăng trưởng toàn cầu là 4,4% trong năm nay. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2022, thấp nhất trong 30 năm. Theo Nikkei đưa tin hôm 28.3, Apple cũng giảm đơn đặt hàng cho iPhone SE mới ra mắt gần đây.
Giống như các nhà sản xuất chip khác, TSMC đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn chưa từng thấy bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2020. TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là thước đo nhu cầu điện tử toàn cầu. Ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan là nền kinh tế bán dẫn lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu, chỉ sau Mỹ.
Doanh số bán dẫn toàn cầu đạt mốc kỷ lục Với việc sản xuất vi xử lý được đẩy mạnh, doanh số bán dẫn toàn cầu lần đầu tiên đạt nửa nghìn tỷ USD. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), trụ sở tại Mỹ, cho biết doanh số bán dẫn toàn cầu năm 2021 đã cán mốc kỷ lục 555,9 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm trước đó, trong bối cảnh...