Hành trình 14 năm chạy trốn của “lão bà” ma tuý
Bị truy nã về tội buôn ma tuý, “lão bà” Nguyễn Thị Hằng (SN 1953, trú tại Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bỏ trốn mất tăm. 14 năm qua, tội phạm truy nã này vừa chạy trốn khắp nơi, vừa làm “thương gia”, cuối cùng đã bất ngờ ra đầu thú…
Nguyễn Thị Hằng sau 14 năm lẩn trốn
Cuộc rượt đuổi 14 năm
Không quá khó để nhận ra khuôn mặt đen đúa đến quắt khô của đối tượng Nguyễn Thị Hằng đang chen giữa sự vây bọc an ủi xung quanh của những người thân tại phòng Truy nã tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn (PC 52), nơi mà đối tượng này đã ra đầu thú sau 14 năm trốn chạy. Nhưng cũng khá bất ngờ, bởi trước mặt các trinh sát và cánh nhà báo là một bộ mặt lạnh lùng đến bình thản của người đàn bà đã biết đích xác điều gì đang chờ đón mình. Cấm người nhà khóc lóc trước mặt, thị lặng lẽ mỉm cười vẫn chào họ trước khi được các trinh sát Đội 3, PC52 (CA TP.Hà Nội) áp tải về Hà Nội.
Nguyễn Thị Hằng vốn được nhắc đến không phải vì mức độ phạm tội, mà thị nổi tiếng là nhờ cuộc trốn chạy lịch sử 14 năm trời của mình, đó cũng chính là khoảng thời gian mà các trinh sát CA TP. Hà Nội phải vật lộn trong cuộc truy đuổi đầy gian nan với đối tượng này. Bởi thế, trên quãng đường dài gần hai trăm cây số từ Hà Nội lên Lạng Sơn, Đại tá Doãn Khánh Tùng, Đội trưởng Đội 3, PC 52 (CA TP. Hà Nội) luôn phải nhắc đến nhân vật này như một ẩn số, chứa đầy thách thức với cơ quan công an.
Theo Đại tá Tùng: Ngày 1/8/1997, CA quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã chính thức ra Quyết định truy nã đối với Nguyễn Thị Hằng về tội mua bán trái phép chất ma túy, tuy nhiên, cũng từ đó Hằng lặn biệt tăm. Bất ngờ, đầu năm 2011, đối tượng Hằng xuất hiện trở lại, phải mất nhiều tháng khoanh vùng xác định, thậm chí cuộc truy lùng còn có sự phối hợp của các trinh sát Bộ Công an bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới xác định cụ thể các hoạt động của đối tượng này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối tượng lại có một sự “xung khắc” đến lạ lùng với lực lượng công an, đơn cử, khi xác định được đối tượng Hằng đang ở Hà Nội, các trinh sát nhanh chóng ập đến thì lại được thông tin, thị vừa đi khỏi và hiện đang có mặt trên Lạng Sơn, lên Lạng Sơn thì thị lại lặn mất dạng. Cứ như vậy, hành trình đuổi bắt đối tượng Hằng kéo dài thêm nhiều tháng trời đầy cam khổ. Đến đầu tháng 7/2011, khi các mũi trinh sát của cả CA TP. Hà Nội và Lạng Sơn được siết chặt chờ đợi hành động, kết hợp với biện pháp động viên gia đình khuyên đối tượng ra đầu thú. Bất ngờ, ngày 8/7/2011, Nguyễn Thị Hằng được gia đình đưa ra CA Lạng Sơn đầu thú để xin hưởng lượng khoan hồng.
Vừa trốn chạy, vừa làm… thương gia
Trong khi các trinh sát tìm Nguyễn Thị Hằng như mò kim đáy bể thì không ngờ, thị vẫn ngược xuôi buôn bán hết nghề này đến nghề khác mà theo Hằng là để nuôi các con. Không biết có phải là quả báo hay không, nhưng trong khi Nguyễn Thị Hằng bị bắt vì tội buôn bán ma tuý thì ngay trong nhà, 2 đứa con trai rứt ruột đẻ ra của thị lại mắc nghiện. “Bao nhiêu năm qua, tôi vừa trốn chạy, vừa vất vả khổ sở buôn bán ngược xuôi khắp trong Nam ngoài Bắc cũng là để nuôi hai thằng nghiện. Không có tôi, chúng chắc đã chết lâu rồi” – Nguyễn Thị Hằng “kể khổ”.
Theo “lão bà” ma tuý kiêm “thương gia” này thì, trong quá trình trốn chạy, khi Sài Gòn, lúc Hà Nội, khi lại Lạng Sơn. Bà ta buôn bán đủ thứ, từ hoa quả, vải vóc… Người thường buôn bán đã khó khăn, đối với một tội phạm truy nã thì quả thật, đây phải là người đàn bà có “thần kinh thép” mới làm được việc đó trong suốt 14 năm trời. Nhưng bà ta không hiểu một điều, rằng có cố gắng bao nhiêu, nhưng với cách suy nghĩ vì con như vậy, Nguyễn Thị Hằng vẫn không thể cứu được con mình. Một trong hai đứa con nghiện ngập của thị hiện đã chết, đứa còn lại vẫn ngập trong ma tuý, sống bằng những đồng tiền mẹ hắn kiếm được trong nỗi khổ nhục của kẻ đang trốn lệnh truy nã.
Cũng theo lời tội nhân này thì, nhờ có sự động viên của công an Lạng Sơn mà cuối cùng, thị đã có đủ quyết tâm để ra đầu thú, chấm dứt 14 năm trời sống trong bóng tối. “Tôi đã quá mệt mỏi với kiểu sống này rồi. Giờ đây, nhà nước xử tội đến đâu thì tôi chịu đến đó thôi’ – Nguyễn Thị Hằng nói. Tuy nhiên, lời cuối mà “lão bà” ma tuý này tâm sự, đó là “tôi bị oan” – một điệp khúc của các phạm nhân.
Theo VNMedia
Vụ án "em chồng hành hung chị dâu" ở huyện Mê Linh, Hà Nội: Không đấm vẫn "hứng" tội?
Chị Nguyễn Thị Hằng "tố" người em chồng (Nguyễn Văn Sơn) đã túm tóc và đấm liên tiếp vào mặt mình.
Có điều lạ, anh Nguyễn Văn Thành (chồng chị Hằng) quả quyết, mình mới là người gây ra thương tích cho vợ. Vì thế, TAND huyện Mê Linh đã không thể tuyên án với bị cáo.
Từ chuyện của vợ chồng...
Cho rằng, Nguyễn Văn Sơn bị buộc tội oan, chị Nguyễn Thị Thủy (vợ của bị cáo Sơn); trú tại xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, Hà Nội đã gửi đơn đến báo PL&XH. Theo chị Thủy, 17g ngày 14-8-2009, anh Sơn cùng các anh em trai Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Thành sang nhà bà Nguyễn Thị Nở, mẹ đẻ chị Nguyễn Thị Hằng - vợ anh Nguyễn Văn Thành nói chuyện để vun vén cho hạnh phúc của vợ chồng chị Hằng.
Nhưng, hai bên lại xảy ra to tiếng nên họ kéo nhau về nhà mẹ đẻ Sơn và anh Thành. 19g30 cùng ngày, khi đang dự buổi chia tay người anh trai, Sơn nhận được điện thoại của con gái (Nguyễn Thị Kim Anh) bảo về ngay vì chị Hằng và chị Nguyễn Thị Thúy (chị gái chị Hằng) đến nhà gây gổ. Hay tin, anh Thành vội vã phóng xe máy về nhà Sơn. Sơn cùng anh Hải, vợ chồng anh Hà cũng về theo. Đến nhà Sơn, anh Thành lao vào túm tóc vợ đánh. Chị Hằng, chị Thúy được mọi người đưa sang nhà chị Tuyết (hàng xóm của Sơn) lánh nạn. Sơn đuổi theo nhưng bị mọi người giữ lại.
Nhưng chị Hằng lại "tố" bị Sơn hành hung chứ không phải bị chồng mình đánh. Các cơ quan tố tụng huyện Mê Linh đã chấp nhận lời khai này, và buộc tội Sơn đã lao vào sân nhà chị Tuyết, dùng tay trái túm tóc, tay phải đấm liên tiếp vào mặt làm chị Hằng tổn hại 32% sức khoẻ (chấn thương mắt trái). Sơn bị truy tố về tội "Cố ý gây thương tích" (khoản 2 Điều 104 BLHS).
Bị cáo Sơn khẳng định, mình không hành hung chị dâu
... đến chuyện em chồng bị "đổ vấy"?
Tại phiên toà sơ thẩm của TAND huyện Mê Linh, anh Thành quả quyết, anh mới là người đánh vợ chứ không phải Sơn. Anh Thành nói: "Chú Sơn không hề vào sân nhà chị Tuyết và không tát Hằng như cáo trạng của VKSND huyện Mê Linh quy kết".
Luật sư Đinh Duy Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội, bào chữa cho bị cáo Sơn) cho hay, lời khai của anh Thành phù hợp với lời khai của các nhân chứng. Anh Nguyễn Khắc Hùng (hàng xóm chị Tuyết) có lời chứng rằng: "Tôi là người ôm Sơn, không cho Sơn xông vào nhà chị Tuyết. Tôi khẳng định, Sơn không vào sân nhà chị Tuyết và tôi không nhìn thấy Sơn đánh ai". Nhân chứng Trịnh Hồng Sơn cho hay, anh ôm được Sơn ở dưới đường nhưng Sơn vùng ra và chạy đến chỗ Hằng thì bị anh Hùng giữ lại nên không thể vào sân nhà chị Tuyết được.
Cơ quan tố tụng dựa vào lời khai của bị hại để buộc tội Sơn, nhưng lời chị Hằng đầy mâu thuẫn. Lúc thì nói Sơn quật ngã chị xuống đất rồi đấm vào mặt. Lúc lại khai, bị anh Sơn túm tóc, dúi đầu xuống và đấm vào mặt. Việc "túm" thì chị Hằng nêu ở ba vị trí khác nhau ( "túm tóc", "túm cổ", "túm gáy").
Trong khi đó, chị Thuý khai rằng, hai tay Sơn túm đầu chị và em gái (là Hằng). Luật sư Hải thắc mắc: "Nếu vậy thì Sơn dùng tay nào để đấm chị Hằng"?. Ông Hải cũng cho rằng, bị hại gian dối. Ban đầu, chị Hằng nói, bị Sơn cầm viên gạch đập vào mắt. Nhưng sau khi biết kết quả giám định vết thương của mình là do vật tày tác động thì lời khai thay đổi thành: "Sơn đấm tôi bằng tay không". Tỷ lệ thương tật của bị hại thì đầy nghi vấn (hỏng hoàn toàn một mắt thì mới gây nên thương tích 32% và bị cáo Sơn nhiều lần đề nghị CQĐT trưng cầu giám định lại thương tích nhưng bị từ chối. Điều đáng nói, bệnh án của bị hại không có trong hồ sơ vụ án (?).
Do không đủ căn cứ buộc tội Nguyễn Văn Sơn, HĐXX sơ thẩm của TAND huyện Mê Linh đã phải ra quyết định trả hồ sơ vụ án để tiền hành điều tra bổ sung làm rõ một số tình tiết. Bị cáo kêu oan có cơ sở, vậy tới đây, các cơ quan tố tụng huyện Mê Linh cần xem xét yêu tố này.
Theo PLXH
Nỗi đau người mẹ và lòng tham vô đáy của đứa con trai Nhìn chiếc xe tù lăn bánh đưa hai kẻ giết người về trại giam, bà già khắc khổ bị liệt một chân khóc nấc lên: "Con hư tại mẹ, từ nhỏ mẹ đã không dạy con biết chữ, biết đạo nghĩa nên mới ra nông nỗi này". Từ tờ mờ sáng, mặc trời nắng chang chang, hàng nghìn người dân tại huyện Nghi...