Hành tinh này có thể từng mang sự sống
Các nhà khoa học đã tạo ra mô hình mô phỏng Kim tinh thuở sơ khai, hé mở việc hành tinh này từng mát mẻ, phù hợp với sự sống.
Một trong những sự thật phũ phàng về Hệ Mặt Trời là dù sở hữu 8 hành tinh tuyệt đẹp, Trái Đất vẫn đang là “ngôi nhà” duy nhất có tồn tại sự sống mà chúng ta biết.
Dựa trên những mô hình mô phỏng khí hậu cổ đại do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard (GISS) của NASA đặt tại New York thực hiện, nghiên cứu mới cho rằng Kim tinh có thể từng phù hợp cho sự sống.
Mô phỏng máy tính bề mặt Kim tinh vào năm 1990. Ảnh: Getty.
Đã từng có nước?
Tuy nhiên, Kim tinh ngày nay có nhiệt độ bề mặt lên tới 462 độ C, bầu khí quyển gần như hoàn toàn là carbon dioxide (CO2), dày hơn 90 lần so với bầu khí quyển Trái Đất.
Trái Đất và Kim tinh từng hình thành từ cùng một đám mây nguyên thủy, có kích thước gần giống nhau, nằm ở gần cùng khoảng cách so với Mặt Trời. Nếu Trái Đất có tồn tại nước thì khả năng Kim tinh cũng đã từng có nước, điều được xác nhận bởi các tàu thăm dò vũ trụ của Mỹ. Nhiều dấu hiệu hóa học của nước cũng được phát hiện trong bầu khí quyển Kim tinh.
Ngoài ra, bề mặt Kim tinh cũng xuất hiện những khối đất cao và các lưu vực đại dương tương đối nông giống địa cầu, đồng nghĩa bề mặt Kim tinh có địa hình phù hợp để chứa nước. Tuy nhiên, hành tinh này cũng có vài vấn đề nhất định.
Video đang HOT
Một bức ảnh bề mặt Kim tinh tổng hợp từ nhiều radar của NASA. Bề mặt hành tinh này đủ nóng để làm tan chảy cả chì. Ảnh: NASA.
Khoảng cách so với Mặt Trời ngắn hơn khiến Kim tinh nhận lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn 40% so với Trái Đất. Ban đầu, đó không phải là vấn đề. Trong lúc khởi sinh Hệ Mặt Trời, ngôi sao trung tâm này bấy giờ mờ hơn 30% so với hiện tại, song độ sáng và nhiệt độ của nó đã tăng lên từng ngày.
Tồi tệ hơn, vòng quay theo trục của Kim tinh cực kỳ chậm. Một ngày trên Kim tinh dài khoảng 117 ngày Trái Đất. Chu kỳ ngày đêm chậm chạp khiến Kim tinh như đang bị nướng trên xiên quay vĩnh cửu. Những đám cháy xảy ra liên tiếp do tiếp xúc cận kề với ánh sáng Mặt Trời trong thời gian quá lâu. Vòng quay Trái Đất nhanh hơn nhiều, khiến không bao giờ có bất kỳ phần nào của hành tinh chúng ta nóng lên quá lâu.
Trong thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng sự quay chậm này xuất phát từ việc bầu khí quyển quá dày, lực hấp dẫn của Mặt Trời kéo theo không khí nặng từ đó tạo ra một kiểu kìm hãm thủy triều. Nhưng nếu đó là lý do Venus quay chậm, cũng có nghĩa hành tinh này đã luôn tồn tại bầu khí quyển dày đặc đó. Nếu vậy, nó luôn quá nóng để tồn tại sự sống. Đây chính là giả thuyết mới hình thành dựa trên những lý luận cũ.
Đã từng có vi khuẩn?
Các nhà khoa học đã tạo ra mô hình mô phỏng Kim tinh sơ khai với bầu khí quyển mỏng hơn giống Trái Đất, quay chậm do các yếu tố khác, bao gồm lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động lên bề mặt địa chất hành tinh chứ không phải lên bầu khí quyển. Điều đó hé mở việc Kim tinh từng mát mẻ hơn, ít nhất là vào thuở sơ khai.
Mô hình mô phỏng đã cho kết quả bề mặt của nó được làm ấm lên, tạo ra mưa bằng quá trình hình thành một lớp mây dày, lớp mây hoạt động giống như chiếc ô che chắn bề mặt hành tinh khỏi phần lớn lượng nhiệt từ Mặt Trời.
Nhưng điều này không kéo dài. Khi Mặt Trời ngày càng sáng và nóng lên, Kim tinh cũng nóng lên. Nước trên bề mặt bốc hơi vào khí quyển, giải phóng hydro và oxy. Khí hydro khi đó bay mất hút ra ngoài không gian.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nếu Kim tinh từng xảy ra quá trình kiến tạo mảng, quá trình này sẽ bắt đầu bị đình trệ, một phần là do thiếu nước để các mảng kiến tạo có thể di chuyển được. Nếu không có kiến tạo, carbon trong khí quyển không thể tuần hoàn được ở dưới lòng đất, hiệu ứng nhà kính ngày càng trầm trọng hơn.
Sự sống luôn là mục tiêu theo đuổi của loài người ở khắp nơi trên vũ trụ. Ảnh: Dailymail.
Theo một số giả thuyết, khi các điều kiện trên Kim tinh ngày càng tồi tệ hơn, sự sống vi sinh vật có thể đã di cư đến hành tinh có bầu khí quyển ổn định hơn, tương tự như cách vi khuẩn bám vào các hạt siêu nhỏ thường được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái Đất.
Tuy nhiên, một vài nhà khoa học suy đoán các vi sinh vật ưa sống trong điều kiện khắc nghiệt ưa nhiệt và pH thấp có thể tồn tại ở những tầng axit bên trên, có nhiệt độ thấp hơn của bầu khí quyển Kim tinh.
Vi khuẩn trôi nổi hầu như rất khó nắm bắt. Tuy nhiên, đối với nhân loại – những người Trái Đất cô đơn khao khát khám phá hết vũ trụ, việc tìm ra một ánh sáng le lói cũng là khởi đầu đầy hứa hẹn.
Theo news.zing.vn
Những hạt chà là có tuổi 2.000 năm đã nảy mầm và vươn thành cây
Theo Science Advances, một nhóm khoa học Israel, Pháp và Thụy Sĩ đã thông báo họ thử nghiệm thành công việc gieo trồng cây chà là từ những hạt giống được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ.
Cây chà là giống cổ đại Methuselah - Ảnh: Wikimedia Commons
Trong số nhiều hạt giống được tìm thấy trong quá trình khai quật các di tích khác nhau trên sa mạc Judean trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1991, các nhà khoa học đã chọn 32 hạt giống được bảo quản tốt từ các địa điểm khảo cổ của Masad, Qumran, Wadi Makukh và Wadi Kelt.
Nhà sinh học Sarah Sallon, tác giả của công trình nghiên cứu, chia sẻ về việc đã dành nhiều giờ ở khoa khảo cổ học để chọn những hạt giống tốt nhất. Nhiều hạt trong số đó có những cái lỗ do côn trùng tạo ra, hoặc chúng vỡ vụn, nhưng một số thực sự còn nguyên vẹn và bà đã chọn hạt tốt nhất.
Những hạt giống này được trồng tại một địa điểm thí điểm ở Kibbutz Ketura, nơi đặt Viện Nghiên cứu môi trường Arava (Arava Institute for Environmental Studies). 6 hạt đã nảy mầm.
Phân tích di truyền cho thấy các hạt giống cổ xưa càng già thì cấu trúc di truyền của chúng càng giống chà là phương Đông.
Đây không phải là trải nghiệm đầu tiên về cây phát triển từ hạt giống cổ đại. Năm 2005, các nhà khoa học đã gieo hạt chà là được tìm thấy vào những năm 1960 trong cuộc khai quật cung điện Herod Đại đế ở Masad.
Phân tích carbon hạt cho thấy đó là khoảng thời gian giữa năm 155 trước Công nguyên và năm 64 năm sau Công nguyên. Cây cọ được trồng có tên Methuselah.
Vào năm 2011, nó đã được đưa từ một cái chậu để trong trên mặt đất, đến năm 2015, nó đã đạt được chiều cao 3m và phấn hoa của nó được sử dụng để thụ phấn cho hoa cái.
Thử nghiệm hiện tại không chỉ bao gồm nhiều loại cây hơn mà còn làm sáng tỏ cách mà những người nông dân cổ đại đã trồng những cây chà là nổi tiếng ở Judea thời kỳ cổ đại.
Ngoài ra, lần đầu tiên các nhà sinh học đã trồng được cây cọ cái. Các nhà sinh học hy vọng rằng cây chà là Hannah sẽ cho một bông hoa trong 2 năm tới. Sau đó, họ sẽ thụ phấn với phấn hoa của Methuselah.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Những dấu chân khổng lồ trong "vùng đất của lửa" Năm 2018, Emese Bordy, PGS về trầm tích tại Đại học Cape Town tình cờ phát hiện ra một bức ảnh "bụi bặm" trong luận án thạc sĩ có từ năm 1964. Hình ảnh cho thấy một dấu chân khủng long cổ xưa được bảo tồn tại một trang trại ở Nam Phi. Nhiều dấu chân hóa thạch Sau khi tìm ra chủ...