Hành tinh đáng sợ nhất hệ Mặt Trời kết liễu sự sống trong vài giây
Vệ tinh IO của sao Mộc được coi là ‘ hỏa ngục’ của hệ Mặt Trời với những dòng nham thạch sôi sục và núi lửa khổng lồ, trong khi axit trên sao Thủy có thể hủy hoại bạn trước cả khi đặt chân được lên bề mặt hành tinh này.
Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim lên tới gần 430 độ C, đủ nóng để khiến chì tan chảy cùng sức ép không khí gấp 90 lần Trái Đất và những cánh đồng nham thạch sôi sục.
Nói không quá, hành tinh này sẽ diệt vong mọi thứ tồn tại trên nó chỉ trong chưa tới 10 giây. Thậm chí, Sulfuric Acid (HSO) trong không khí có thể hủy hoại bạn trước cả khi đặt chân được lên bề mặt hành tinh này.
Nằm cách Mặt Trời 4,5 tỷ km, sao Hải Vương là một khối băng khổng lồ với những dòng nước xoáy tít và những mảnh băng sắc nhọn di chuyển cực nhanh. Thế nhưng nó cũng phải mất tới 165 năm để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời.
Tốc độ gió đạt 1130 km/h và chỉ thế thôi đã đủ để sao Hải Vương khiến bạn bị xé toạc trước khi những mảnh băng làm điều ấy.
Đừng khiến vẻ đẹp với những vành đai mê hoặc của sao Thổ nhìn từ xa đánh lừa bạn. Hành tinh này sẽ là một nấm mồ kinh hoàng nếu bạn đặt chân tới đây bởi tốc độ gió trên sao Thổ là 1.800 km/h.
Sao Hải Vương có tới 13 vệ tinh và 1 trong số đó là Triton, cũng là 1 trong những nơi lạnh giá nhất hệ Mặt Trời, với nhiệt độ chỉ khoảng âm 235 độ C.
Ngoài ra, Triton còn sở hữu một trong 4 núi lửa băng của hệ Mặt Trời phun ra băng và ammonia (NH3). Đặt chân lên vệ tinh này, nếu bạn không bị đông cứng ngay lập tức thì cũng bị những mảnh băng bay trong không khí xé toạc.
Nhắc đến những hành tinh đáng sợ nhất hệ Mặt Trời không thể bỏ qua sao Thủy – nơi không có bầu khí quyển. Điều đó tức là bạn có thể sẽ bị ngạt trên hành tinh này hoặc bị nung chảy bởi nhiệt độ lên tới 430 độ C, thậm chí là đóng băng với nhiệt độ âm 180 độ C ở mặt bên kia của sao Thủy.
Vệ tinh IO của sao Mộc được coi là “hỏa ngục” của hệ Mặt Trời với những dòng nham thạch sôi sục và núi lửa khổng lồ phun ra dòng lửa nóng cao tới hơn 300 mét.
Nằm cách Mặt Trời tới gần 6 tỷ km, nhiệt độ trung bình trên sao Diêm Vương là âm 234 độ C, chỉ ấm hơn 1 độ so với vệ tinh Triton băng giá của sao Hải Vương.
Vệ tinh Titan lớn nhất sao Thổ này cũng là một nơi đáng sợ trong hệ Mặt Trời khi có thể khiến bạn bị đóng băng và nhấn chìm trên những hồ methane cực độc.
Trong khi Europa của sao Mộc như một quả cầu thủy tinh lơ lửng trong không gian khiến những vị khách chưa kịp đặt chân tới đã bị đông cứng lại. NASA cho rằng dưới lớp vỏ băng của vệ tinh này tương tự các đại dương và lõi sắt như Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng có thể có một đại dương khổng lồ bao phủ bề mặt của Enceladus – một trong những vệ tinh của sao Thổ. Tuy nhiên, những mảnh băng sắc nhọn di chuyển với tốc độ cực lớn trên hành tinh này sẽ khiến bạn bị xé toạc ra trước khi kịp khám phá điều gì ẩn dưới lớp băng trên Enceladus.
Bí ẩn về sao khổng lồ đỏ: Sao cổ nhất vũ trụ? | VTC Now
Hệ Mặt trời không chỉ có sự sống
Hệ Mặt trời của chúng ta không chỉ là nơi duy nhất trong vũ trụ từng được biết tới là có sự sống mà đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
Ảnh mô phỏng Hệ Mặt trời.
Sự phân bố các hành tinh
Hệ Mặt trời hiện được xác định có 8 hành tinh chính thức, cùng rất nhiều thiên thể nhỏ hơn chuyển động quanh một tâm chung là Mặt trời. 8 hành tinh của Hệ theo thứ tự tính từ trong ra gồm: Sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Điều thú vị khi các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm của 4 hành tinh gần Mặt trời (trong đó có Trái đất) là những hành tinh nhỏ có bề mặt rắn cấu tạo từ đất đá, trong khi đó 4 hành tinh phía ngoài đều có kích thước rất lớn và cấu tạo chủ yếu bởi khí và băng.
Điều gì đã dẫn tới sự phân bố như vậy? Để giải đáp câu hỏi đó, các nhà khoa học đã lần theo nhiều manh mối để mô tả lại quá trình hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Hệ Mặt trời ra đời từ một tinh vân lớn cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Một vụ nổ supernova, vụ nổ rất lớn vào cuối đời của một sao nặng, đôi khi được dịch không chính xác là "siêu tân tinh" ở khu vực lân cận đã kích hoạt sự xáo trộn của khí và bụi trong tinh vân, khiến chúng bắt đầu co lại.
Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, tinh vân co lại ngày càng nhanh và bắt đầu quay quanh tâm của chính nó. Ở vùng trung tâm đó Mặt trời hình thành, còn các hành tinh thì hình thành nhờ sự co lại của những đám vật chất ở quỹ đạo cách xa trung tâm hơn. Hệ Mặt trời đã ra đời theo cách đó, và đến đây chúng ta cần lưu ý về thành phần các loại vật chất của nó như sau: Kim loại - 0,2%, các đá có chứa khoáng chất - 0,4%, băng hình thành từ nước, methane... - 1,4%, khí nhẹ (hầu hết là hydro và heli) - 98%.
Điều đó có nghĩa là Hệ Mặt trời của chúng ta hầu hết là khí. Toàn bộ lượng vật chất ở dạng rắn và lỏng tạo nên Trái đất cũng như mọi hành tinh, thiên thể khác và một phần ở ngay Mặt trời cũng chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng của cả Hệ. Việc này đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố các hành tinh mà chúng ta đang nói tới.
Kim loại tập trung ở vùng lõi
Trong giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời, vật chất nặng (các nguyên tố kim loại cùng hợp chất của chúng) có xu hướng "chìm" sâu vào gần trung tâm, giống như khi bạn thả một chiếc đinh sắt xuống nước. Việc đó khiến phần lớn kim loại tập trung ở Mặt trời và khu vực lân cận. Đồng thời, những hành tinh hình thành gần chịu lực hấp dẫn của Mặt trời lớn hơn. Lực hấp dẫn lớn không chỉ đóng vai trò lực kéo mà còn khiến các lớp vật chất bị nén chặt hơn, trong khi lớp khí loãng phía ngoài thì bị gió Mặt trời thổi dạt vào không gian.
Kết quả là các hành tinh ở gần Mặt trời chỉ còn các lớp vật chất rắn cùng khí quyển mỏng (riêng sao Thủy thì không có khí quyển). Trong khi đó, các hành tinh ở xa hình thành trong khu vực có lượng khí lớn. Các nhà khoa học cho rằng chúng vẫn có lõi kim loại rắn, nhưng với việc ít chịu tác động từ Mặt trời hơn, chúng dễ dàng lấy thêm vật chất dạng khí và băng trên quỹ đạo của mình, để cuối cùng tạo thành các hành tinh khổng lồ với thành phần chính là khí.
4 hành tinh ngoài cùng của Hệ Mặt trời này được gọi là các hành tinh khí khổng lồ bởi thành phần chính của chúng là các chất khí, riêng sao Thiên Vương và sao Hải Vương còn được gọi riêng là hành tinh băng khổng lồ (một phân nhánh của hành tinh khí khổng lồ) do bề mặt chúng được phủ bởi lớp băng tạo thành chủ yếu từ nước, amoniac và methane.
Mặc dù câu trả lời đã tương đối thỏa đáng, cho tới nay lịch sử hình thành Hệ Mặt trời vẫn còn nhiều điều chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Các nhà khoa học có thể khẳng định rằng Hệ Mặt trời từng có số hành tinh nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn rất nhiều con số ngày nay. Những va chạm lớn kéo dài trong khoảng 1 tỷ năm đầu tiên của Hệ Mặt trời đã khiến nhiều hành tinh biến mất.
Hồi kết nào cho các sao trong vũ trụ?
Các sao trong vũ trụ, trong đó có Mặt trời của chúng ta, đều không sống vĩnh viễn. Những sao có khối lượng trung bình như Mặt trời có cái chết được coi là khá yên ả trong khi các sao nặng có cái chết dữ dội hơn rất nhiều, với sự xuất hiện của những vụ nổ sáng nhất vũ trụ mà chúng ta gọi là supernova. Khi một đám khí và bụi có khối lượng đủ lớn co lại do lực hấp dẫn, khi mật độ đã đủ đậm đặc, ở trung tâm của nó nhiệt độ và áp suất lớn tới mức tách các electron khỏi hạt nhân của hydro (nguyên tố chiếm hầu hết khối lượng của đám khí) khiến chúng đạt trạng thái plasma.
Các hạt nhân hydro va chạm với nhau ở vận tốc rất lớn làm xuất hiện chuỗi phản ứng kết hợp hạt nhân - hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Trong chuỗi phản ứng này, hạt nhân hydro kết hợp thành hydro nặng, và cuối cùng là heli. Năng lượng giải phóng từ chuỗi phản ứng đó đủ lớn để ngăn cản sự co lại tiếp tục của đám khí, đồng thời phát ra bức xạ ở mọi bước sóng - trong đó có ánh sáng nhìn thấy. Đó là cách mà một ngôi sao ra đời.
Khi lượng hydro trong lõi ngôi sao gần cạn, năng lượng sinh ra không còn đủ để ngăn cản sự co lại do lực hấp dẫn nữa. Lõi sao co lại trong khi lớp vỏ ngoài phồng lên trước khi vỡ ra. Ở các sao như Mặt trời, lõi sao co tới khi trở thành một sao lùn trắng. Trong khi đó, các sao nặng không sống lâu như Mặt trời do phản ứng nhiệt hạch xảy ra nhanh hơn nhiều.
Chúng thường chỉ sống vài trăm hoặc thậm chí vài chục triệu năm. Ở cuối của giai đoạn này, năng lượng từ lõi sao được giải phóng đột ngột gây ra một vụ nổ rất lớn gọi là supernova. Vụ nổ này phá vỡ phần ngoài của lõi sao tạo thành một tàn dư trải rộng trong không gian, còn phần lõi trong cùng trở thành sao neutron hoặc lỗ đen tùy theo khối lượng.
Tuy vậy, còn hàng tỉ năm nữa mới đến hồi kết của Hệ Mặt trời. Các nghiên cứu về supernova vẫn đang được tiếp tục.
Sốc: Hệ Mặt Trời còn 'giấu' 2 hành tinh đại dương nhiều nước hơn Trái Đất Hành tinh đại dương giống Trái Đất - loại thiên thể giới thiên văn luôn mong tìm thấy trong cuộc săn sự sống ngoài hành tinh - ở gần chúng ta hơn nhiều so với tưởng tượng trước đây. Nếu như các nhà thiên văn từng vui mừng vì tìm được TRAPPIST-1, một hệ sao cách Trái Đất 39 năm ánh sáng với...