Hành tím tăng giá đột biến lên 40.000 đồng/kg, nhiều hộ trúng lớn
Giá củ hành tím ở Ninh Thuận năm nay đang ở mức 35.000 – 40.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với các năm trước nên nhiều hộ trúng lớn, bà con nông dân vô cùng phấn khởi.
Theo các nông dân chuyên trồng hành tại huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, năng suất hành đạt cao, bà con bán được giá nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn trúng lớn.
Ông Trần Thanh Tùng (thôn Mỹ Phong, xã Thanh Hải, Ninh Hải) phấn khởi cho biết: “Vụ này, gia đình tôi trồng 2 sào hành tím, năng suất đạt 3,5 tấn/sào, với giá bán 35.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 50 triệu đồng”.
Các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) chủ yếu trồng hành tím.
Theo ông Tùng, kể từ đầu năm đến nay gia đình đã trồng được 3 vụ hành và vụ nào cũng trúng giá. Nhẩm tính, cả 3 vụ gia đình ông có lãi 200 triệu đồng. Năm trước, gia đình ông bị mất trắng do ảnh hưởng của thời tiết, giá hành lại rất thấp, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg nên thu nhập không có lãi. Hiện tại, gia đình ông đang tiếp tục làm đất để trồng vụ mới.
Ông Đỗ Mỹ – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hải cho biết, năm trước giá thu mua củ hành tươi chỉ dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, thậm chí một số nơi thương lái không mua nên nông dân mang đi đổ. Kể từ đầu năm đến nay, giá củ hành tươi tăng đột biến giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, các hộ nông dân sau khi thu hoạch đều có lãi. Trung bình năng suất đạt từ 1,5 – 2 tấn/sào, với giá bán trên lãi bình quân khoảng 30 triệu đồng/sào.
Video đang HOT
Nhờ thời tiết thuận lợi, năng suất đạt và giá bán cao nên nhiều hộ nông dân trồng hành ở xã Thanh Hải có lãi cao
Toàn xã Thanh Hải có trên 40ha diện tích hành tím, với khoảng trên 300 hộ chuyên trồng hành và sản xuất từ 2 – 4 vụ/năm. Nhờ chất lượng hành năm nay tốt, thương lái ưa chuộng nên giá nhảy vọt, nông dân trúng đậm.
Giá hành tím dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, sau khi xuất bán bình quân lãi 30 triệu đồng/sào/vụ
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận, thổ nhưỡng khí hậu của Ninh Thuận rất phù hợp để phát triển các loại cây lấy củ. Toàn tỉnh hiện có gần 600ha hành, trồng chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam và TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Trong đó, huyện Ninh Hải là địa phương có diện tích trồng hành lớn nhất tỉnh, với 470ha.
Theo Danviet
Đồng Tháp: Đỉnh lũ vùng nội đồng sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, lũ năm 2019 khu vực đầu nguồn và nội đồng ở mức thấp, thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm. Đỉnh lũ cao nhất nằm tại khu vực nội đồng vùng Đồng Tháp Mười xuất hiện vào giữa tháng 10 với mức báo động cấp I.
Trên cơ sở dự báo mức lũ và tiến độ sản xuất vụ Thu Đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch xả lũ năm 2019.
Theo đó, dự kiến tổng diện tích xả lũ năm 2019 gần 90.200 ha. Thời gian bắt đầu xả lũ từ tháng 8 đến khoảng giữa tháng 10. Thời gian bơm, rút nước xuống giống vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 (tùy theo lịch xuống giống của từng địa phương). Chiều sâu mực nước xả lũ từ 40 cm đến 80 cm.
Xả lũ trên cánh đồng huyện Hồng Ngự. Ảnh tư liệu: Văn Bửu.
Để việc xả lũ phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái, hoa màu của một số hộ dân tự phát trong ô bao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi tổng hợp tình hình xả lũ, kịp thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành, chỉ đạo sản xuất. Theo dõi tình hình các ô đê bao không có kế hoạch xả lũ để khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm hạn chế sâu bệnh đầu vụ.
Chi cục Thủy lợi có trách nhiệm theo dõi, thông báo tình hình khí tượng, thủy văn, mưa, bão, lũ, hạn hán, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đánh giá hiện trạng đê bao, khả năng bảo vệ, khả năng xả lũ, để tham mưu kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác chỉ đạo sản xuất. Theo dõi đầu tư, triển khai thực hiện các công trình tưới tiêu, phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố sớm ban hành Kế hoạch xả lũ của địa phương, đồng thời chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với lũ cao, mưa lớn bảo vệ sản xuất.
Cùng với đó, tiến hành kiểm tra, rà soát các ô bao có kế hoạch xả lũ, xác định thời điểm xả lũ trên địa bàn huyện, chủ động triển khai các giải pháp để tiến hành xả lũ đảm bảo an toàn sản xuất. Đối với những ô đê bao không xuống giống Thu Đông, xả lũ sau khi kết thúc vụ Hè Thu cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để đảm bảo không ảnh hưởng đến các ô đê bao có kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, lũ năm 2019 khu vực đầu nguồn và nội đồng ở mức thấp, thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm.
Riêng khu vực phía Nam ở mức cao hơn trung bình hàng năm khoảng từ 0,1mét đến 0,2 mét. Đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, ở mức thấp hơn năm 2018 và trung bình hàng năm với mức báo động cấp I. Đỉnh lũ cao nhất nằm tại khu vực nội đồng vùng Đồng Tháp Mười xuất hiện vào giữa tháng 10 với mức báo động cấp I.
Mực nước khu vực phía Nam lên mức cao nhất vào tháng 10, 11 với mức báo động cấp III. Như vậy, trong điều kiện đê bao chắc chắn, các huyện, thị xã, thành phố vẫn có thể tiến hành xả lũ có kiểm soát nhằm lấy phù sa, tiêu diệt lúa rài, lúa chét, cắt đứt cầu nối sâu bệnh, hạt cỏ dại lưu tồn trong đất.
Theo Danviet
Gặp luồng cá cơm, cá nục dày đặc, ngư dân lãi hơn 100 triệu/chuyến Kể từ đầu tháng 8 đến nay, các ngư dân tại xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải) và ngư dân hai xã Cà Ná, Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) liên tục bội thu mùa cá. Ghi nhận của PV Dân Việt, tại khu vực cảng cá Cà Ná (huyện Thuận Nam), cứ mỗi buổi sáng, các xe ô tô loại nhỏ...