Hạnh phúc vỡ òa khi 2 mẹ con cùng thoát “cửa tử”
Giây phút gặp nhau đầu tiên của mẹ con sản phụ Thuỷ khi con vừa chào đời
Hơn 1 tuần qua, nhà chị Đồng Thị Thủy ở xã Châu Giang, huyện Duy Tiên ( Hà Nam) tấp nập bà con lối xóm, họ hàng, gia đình đến chia vui, chúc mừng vợ chồng chị đón con thứ 2 chào đời sau ca vượt cạn khó khăn.
Gương mặt chị Thủy tươi rói, 2 má ửng hồng, hạnh phúc ngắm bé gái sơ sinh như thiên thần đang ngủ ngon lành. Chị Thuỷ cho biết: “Sau khi mổ đẻ, tôi cũng không ngờ là sức khoẻ của mình ổn rất nhanh, vết mổ cũng đã khô và lành, chỉ hơn 1 tuần sau mổ mà tôi hồi phục nhanh thế. Trộm vía bé San rất ngoan, bú mẹ no rồi ngủ say”.
Chị Đồng Thị Thủy hạnh phúc ôm bé gái chào đời sau ca sinh nở khó
Nhớ lại ca vượt cạn ngấp nghé “cửa tử” vừa qua, chị Thuỷ kể: “Hôm ấy đang ngủ đến gần sáng, tôi bỗng thấy bị ộc ra nước khá nhiều. Tôi chỉ nghĩ do thai to thì phải dậy đi vệ sinh thôi. Nhưng lúc vào nhà vệ sinh thì thấy nước vẫn chảy liên tục, thoáng nghĩ về đợt đẻ con đầu, tôi nghi ngờ có thể bị vỡ ối nhưng vẫn không dám tin, vì thai mới 35 tuần”.
Thấy vợ có vấn đề, chồng chị Thuỷ cuống cuồng đưa vợ vào Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà (Hà Nội) do gia đình có người quen để thăm khám. Ngay khi vừa vào viện, các bác sỹ khám và thông báo nước ối của chị Thuỷ bị ra nhiều nên đã gần cạn. Các bác sỹ thông báo chị Thủy phải nhập viện ngay để theo dõi thêm, hạn chế đi lại vì có khả năng sản phụ phải đẻ non.
Video đang HOT
Mẹ con chị Thuỷ trong giây phút đầu tiên gặp nhau khi con mới chào đời
“Nghe bác sỹ thông báo thế, vợ chồng tôi nắm chặt tay nhau lo lắng. Bác sỹ cũng phân tích ngay rằng, nếu cứ để con trong bụng cũng rất nguy hiểm, con dễ bị nhiễm trùng khi nước ối đã cạn. Còn mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng huyết. Vợ chồng tôi đều suy sụp tinh thần vì quá lo sợ. Con tôi mới có 35 tuần, giá mà để con được 38 tuần mới mổ thì sẽ đỡ lo hơn. Tôi lo nếu mổ sớm quá, đẻ con non quá, con sinh ra sẽ yếu và sau này khó nuôi” – chị Thuỷ tâm sự.
Thấy vợ chồng chị Thuỷ quá lo lắng, thậm chí chị Thuỷ còn ngồi khóc thút thít, các bác sỹ, y tá đã an ủi, động viên rất nhiều. Nghe tư vấn của bác sỹ sản khoa, tâm lý chị Thuỷ dần cảm thấy yên tâm hơn.
Sáng hôm sau, bác sỹ Lưu Quốc Khải, nguyên Trưởng khoa đẻ A2, hiện là Phó giám đốc, Trưởng khoa Sản – Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, trực tiếp khám lại cho sản phụ Thuỷ, rồi trao đổi kỹ với gia đình chị Thuỷ phương án tốt nhất cho mẹ và bé. Bác sỹ Khải nói: “Tình trạng sản phụ đã cạn ối, không thể giữ em bé trong bụng thêm được như gia đình mong muốn. Nếu để quá lâu, có thể nguy hiểm cho mẹ và bé, nên gia đình phải quyết định ngay. Nếu gia đình chưa yên tâm thì bệnh viện sẽ cho xe chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện phụ sản Trung ương là tốt nhất”. Tuy nhiên, chị Thủy đã quyết định không chuyển viện.
Vợ chồng chị Thuỷ từ lúc lo lắng tột cùng, đến hạnh phúc vỡ òa sau khi ca mổ đẻ cấp cứu thành công
Một lúc sau y tá thông báo, ca mổ của chị Thuỷ sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều. Kíp mổ sẽ có bác sỹ Khải cùng 2 bác sỹ ở bệnh viện phụ sản được mời sang trợ giúp.
Khẽ ôm bé con đang cựa quậy sau giấc ngủ say vào lòng, chị Thuỷ nựng con trìu mến: “Bé Trịnh Ngọc San của mẹ, con được sinh ra trong hoàn cảnh tính mạng nguy hiểm, sinh non nhưng trộm vía con được 3,4 kg. Sinh non mổ mà con gái bé bỏng của tôi vẫn trong tình trạng khoẻ mạnh như thế này là may mắn lắm rồi chị ạ. Cả nhà tôi hàng tuần nay vẫn thấy niềm vui ngập tràn, hạnh phúc như được nhân đôi khi cả 2 mẹ con trở về an toàn từ “cửa tử” – chị Thuỷ không giấu được niềm hạnh phúc khi “mẹ tròn con vuông” trong hoàn cảnh đặc biệt đến vậy.
Sinh con tại nhà: Đánh đùa với sức khỏe và cực kỳ mạo hiểm với tính mạng của em bé
Nếu nói là lên án thì không phải, nhưng cần phê phán những trường hợp sản phụ và gia đình tự ý sinh con tại nhà, đó là ý kiến của THS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản - Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà.
THS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản - Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà (ảnh: trang web bệnh viện)
Đã có quá nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra
Vào tháng 3/2018, dư luận cũng cũng hết sức phẫn nộ trước vụ việc một sản phụ tự sinh tại nhà theo trào lưu "thuận tự nhiên" khiến hai mẹ con tử vong. Sản phụ được xác định là T.V.M. ở phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM.
Hay như trường hợp tự sinh tại nhà của chị T.N.Y.N, Q.11, TPHCM. Lúc 10h40 ngày 9/11/2019, sau khi sinh ra được 10 giờ đồng hồ, bé gái này mới được ba mẹ và bà nội đưa đến cấp cứu trong tình trạng người đã tím tái, ngưng tim, ngưng thở, dây rốn và bánh nhau đều đã bị khô. Khi nhân viên y tế hỏi sao lại để sản phụ sinh em bé tại nhà thì người nhà cho biết vì ngày trước bà nội bé cũng sinh ba bé tại nhà. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 hồi sức tích cực cho bé trong suốt 30 phút nhưng tim bệnh nhi vẫn không đập lại được .
Gần đây nhất vào ngày 29/6/2020, trường hợp của bé Thào Thị T. được sinh tại nhà được sinh tại nhà bị rơi vào con dao được mài sắc để cắt rốn cũng khiến nhiều người không khỏi xót xa. Hậu quả bé Thào Thị T bị rách vùng mặt. Sản phụ sau sinh cũng bị chảy nhiều máu không cầm nên gia đình đưa hai mẹ con đến trạm y tế. Sau đó cả hai được xe cứu thương BVĐK huyện Đồng Văn đến đón ra bệnh viện cấp cứu.
Hình ảnh né Thào Thị T trước và sau ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
"Tôi từng tiếp nhận sản phụ băng huyết vi sinh con trong nhà vệ sinh"
Để hiểu rõ hơn về vấn đề sản phụ và gia đình tự ý sinh đẻ tại nhà, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã liên hệ, trao đổi với THS.BS CKII Lưu Quốc Khải, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng khoa Sản - Nhi tại Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà.
Theo đó, BS Khải cho biết: "Nếu nói là lên án thì không phải, nhưng cần phê phán những trường hợp sản phụ và gia đình tự ý sinh con tại nhà. Còn ở thôn bản, cũng phải thông cảm cho họ, bởi điều kiện đi lại của bà con rất khó khăn, cho nên vì thế mới xuất hiện những người được gọi là bà đỡ. Mỗi thôn bản đều có những bà đỡ có đủ kiến thức và trình độ để đỡ đẻ cho sản phụ tại thôn bản của mình".
"Trong hoàn cảnh không thể đến trung tâm y tế để sinh nở, bà đỡ tại thôn bản cũng cần có kiến thức về sản khoa, nhi khoa và nhiễm khuẩn.", BS Khải chia sẻ.
Nhớ lại những trường hợp đáng tiếc do sinh con tại nhà, BS Khải cho biết: "Những ngày tôi mới vào nghề đã gặp rất nhiều trường hợp sản phụ sinh tại nhà gây biến chứng cho thai nhi. Thậm chí tôi từng tiếp nhận sản phụ bị băng huyết, nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục do sinh con trong nhà vệ sinh.
Thực ra việc sinh con tại nhà chính là đang "đánh đùa" với sức khỏe và cực kỳ mạo hiểm với tính mạng của em bé. Đối với sản phụ, việc tự sinh tại nhà cũng xảy ra quá nhiều nguy cơ về nhiễm khuẩn, tổn thương bộ phận sinh dục, băng huyết thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời".
BS Khải khuyến cáo, trong thời kì mang thai, các bà mẹ cũng cần thường xuyên đến bệnh viện để khám thai định kỳ và chỉ nên sinh con tại bệnh viện hoặc các trạm y tế.
Ba bé trai sinh 3 cùng trứng cực hiếm gặp San phu 21 tuôi mang tam thai tư nhiên, vơ ôi sơm khi thai 34 tuân, đươc cac bac si phâu thuât thanh công. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang cho biết, trong quá trình mang tam thai, sức khỏe sản phụ ổn định. Ngày 1/7 sau khi thăm khám, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai. Ba bé...