Hạnh phúc tuổi xế chiều
Nhiều người vẫn nghĩ rằng người lớn tuổi không còn nhu cầu yêu đương. Đặc biệt, một số ít bạn trẻ còn quy kết việc ba mẹ lớn tuổi vẫn còn ‘ mặn nồng’ là chuyện không bình thường và rất đáng xấu hổ.
Tuổi nào cũng cần được yêu
Tình yêu tuổi xế chiều cũng cần được quan tâm và tôn trọng. Ảnh: minh họa từ internet
Mới đây, chị X. ở huyện Phong Điền, bị chị em trong nhà “sửa lưng” vì đem chuyện tình cảm của ba mẹ ra phê phán. Chẳng là, chị X. có cả thảy 5 anh chị em và đều đã ra riêng, làm việc ở xa nên nhà cửa ở quê vắng hoe, chỉ có ba mẹ chị sớm tối thui thủi bên nhau. Năm nay, chị X. sinh con nên về quê ở cữ và nhờ ba mẹ chăm sóc. Từ khi chị về, ba mẹ mừng ra mặt, lăng xăng chăm sóc con gái và cháu ngoại thiệt kỹ.
Cho tới khi cháu ngoại ra tháng, ông bà mới chịu tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn. Một buổi trưa, chị X. thức giấc sớm hơn thường lệ nên vào phòng chị Hai lấy thêm một số đồ dùng. Đẩy cửa vào, chị X. vô tình thấy ba mẹ đang âu yếm bên nhau. Giật mình, chị nhanh tay đóng cửa phòng và trở về phòng mình nằm, xem như chưa có chuyện gì xảy ra.
Thế nhưng, nhiều ngày sau đó, chị X. luôn cảm thấy khó chịu, không còn giữ thái độ tự nhiên với ba mẹ như trước. Nhân lúc nhà có đám giỗ, mấy chị em tề tựu đông đủ, chị X. kéo riêng các chị em ruột ra một góc, kể lại sự tình. Chị X. cho rằng ba mẹ đã hơn 60 tuổi, lẽ ra đã không còn nghĩ đến chuyện yêu đương.
Hình ảnh của ba mẹ hôm đó làm chị khó nghĩ và bị ám ảnh. Những tưởng sẽ nhận được sự chia sẻ từ các chị em, ai dè chị X. nhận cơn mưa “gạch đá”. Ai cũng cho rằng, chị còn trẻ mà cổ hủ và ích kỷ. Ba mẹ tuy có hơi lớn tuổi, nhưng vẫn có nhu cầu yêu và được yêu.
Video đang HOT
Chuyện của ông Hai H., ở huyện Cờ Đỏ, còn phức tạp hơn nhiều vì ông bị cả 8 người con trách móc. Bà Hai mất ngót nghét 10 năm thì ông quen được một bạn già tâm đầu ý hợp ở cách nhà chưa đầy 10 cây số. Chuyện tình của ông với người phụ nữ luống tuổi, giá chồng được 2 tháng thì cả xóm đều biết.
Các con ông nặng nhẹ: “Cha đã gần 70 tuổi mà còn mê nỗi gì. Cỡ tuổi của cha, đi yêu đương nhăng nhít cho cả xóm cười”. Không chịu được sự giày vò của con cái, ông vô ruộng cất chòi ở riêng. Và mỗi tuần 2 lần đều đặn, ông đạp xe đi thăm bà, bất chấp hàng xóm xì xầm bàn tán, các con không thèm nhìn mặt cha.
Tình yêu tuổi xế chiều của ông Hai coi vậy mà bền, ông bà cứ ngày một ngọt ngào và trẻ trung thêm. Các con ông Hai vẫn không đón cha về nhà cho đến khi ông bị tai nạn giao thông, gãy xương đùi. Biết các con ông Hai không hài lòng nhưng bà vẫn nấu ăn đem đến tận nhà và chăm sóc ông mỗi ngày 2 bận.
Bà kiên nhẫn, bỏ ngoài tai những lời nói mỉa mai của các con ông Hai để chú tâm kề cận chăm sóc ông. Được gần nửa tháng thì cả 8 người con của ông Hai đều có chung nhận xét: “Đúng là con chăm cha không bằng bà chăm ông”.
Còn yêu là còn trẻ
Qua sự cố lần đó, ba mẹ chị X. cũng ngại với con. Từ chỗ ông bà hay cười nói, làm việc gì cũng đi cùng nhau thì giờ một người trong nhà, người còn lại ở ngoài vườn. Biết ba mẹ khó xử vì thái độ của chị X., các chị em của chị càng tranh thủ gần gũi, chuyện trò nhiều hơn để ba mẹ lấy lại niềm vui. Mấy chị em chị X. còn bàn với nhau, sửa lại căn phòng của chị Hai, vốn bỏ trống lâu nay vì chị Hai đã làm việc ở xa, để ba mẹ có không gian riêng.
Lâu nay, cả đàn con vô tâm đã không kịp nhận ra ba mẹ chỉ lo chăm sóc cho con cháu, mà không màng đến tiện nghi của bản thân. Về phần chị X. được góp ý, đã chỉnh sửa thái độ, gần gũi, động viên mẹ để bà không bị mặc cảm, giữ tinh thần vui vẻ, tự tin để sống vui, sống khỏe.
Còn ông Hai được bà Hai chăm sóc và thấy thái độ của các con dần chấp nhận chuyện tình cảm của ông bà, ông càng mau khỏe hơn. Khi chấn thương hồi phục hoàn toàn, ông vẫn đền đặn tuần 2 lần chạy xe lên nhà bà, mang theo lúc thì bó rau, lúc thì miếng bánh do con của ông gửi tặng bà. Vui và hạnh phúc vì được các con hiểu, chia sẻ, nhưng ông Hai và bà Hai từ chối lời đề nghị của các con ông Hai là làm mâm cơm tuyên bố rồi rước bà Hai về sống chung.
Bà Hai nói rằng, bà không nhất thiết phải chung sống mỗi ngày với ông Hai. Bà lớn tuổi, ông cũng vậy, tình cảm mà ông bà dành cho nhau là những câu chuyện hợp ý, vài cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng của đối phương dành cho nhau mỗi tuần 1-2 lần là đủ. Bà còn nói vui, biết đâu, lớn tuổi rồi, yêu xa lại bền hơn về chung một nhà.
Nói về tình yêu tuổi xế chiều của ba mẹ, chị Kim Thảo ở phường Tân An, quận Ninh Kiều, bày tỏ: “Ba mẹ lớn tuổi mà vẫn còn mặn nồng là chuyện tốt, tình yêu chính đáng dù ở tuổi nào cũng cần được tôn trọng và ủng hộ”. Chị Hoàng Kim, ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, còn chu đáo hơn trong việc quan tâm đời sống hôn nhân của ba mẹ.
Chị cho biết: “Ba mẹ tôi cũng tầm 60 tuổi hết rồi. Dù lập gia đình ra riêng nhưng tôi rất gần gũi với mẹ, nhờ vậy mà được nghe mẹ tâm sự. Giờ ông bà lớn tuổi nhưng tình cảm vẫn mặn nồng và diện mạo thì phơi phới. Tôi hạnh phúc vì điều đó. Tôi hy vọng tới khi vợ chồng tôi nhiều tuổi như ba mẹ, cũng được hạnh phúc và trẻ trung như thế”.
Tình yêu làm cho con người hạnh phúc hơn. Và vì vậy, không có lý do gì để phản bác tình yêu của các bậc phụ huynh đã dành gần trọn cuộc đời chăm lo cho hạnh phúc của con cháu được trọn vẹn.
Tâm An
Là đứa trẻ bị bỏ rơi từ khi lọt lòng nên khi nghe người quen nói về tung tích của bố, tôi đi tìm và bật khóc khi đối mặt với ông ấy
Từ lúc mẹ nuôi nói tôi không phải là con ruột của bà, khiến tôi rất buồn và luôn mong chờ có ngày tìm được tung tích của bố mẹ ruột. Vậy mà ngày gặp được bố đẻ tôi lại phải khóc trong đau khổ.
Ngay từ khi mẹ nuôi nói tôi không phải là con ruột của bà, mà chỉ là đứa trẻ bị bỏ rơi từ khi lọt lòng thì tôi luôn có khát khao muốn tìm được bố mẹ ruột.
Trong lần tôi về quê thăm bố mẹ nuôi, một cô bán hàng tạp hóa cùng làng nhìn thấy và gọi vào nói chuyện. Cô ấy bảo từng là bạn thân của bố mẹ đẻ tôi, ngày mẹ tôi mang thai bố tôi ruồng bỏ bà ấy và lên xe hoa với người con gái giàu có.
Sau khi sinh con ra mẹ tôi lo sợ người nhà biết được nên đã mang đứa trẻ để trước nhà một người lạ ở làng cô và đi biệt tích từ ngày đó đến bây giờ chưa một lần trở về. Cô ấy nói là tuần trước, cô có kết nối để tìm lại tung tích bạn cũ, thật may đã biết được nơi bố tôi đang sống và cô đã đưa cho tôi một tờ giấy ghi địa chỉ. Tôi đã ôm chặt lấy cô ấy để tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ.
Biết được nơi ở của bố, tôi hồi hộp mong chờ và lên đường tìm ngay. Để rồi khi đứng trước căn hộ sang trọng mà bố đẻ đang sống tôi vừa vui vừa thấy chạnh lòng.
Bố lạnh lùng kéo tôi ra khỏi nhà và cấm chỉ tôi quay trở lại ngôi nhà đó, ông bảo tôi là đứa con hoang, không ai mong muốn có ở trên đời này. (Ảnh minh họa)
Người giúp việc ra mở cửa, vào phòng ngồi chờ một lúc thì thấy người đàn ông lớn tuổi xuất hiện, vừa nhìn thấy tôi ông ấy đã giật mình, phải mất một lát mới bình tĩnh lại được. Cô bán hàng đã từng nói tôi càng lớn càng giống mẹ, chính vì thế bố nhìn tôi mà nhớ tới người cũ. Ông hỏi tôi là ai và đến đây làm gì, tôi gọi ông là bố và mong muốn được đoàn tụ gia đình.
Bố lạnh lùng kéo tôi ra khỏi nhà và cấm chỉ tôi quay trở lại ngôi nhà đó, ông bảo tôi là đứa con không ai mong muốn có ở trên đời này, đừng bao giờ bén mảng đến phá vỡ hạnh phúc của gia đình ông ấy.
Trước khi cánh cổng khép, bố ném lại cho mấy đồng bạc lẻ như thể tôi là kẻ ăn xin vậy. Gần 20 năm nay, ngày nào tôi cũng khao khát được gặp bố, để ôm chặt cho thỏa nỗi nhớ mong, vậy mà ngày gặp được ông ấy lại bị coi là người lạ là kẻ ăn xin. Không ngờ lòng ông ấy lại hẹp hòi đến thế.
Mọi người ơi tôi phải làm sao để ông ấy đón nhận và coi như người con thật sự đây?
(vananh...@gmail.com)
Rét ngọt Chuyện tình yêu, hôn nhân muôn đời vẫn thế, vẫn còn yêu, còn thương là vẫn cứ phải hờn ghen. Không phải là cái ghen tuông giông bão như những cặp đôi thời trẻ, nhưng cái ghen của những cặp vợ chồng đã cùng nhau đi qua sóng gió tựa như cái rét ngọt mùa đông, nó da diết mặn mòi, vẫn khắc...