Hạnh phúc hay không là do mình ‘gan’ á!
Bây giờ tôi vừa sinh con với anh. Nhìn thiên thần nhỏ giống anh như tạc mà tôi không ngờ ông trời lại ưu đãi mình như thế.
Tôi và anh quen nhau trong đám thôi nôi con một người bạn. Nhìn anh vuốt ve đứa bé mãi không thôi khiến tôi bấm tay cười với bà mẹ trẻ “Cha đó chắc “bê” quá, đàn ông gì mà cứ đu theo ẵm con nít”.
Bạn tôi bảo, anh không có “bê” mà là một cây chọc trời khuấy nước, đến nỗi hơn 40 tuổi đời mà không ai dám ưng nên thấy con nít thèm là vậy. Rồi bạn kể thêm, anh là tài xế xe tải, lương tháng hơn chục triệu nhưng chỉ “Nộp bà già đúng ba triệu. Còn bao nhiêu nhậu nhẹt, bài bạc hết. Cứ buông xe ra là nhậu, nhưng được cái nhiệt tình, nhà bạn nào có việc anh đều xăn tay phụ giúp chẳng nề hà”.
Ảnh minh họa
Nhậu sẽ có tai nạn, va quẹt trầy trụa, gãy răng, gãy tay là chuyện có thật. Bài bạc thua cháy túi, mắc nợ ngập đầu cũng có luôn. Chỉ tội nghiệp mẹ già bảy mươi của anh, khóc không biết bao nhiêu trận vì thằng con “vô đầu vô vị”. Và bà từng tuyên bố, “con nào” mà trị được anh thì dù có sứt tay gãy gọng bà cũng cưới liền!
Rồi anh làm quen tôi, vì nghe bàn về người đàn bà “hai lần qua đò vẫn lật thuyền”.
“Hzaai..nhìn em xinh xắn khỏe mạnh vậy sao hai ông chồng đều bỏ vậy ta? Mình làm quen nhau nhen?”
Thì ra bạn tôi đã kể hết lý lịch của tôi cho anh biết rồi.
Thì quen. Nhưng tôi không nghĩ gì cả, kiểu quen cho có thôi, dù sau mình cũng hai lần đò, chẳng còn gì phải e thẹn hay giữ lời giữ tiếng.
Vậy mà yêu nhau từ bao giờ không hay. Anh sau chuyến xe đi tỉnh nào đó thì mua ít đặc sản của nơi đó về tặng tôi “ăn chơi”. Ăn chơi gì mà vài giỏ, mỗi thứ chục ký? Vậy là trái cây, măng khô, hồ tiêu, cá mắm… anh tặng tôi đều đem ra chợ bán, cạnh sạp hàng bông của tôi.
Thế mà đắt không ngờ. Khách cứ tìm mua nườm nượp khiến hàng về không đủ bán. Tôi bỏ luôn mớ hàng bông, chỉ bán những món anh mang về rồi “gửi tiền xe” lại cho anh. “Trời đất ơi, tiền xe tiền cộ gì cho mắc công. Anh dọn luôn qua nhà em, xe anh là xe em, hàng anh mang về là của em, người anh cũng là của em luôn cho tiện ha?”.
Video đang HOT
Lời tỏ tình “độc đỉnh” nhất trên đời.
Nhưng mẹ tôi bảo “Hai lần rồi con, lần thứ ba ráng tìm người nào đàng hoàng cho được trăm năm. Chứ thằng đó quậy quá, không khéo năm ngày ba bữa lại thôi nhau thì khổ”. Một mặt nói với tôi, mặt còn lại mẹ “cấm cửa” anh khiến anh nổi khùng bằng tin nhắn “Ê bà tám, bà ba mươi, tôi cũng bốn mươi mà bà già canh me như gái mới lớn khó chịu quá bà. Thương tui thì dọn ra nhà trọ ABC tôi vừa mướn nè, hai đứa làm lại cuộc đời nha!”
Ảnh minh họa
Chẳng biết tình yêu thúc giục thế nào mà tôi dám dắt 2 con, đứa 9 tuổi, đứa 5 tuổi ra nhà trọ với anh. Mẹ tôi tuyên bố… từ con. Để danh chánh ngôn thuận, anh về nhà nói mẹ đi cưới tôi, ban đầu bà mừng lắm, nhưng sau khi biết rõ về tôi thì bà từ chối lý do “Đàn ông 40 có ế ẩm gì mà phải lấy con vợ đã qua hai lần đò”.
Quan hệ hai bên cha mẹ đi vào ngõ cụt, chúng tôi bàn nhau, phải tự sống, tự vươn lên cho cha mẹ thấy chúng tôi “đã chọn giá đúng” cho cuộc đời nhau.
Sau một năm, anh vẫn đi lái xe tải, vẫn mang hàng về cho tôi bán. Con tôi đi học và đã gọi anh là “ba”. Anh thay đổi như không còn nhận ra nữa. Ngày nào ăn nhậu, bài bạc, đi sớm về khuya, giờ buông xe ra là về nhà làm bếp, lau dọn nhà cửa. Đưa rước con tôi. Những canh bạc như không còn sức hấp dẫn với anh nữa thì phải.
Nhiều khi tôi hỏi vui “Giang hồ đồn anh “hư” lắm mà sao giờ lạ vậy?”. “Hồi đó không vợ con, tiền làm ra không ai cất thì xài hết luôn đi chứ để đâu? Giờ có người cất không lẩy một đồng, tui lấy gì mà hư hả bà tám?”
Anh cười vang như thể sướng miệng lắm khi gọi tôi là “bà tám” vậy.
Thế rồi sau 1 năm, chúng tôi đã dành dụm đủ tiền mua một xe tải nhỏ. Ngoài giờ đi lái cho người ta thì anh lái xe nhà, chở thuê hàng quanh trong tỉnh, huyện.
Bây giờ mẹ tôi mới nhắn người gọi tôi về rằng, “Về đi, nói với thằng T. là mẹ chấp nhận cho hai đứa làm đám tuyên bố đó”.
Được lời như cởi tấm lòng, anh cũng xin mẹ mình mang lễ lạt qua nhà tôi để làm đám tuyên hôn nho nhỏ. Nhưng mẹ anh phán “Ta không tuyên bố gì hết! Tao… cưới nó luôn, vì nó có tài trị được mày. Từ một thằng đàn ông hư bây giờ đã biết làm người đàng hoàng”.
Ảnh minh họa
Đám cưới diễn ra như mơ, có xe hoa áo cưới khiến tôi tưởng mình như đang bị mộng du. Nhưng tất cả là sự thật.
Căn nhà trọ chúng tôi sống 1 năm qua, mẹ anh cũng mua lại làm quà cưới cho hai đứa. Các con tôi cũng gọi bà bằng “bà nội” khiến mẹ cười suốt ngày vì tự dưng có hai đứa cháu “ngang hông”.Bây giờ tôi vừa sinh con với anh. Nhìn thiên thần nhỏ giống anh như tạc mà tôi không ngờ ông trời lại ưu đãi mình như thế. Nhiều hôm tôi ôm anh khóc ngon lành vì quá hạnh phúc. Anh bảo: “Qua cơm mưa trời lại sáng thôi. Hạnh phúc hay không là do mình gan á! Tui cũng đâu có ngờ mình có một bà vợ, còn khuyến mãi hai, ba đứa con nữa”
Hạnh phúc của chúng tôi giờ nhỏ gọn lắm, sau những giờ vất vả cho cuộc mưu sinh thì anh làm bếp, tôi ru con, hai đứa lớn thì lanh canh dọn chén đũa cho bữa cơm chiều.
Theo Tinmoi24
Phụ nữ nói nhiều, vì sao thế nhỉ?
Bệnh nói nhiều của phụ nữ, nếu các anh lưu ý sẽ thấy nó có căn nguyên khoa học rõ ràng và không vô lý, vô bổ tí nào đâu...
Các ông chồng đừng ngán ngẩm coi chứng nói nhiều của các bà vợ như một căn bệnh kinh niên, càng ngày càng nặng, vô phương cứu chữa! Hãy lưu tâm tìm nguyên nhân, các anh sẽ thấy nó có căn nguyên khoa học rõ ràng và không vô lý, vô bổ... như các anh vẫn tưởng!
- Em có thấy cái kính đen của anh ở đâu không?
- Chịu. Có trời mới biết! À, thứ 7 tuần trước đưa con đi chơi anh còn đeo, khi về anh để ở bàn nước em đã nhắc anh cất vào tủ rồi cơ mà. Anh đã tìm kĩ trong tủ chưa? Hay anh để trên giá sách? Thử tìm trong phòng bọn trẻ xem? Đấy, bạ đâu để đấy, vợ nhắc thì lại bảo nói nhiều. Không có vợ theo sau dọn dẹp thì chỉ có cái gì dính vào người may ra mới còn. À, còn bộ ấm chén anh mang lên phòng đọc uống trà sáng qua đã mang xuống chưa đấy? Để đấy cho mốc meo lên rồi cũng lại đến tay em dọn chứ ai? Người đâu mà bừa bộn, cẩu thả thế không biết...
Một cuộc đối thoại đáng ra chỉ cần kết thúc bằng từ "có" hoặc "không" đã được chị em phát triển thành cả một câu chuyện dài từ "tuần trước," lan đến "sáng qua" từ chuyện cái kính đen quàng sang bộ ấm chén... và có thể kéo dài bất tận nếu có điều kiện. Với nhiều ông chồng, đó là chuyện thường ngày ở huyện, thậm chí nếu hôm nào đó "trở trời," vợ mình chỉ đáp lại câu chuyện của chồng bằng mấy tiếng ừ hữ hoặc ậm ừ không nói thì... rõ ràng là có chuyện. Vậy nhưng có bao giờ các anh chịu bỏ công tìm hiểu đàn bà nói nhiều là do đâu? Và họ nói nhiều thế để làm gì?
Nói - để hâm nóng không khí gia đình
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng ở nơi thoải mái, phụ nữ càng nói nhiều hơn. Điều đó lý giải tại sao khi ở nhà phụ nữ thường lắm lời hơn cả. (Còn đàn ông thường chỉ nói nhiều trong cuộc họp, hội thảo khoa học, mà ở đó phụ nữ có khi chẳng dùng đến một từ).
Thế nên tối nào vợ và chiếc tivi cũng tranh nhau tiếp lời chồng. Không bình luận về nội dung phim, phê phán kiểu áo này váy nọ thì họ cũng vặn vẹo chồng những chuyện ở tận nước nảo nước nào hoặc cảnh cáo những điều chẳng có gì liên quan. Ấy là khi chị em coi sự lắm lời của mình như một giải pháp hâm nóng "không khí gia đình". Đi làm cả ngày, tối về mới gặp nhau, các ông chồng lặng lẽ xem tivi hoặc trầm ngâm đọc báo. Chẳng lẽ vợ cũng im lặng làm bếp, im lặng dọn dẹp và không một tiếng nào đến tận lúc lên giường. Cứ phải nói cho "có chuyện", cho không khí gia đình vui vẻ, từ chuyện đồng nghiệp sắp kết hôn, thằng cu con tuần sau thi giữa kỳ, bà nội dặn cuối tuần về giỗ cụ, v.v và v.v... Họ nói không biết mệt mỏi và cũng chẳng quan tâm chồng mình có lắng nghe hay không nữa, miễn sao nhà có tiếng người. Thế nên đôi nào mà cứ lẳng lặng ăn cơm, lẳng lặng xem ti vi rồi lẳng lặng lên giường thì cầm chắc không "chạy đua vũ trang" thì cũng sắp đưa nhau ra tòa cũng nên!
Nói - để thể hiện cảm xúc
Các nhà khoa học đã khẳng định: phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông là do họ có nhiều xúc cảm hơn đàn ông và hạnh phúc hơn khi nói về cảm giác của họ; còn đàn ông kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Trong não phụ nữ có một đường cao tốc với 8 làn xe chạy để diễn tả tình cảm, trong khi đàn ông chỉ có một con đường mòn nhỏ hẹp dành cho điều đó.
Thế nên có những ông chồng đêm nào cũng phải nghe cùng một câu hỏi: "Anh có còn yêu em không?". Nếu hứng chí mua tặng vợ một món quà thì ôi thôi là các kiểu thán từ được "cái loa của cả nhà" phát ra. Đàn ông chỉ cần vài từ đẹp, thích hợp là đủ để khen một món quà được tặng thì chị em cứ nhất thiết phải bổ sung vào cái vốn từ nghèo nàn ấy rất nhiều mỹ từ nữa khiến người tặng mát lòng nhưng đôi khi cũng "nóng" cả đầu: màu này hợp với da em, kiểu này hợp với dáng em, mẫu này mới có năm nay, hãng này được chuộng lắm đấy, đúng thứ em mơ ước bấy lâu nay...
Nói ... để "giải toả" căng thẳng
Cũng vẫn các nhà khoa học chỉ ra rằng não của đàn ông được chia thành nhiều ngăn riêng biệt để giữ nhiều loại thông tin khác nhau. Khi chịu áp lực, não đàn ông phải bận suy nghĩ logic và vì thế mà họ im lặng. Não phụ nữ thì không "rành mạch" thế. Mỗi khi gặp vấn đề gì thì điều đó cứ luẩn quẩn mãi trong đầu của họ. Cách duy nhất để phụ nữ thoát khỏi những rắc rối đó là nói. Vì vậy càng căng thẳng, họ càng nói nhiều để đẩy cái mớ bòng bong ấy ra khỏi tâm trí. Chị em có thể nói hàng giờ, tỉ mỉ, chi tiết về vấn đề mà cô ấy đang gặp, đã gặp hoặc có thể sẽ gặp... và cũng chỉ có nhu cầu kể lể chứ chẳng cần đến lời khuyên (bởi có khi giải pháp của cô ấy quá chuẩn rồi!). Lúc đó, chỉ cần các ông chồng lắng nghe là chị em đã thấy cảm động và yêu chồng bội phần rồi.
Và nói - để "cải tạo đối phương"
Bà vợ nào cũng cầu toàn, mà các ông chồng thì luôn có cả "núi" tội lỗi khó dung tha: vô tâm, vụng về, ham chơi, hay quên... Bởi thế, nói nhiều cũng là một cách kể tội và...dạy chồng. Lý thuyết chung của các bà vợ là muốn chồng nhớ lâu, hiểu rõ, "cải tật hoàn lương" thì phải nói nhiều, và nói đi nói lại. Thế nên sáng vợ luận tội chồng, trưa nhắc lại lần một, chiều bóng gió xa xôi. Hôm sau và hôm sau nữa vẫn bài học cũ ấy nhưng có khi lại được đưa thành những ví dụ cụ thể. Một tuần sau, một tháng sau tưởng chuyện ấy đã ra khỏi bộ nhớ của vợ nhưng đang lúc vui vẻ, chồng giật mình đánh thót vì cái thói "nhớ lâu, thù dai" từ bà xã.
Tuy nhiên, (điều này thì chưa có khoa học nào nghiên cứu nhưng thực tế thì cho thấy rằng) không gì hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông! Cũng chỉ có một phần rất rất nhỏ các ông chồng đồng cảm với bệnh nói nhiều của vợ. Ngay cả khi anh chồng cảnh báo rằng có rất nhiều vụ ly hôn chỉ vì hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những cuộc tra tấn triền miên bằng ngôn ngữ thì chị em ta vẫn cứ nhất định phải nói. Đơn giản chỉ bởi không nói (nhiều) thì ...không phải là phụ nữ!
Theo Emdep
Hận người vợ bội bạc, bố không muốn mẹ tham dự đám cưới của tôi Bố bảo, tôi không thương bố, mẹ làm cho gia đình điêu đứng như thế nên không có quyền có mặt trong đám cưới tôi. Năm nay, tôi 26 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Từ lúc 10 tuổi, tôi đã phải xa mẹ vì bố mẹ tôi ly hôn. Hồi đó, mẹ bán bánh ở chợ rồi đi theo một người đàn...