Hành phi = Hành tây + Bột + Mỡ bẩn
Đó là “công thức” làm hành phi ở thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Sự nhập nhèm về sản phẩm và cách thức chế biến không an toàn ở đây hầu như không được kiểm soát.
Chúng tôi tới xưởng sản xuất của ông Lê Văn Quân – cơ sở lớn nhất thôn với 25 công nhân và đủ các thiết bị phục vụ cho việc chế biến hành phi. Ngay cửa, một nhóm công nhân đang ngồi cặm cụi bóc vỏ hành tây, bên trong là một dãy các loại máy nghiền hành, xoong, chảo để phục vụ cho việc xào, sấy hành.
Giá nào cũng bán
Ngỏ ý muốn được học hỏi để làm hành phi tại nhà, tôi được bác L- người làm ở đây hướng dẫn: Hành tây xắt nhỏ, sau đó sẽ được vắt sạch nước rồi cho vào trộn với bột khoai tây hoặc bột sắn trước khi cho vào chảo rán. Mỗi tấn hành tây cho ra lò khoảng 250kg hành phi. Nhưng nếu trộn với khoảng 200 – 300kg bột khoai tây hoặc bột sắn thì có thể thu về tới 500kg hành phi thành phẩm.
Sản xuất hành phi tại cơ sở của ông Lê Văn Quân.
Ở Thuận Quang, mặt hàng hành phi thường bị “nhập nhèm” về nguyên liệu. Những người làm nghề khi được hỏi đều chỉ nói chung chung là làm “hành phi”, hiểu là hành ta khô phi thơm cho vào thức ăn, nhưng thực tế lại là hành tây. Ngoài khâu chế biến kém vệ sinh, nhập nhèm nguyên liệu, các hộ kinh doanh đều dùng dầu đã qua sử dụng để phi hành. Chúng tôi quan sát thấy các chảo dầu được tái sử dụng nhiều lần đã chuyển màu đen quánh, bốc mùi hôi nồng nặc. Chị Trần Thị K – người dân Thuận Quang, cho hay: “Những ngày mưa lạnh còn đỡ chứ những hôm nắng nóng cộng thêm mùi cháy khét lẹt của hành, dầu mỡ xào sấy thì rất khó chịu”.
Video đang HOT
Vì nguyên liệu rẻ, dầu mỡ ôi nên giá hành phi ở đây “rẻ bất ngờ”. Hành phi bình thường sẽ có giá từ 65.000- 70.000 đồng/kg (trong khi giá hành khô đã là 40.000-50.000 đồng/kg, phi khô sẽ ra khoảng 300.000 đồng/kg); loại được trộn với bột khoai tây thì giá chỉ còn khoảng 30.000 đồng/kg. Giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến, tỷ lệ pha trộn và loại dầu/mỡ dùng để phi.
Hành phi sau khi đóng gói được đưa đi tiêu thụ ở khắp nơi trên cả nước. “Chúng tôi làm công nhân ở đây từ khi xưởng mới thành lập, có thêm thu nhập trang trải cho gia đình ngoài việc làm ruộng. Hàng làm nhiều lắm, tôi chỉ biết là bán về nông thôn thôi, còn đi đâu thì chịu”- bác L chia sẻ.
Lo ngại ô nhiễm môi trường
Hiện ở thôn Thuận Quang có khoảng 120 hộ gia đình làm hành, trong đó có 30 hộ làm hành phi, nhưng chỉ có 7 hộ đăng ký nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở còn lại chưa tuân thủ đúng quy trình sản xuất, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình trong thôn.
Nhiều người dân ở Thuận Quang cho biết, chưa từng thấy ngành y tế, quản lý thị trường vào kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ở các cơ sở làm hàn
Để sản xuất hành thành phẩm, một lượng lớn phế phẩm nảy sinh: Vỏ hành tây, vỏ khoai, sắn. Hầu hết phế phẩm này được đổ ra đồng ruộng, phần khác đem ra thùng rác đổ cùng rác thải làm bốc mùi nồng nặc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh. Bà Nguyễn Thị Ngoãn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Xá cho biết: “Cũng đã có một số ý kiến phản ảnh về việc gây mất vệ sinh và ảnh hưởng nguồn nước khu vực nhưng các hộ sản xuất hành đều là người trong thôn nên bà con ngại làm ầm ĩ”.
Ông Nguyễn Đức Nhan – một người dân trong thôn, cho hay: “Khi người dân có ý kiến, chính quyền đã yêu cầu các hộ làm hành thực hiện đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đời sống các hộ xung quanh. Nhưng thực tế thì các cơ sở chấp hành được một thời gian, rồi mọi việc lại đâu vào đấy”.
Theo VietNamNet
Cá cơm khô hấp dẫn trong bữa ăn ngày mưa
Cá cơm khô rang chua ngọt là một lựa chọn tinh tế của các bà nội trợ trong những ngày mưa lạnh này. Mùi thơm quyến rũ của hành phi, quyện cùng vị tiêu, cái cay cay của ớt, cái ngọt đậm pha chút mặn của thịt cá khô... sẽ cuốn hút bạn ngay từ miếng nếm đầu tiên.
Khi mua cá cơm khô bạn nên quan tâm màu sắc bên ngoài. Màu sắc của cá phải vàng trong và sờ tay vào không thấy dính ướt. Nếu cá có lỗ chỗ những đốm màu nâu, hay nhỉ nước là cá đã để lâu ngày. Bạn cũng có thể cầm con cá trên tay, ngửi thấy mùi tanh nhẹ chứ không nồng, mắt cá trắng là được.
Ảnh: Internet
Cá khô thường mặn vì trong quá trình phơi sấy, người sản xuất phải tẩm ướp thêm một lượng muối vừa đủ để cá giữ được lâu ngày. Bạn hãy giảm độ mặn trong cá bằng cách ngâm trong nước chanh loãng từ 5 - 10 phút, tùy theo từng loại cá. Nếu muốn làm cá khô mềm hơn, bạn có thể ngâm lâu hơn trong nước.
Cách khác giúp cá bớt mặn là ngâm cá trong nước gạo khoảng 30 phút rồi rửa kỹ lại bằng nước sạch. Khi cá đã nở mềm, rửa lại bằng nước ấm một lần nữa cho sạch, để ráo.
Khi chế biến, hãy phi thơm vàng hành khô đập dập, cho cá đã ngâm vào đảo trên chảo dầu cho vàng đều, để cá khô giữ được hương vị riêng. Cá khô rất nhanh chín, vì thế bạn hãy chú ý ngọn lửa. Khi thấy cá se khô, dậy mùi thơm thì cho nước mắm chua ngọt đã pha trước đó vào.
Đảo đều tay, vặn lửa nhỏ cho cá được ngấm. Khi thấy nước mắm cạn, quyện đều vào cá là được.
Cá cơm khô rang chua ngọt rắc thêm tiêu sẽ rất hấp dẫn với cơm nóng.
Theo Lao Động
Tiệm bánh đa - miến cá trộn ngon giá siêu rẻ Chỉ với 15.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một bát bánh đa hoặc miến trộn đầy "ú ụ" với đầy đủ các loại: cá, giò tai, đậu... Ở địa chỉ 94 Nguyễn Tuân, Hà Nội có một cửa hàng chuyên bán bún, miến, bánh đa cá rất đông khách. Cứ vào thời gian nghỉ trưa của dân công sở là tiệm này...