Hành lễ đầu năm: tiền vào túi ai?
Những đồng tiền này rồi sẽ vào túi ai. Làm giàu cho nhà chùa, hay vì lợi ích quốc dân. Trong khi tích tiểu thành đại, số tiền này không hề nhỏ.
Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu nhét tiền vào tay tượng Phật!
Đua nhau nhét tiền vào tượng Phật ở chùa Bái Đính
Đến hẹn lại lên, mùa xuân là mùa hành lễ. Đi lễ đó là phương thức thỏa mãn tâm linh thường trực nơi mỗi con người sống trên cõi đời trần tục nhiều bất trắc này. Cầu an, cầu sự che chở và bảo trợ của thần thánh, phật pháp, đến với đấng bề trên để được chứng giám, có kiêng có lành, có thờ có thiêng.
Cái tư duy nưả lí nửa tình ngàn đời đó, không có gì phải bàn, điều đáng nói là đến với nơi thờ tự, cái tục đang làm “ô uế” cái thiêng. Hiện tượng chen nhau đặt tiền lẻ lên chùa Bái Đính và nhiều nơi thờ tự khác là một ví dụ. Những đồng tiền này rồi sẽ vào túi ai. Làm giàu cho nhà chùa, hay làm lợi ích quốc dân. Trong khi tích tiểu thành đại, số tiền này là không nhỏ. Nghe đồn rằng, doanh nghiệp cai thầu chùa Bái Đính phải thuê một đội quân gom tiền và đếm tiền!
Quả thực có khác chi chuyện chợ búa! Đành rằng, nhà chùa, rồi nơi thờ tự cũng cần có tiền để duy trì, để tôn tạo nhưng đâu phải bằng những đồng bằng lẻ của du khách. Mà cái này đã có nhà nước, có công đồng Phật giáo lo và sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Đi chùa lễ Phật, nếu muốn công đức, du khách có thể cúng dường, có thể tùy tâm đóng góp vào hòm công đức nhưng hành vi nhét những đồng tiền lẽ lên tay ngải các vị Phật quả thật chẳng đẹp chút nào. Cứ như mình đang hối lộ thần thành mong ngài ban ơn.
Hành lễ hay báng bổ thần thánh?
Với hàng nghìn lễ hội và cơ sở thờ tự như hiện nay, mỗi người dân đi lễ chỉ cần 1000 đồng cộng gộp theo kiểu trung bình trung tối thiểu nhất thì cũng cũng đã là một số tiền không nhỏ. Hình ảnh người ta phải đi hốt đống tiền lẻ trên ngai thờ vì quá đầy gợi cho con người cái cảnh đời hơn là cảnh đạo. Cái trần tục ô trọc hơn là nơi tôn nghiêm thờ đức vô lượng từ bi.
Video đang HOT
Trong nhiều cơ sở thờ tự hiện nay đã nói không với vàng mã, hương nến, vì sự gây ô nhiễm, hỏa hoạn, mất mĩ quan tâm linh và mất công thu dọn. Đó là một chủ trương đẹp và hợp lòng dân, thì gần đây, tiền lẻ lên ngôi. Nhiều nhất thường thấy hiện nay là 10.000 đồng, thấp nhất là 1000 đồng. Người giàu, người nghèo đều có phần đóng góp. Mấy ai đi chùa không có tiền lẻ và không đổi tiền lẻ, dẫu rằng đôi khi theo phong trào, thiên hạ có mình không thì thấy thiếu, mình đến chùa, đền không có tâm!.
Triết lí Phật giáo nguyên thủy dẫu coi trọng sự cúng dường đức Phật nhưng tùy tâm và cũng không đặt ra một cái nghi thức nào để làm khó chúng sinh. Phần nhiều các lễ nghi ngày nay đã có sự hòa trộn nghi thức của các đạo và nghi thức dân gian mà thành. Không ai phủ nhận “lễ”, bởi lễ là nghi thức tạo nên sự thiêng liêng và thành kính. Lễ giúp con người thực hiện một sự giao tiếp với các đấng siêu nhiên và lễ làm con người thấy đàng hoàng hơn trong thực hiện niềm tin của mình. Nhưng nếu đặt lễ lên hàng đầu và cầu kì, tốn kém thì thực sự người đời đang a dua tôn vinh một kiểu phú quý sinh lễ nghĩa, một kiểu trào lưu hơn là thực chất.
Phật dạy, chỉ cần niệm Phật, tu nhân tích đức, làm công quả, sống hành thiện và thương yêu người khác là mỗi chúng ta đều có cơ duyên thực hiện giáo lí nhà Phật và được Phật độ, có cơ duyên thành Phật, được giải thoát, chứ đâu phải đi hết lễ này, chùa kia Phật mới chứng cho và đâu phải không có đôi ba đồng tiền lẻ lên ngai thờ của các ngài thì bị quở trách.
Với nhiều người, chỉ cần đến với đền chùa, khấn niệm bày tỏ lòng mộ Phật, nguyện noi gương từ, bi, hỉ xả của đức Phật để sống tốt hơn, có ích hơn mà không chăm chắm cầu xin danh lợi đời thường, thì đấy là một người “ngộ đạo” vì hơn ai hết, họ đã giác ngộ một logic căn bản của Phật giáo: không phải cầu điều lành thì được điều lành, cũng chẳng phải đi lễ mà tránh được tai ương.
Mọi thứ đã theo nghiệp do con người và kiếp trước tạo mà chuyển hóa thành, có nhân lành tu tập thì sẽ được hoán chuyển xấu thành tốt, chứ logic này không vận hành như đời thường, anh cầu tôi, thì nghĩa là sẽ được tôi phục vụ, hoặc tôi có trách nhiệm phải phục vụ. Cái thực lợi của đời thường không thể đem gán ghép cho tôn giáo như Phật giáo. Phật không độ cho ai làm điều tội lỗi, cũng chẳng giải thoát cho ai được khi tâm hồn còn nặng tham sân si.
Quan sát hành vi đi chùa Lễ Phật, xem ra người Việt mình vẫn còn nặng “tham sân si”. Cái gì cũng muốn, cái gì cầu cũng muốn được là tham. Muốn đến với Phật và làm một người tử tế trước hết phải bỏ bớt sự tham. Làm người chẳng mấy ai không tham nhưng cái dũng khí và bản lĩnh của mỗi người đó là biết dừng biết đủ. Biết dừng biết đủ thì sẽ tránh được sân si, ngộ được đạo hạnh, thấy được hạnh phúc.
Dường như giờ đây, đi lễ Phật ai cũng cầu tài, cầu lộc. Cái bả vinh hoa của nhân sinh thường tình dù có người học cao, hay chức vụ cao cũng chẳng thể bỏ, thậm chí đối với người đã rất giàu vẫn muốn giàu thêm, người đã thành đạt vẫn muốn thành đạt hơn nữa, nghĩa là chẳng có điểm dừng. Mấy ai dám nói tôi đã gột rữa được tham sân si. Có chăng đó là bậc thánh! Nói vậy nhưng trong những gương mặt đời thường quanh ta, ta cũng chứng kiến không ít gương mặt sống theo những triết lí tha nhân, làm lợi cho thiên hạ, quần sinh, xứng là bậc chân tu giưã đời thường. Họ thường không nệ dâng cúng lễ Phật mà việc họ làm rất gần với triết lí của nhà Phật. Không ít người trong số họ, có đạo hạnh của một vị phật sống.
1000 đồng hay 10.000 đồng, dường như với ai cũng vậy, khi đã thực hành tâm linh thi không đắn đo, nghĩ ngợi. Nhưng liệu có hợp lí khi chúng ta bỏ hàng vạn đồng tiền cho cái gọi là công đức mà chính ta chưa rõ, đồng tiền sẽ được sử dụng như thế nào, hợp lí hay không hợp lí, chính đáng hay không chính đáng. Nghĩa là nó sẽ đi về đâu?
Trong khi đất nước còn nghèo, dân tình còn khổ, còn nhiều việc phải làm cho dân và nhân quần xã hội thì nên chăng việc thực hành cái triết lí: “cứu người phúc đẳng hà sa”, “cứu một mạng người hơn xây chín tầng tháp”, để làm việc thiện, để gom góp tiền giúp người hoạn nạn, xây trường học, bệnh viện, thêm nhiều công trình ích quốc lợi dân, giúp an sinh xã hội tốt hơn, môi trường con người nhân văn lành mạnh hơn?
Đầu xuân, xin có mấy dòng suy nghĩ trước hiện tượng báo chí đưa tin và tác giả tận mắt chứng kiến những việc nhét tiền lẻ lên các ban thờ của nhà chùa, mà không chỉ có ở chùa mà còn miếu, đền, am. Nếu ai cho là tác giả đang dạy đời thì xin hãy vào google mà xem, nếu sâu hơn tra sách Phật học của các học giả Phật giáo và kinh kệ nhà Phật để thấy rằng, cúng dường lên đức Phật bằng cách “hành đạo” là cao thượng nhất.
Vậy nên, đưa cái đạo vào đời, sống được như giáo lí được dạy mới là khó, còn đưa cái đời thường trần tục vào đạo thì dễ như không. Mà nếu nặng trần tục như thế, đạo không còn là đạo mà đời ô trọc vẫn là ô trọc thế thôi.
Phật có nghĩa là bậc giác ngộ, giác ngộ tức là hiểu biết đạt tới sự đúng đắn, đến với Phật, hành đạo, hành lễ, cần niềm tin nhưng không phải là niềm tin mù quáng mà ắt đó phải là niềm tin được giác ngộ sâu sắc.
Phạm Giang Hoàng
Theo_VietNamNet
HN: Sẽ kiểm tra việc sử dụng tiền lẻ tại lễ hội
Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra, hướng dẫn hoạt động theo đúng quy định pháp luật về việc sử dụng, lưu thông đồng tiền Việt Nam tại các di tích, lễ hội, tín ngưỡng...
Ngày 25/1, UBND Thành phố ban hành văn bản về việc quản lý và chấn chỉnh việc lưu thông, sử dụng đồng tiền Việt Nam mệnh giá nhỏ trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND Thành phố giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động lễ hội, tín ngưỡng và sử dụng đồng tiền Việt Nam không đúng chức năng, vi phạm pháp luật.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Công an thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ chủ quản; chủ động phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động dịch vụ đổi tiền không đúng quy định pháp luật trên địa bàn Thành phố.
Dịch vụ đổi tiền lẻ trưng bày công khai tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Công an thành phố Hà Nội xây dựng và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tại các di tích, lễ hội, tín ngưỡng trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật về việc sử dụng, lưu thông đồng tiền Việt Nam; bảo đảm an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại các di tích, nơi tổ chức các lễ hội, tín ngưỡng trên địa bàn quản lý.
UBND Thành phố đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội giúp đỡ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội, tổ chức tuyên truyền sâu, rộng... để các tổ chức và nhân dân nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa chủ trương, nâng cao tính tự hào dân tộc khi sử dụng và lưu thông đồng tiền Việt Nam. Đồng thời khắc phục tình trạng sử dụng tiền Việt Nam không hợp lý tại các di tích, lễ hội, tín ngưỡng...
Trước đó, cuối năm 2013, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dịp trước Tết nguyên đán hàng năm, Ngân hàng Nhà nước thường đưa một lượng tiền mới mệnh giá nhỏ vào lưu thông. Tuy nhiên, chỉ một phần lượng tiền này được dùng làm phương tiện thanh toán, số còn lại được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, sau Tết số tiền nay lại quay về ngân hàng, rất khó đưa trở lại lưu thông.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, điều này đã gây lãng phí rất lớn cho xã hội vì chi phí in ra một đồng tiền mệnh giá nhỏ thường cao hơn so với mệnh giá của chính đồng tiền đó.
Mặt khác, tại các khu di tích, đền, chùa, lễ hội, tiền mệnh giá nhỏ được người hành hương đi lễ đền, chùa sử dụng chưa phù hợp, điều này phần nào đã tạo ra hình ảnh phản cảm, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích, làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa trong đời sống tín ngưỡng dân gian và làm xấu đi hình ảnh của đồng tiền Việt Nam.
Nhu cầu tiền mới mệnh giá nhỏ tăng cao cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh loại hình kinh doanh dịch vụ đổi tiền hưởng chênh lệch nhằm trục lợi cá nhân, ảnh hưởng tới việc lưu thông tiền tệ và môi trường cảnh quan các khu di tích, đền, chùa, lễ hội.
Theo Khampha
TPHCM: Khắp nơi "bung" đô giả, tiền lẻ Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có lệnh cấm đổi tiền lẻ vào dịp Tết nhưng ở TP HCM những ngày cuối năm, thị trường này đang tưng bừng hơn bao giờ hết... Mức phí cũng mỗi nơi một phách tuỳ theo nhu cầu. Nhìn mặt "đặt giá"! Tại điểm đổi USD giả (loại dùng để chơi hoặc trưng bày cho đẹp)...