Hành lang phát triển kết nối Trung Quốc – Lào – Thái Lan
Trung Quốc và Lào đã ký kết tuyên bố chung nhằm nâng tầm hợp tác song phương, với trọng tâm là phát triển “ Hành lang Kết nối” đầy tham vọng giữa hai nước và Thái Lan.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tại cuộc gặp ở Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 16/9/2023. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong chuyến thăm chính thức tới Lào từ ngày 11 – 12/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và người đồng cấp Lào Sonexay Siphandone đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác thực chất. Điểm nhấn của tuyên bố chung là cam kết phát triển tuyến đường sắt Trung – Lào chất lượng cao, nỗ lực triển khai cơ chế kiểm soát biên giới “song song” và thúc đẩy kết nối với hệ thống đường sắt Thái Lan, nhằm sớm hiện thực hóa Hành lang Phát triển kết nối 3 nước.
Trong lĩnh vực hàng không, Trung Quốc hoan nghênh các doanh nghiệp Lào sử dụng máy bay thương mại của Trung Quốc, mở ra cơ hội hợp tác mới trong ngành công nghiệp chiến lược này.
Video đang HOT
Về thương mại, Bắc Kinh cam kết áp dụng chính sách thuế suất 0% cho toàn bộ hàng hóa Lào xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt, hai nước sẽ tập trung thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chất lượng cao của Lào sang thị trường hơn 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.
Tuyên bố chung đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược kết nối khu vực của Trung Quốc, đồng thời mở ra triển vọng phát triển mới cho Lào – quốc gia đang nỗ lực trở thành trung tâm giao thương của Đông Nam Á.
Lào tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 25/12 Thủ tướng nước này, ông Sonexay Siphandone đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 4 với chủ đề "Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện đại hóa giữa các nước Mekong - Lan Thương" được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Tham dự Hội nghị có Thủ tướng, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Hội nghị đánh giá cao những kết quả đạt được trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương trong 7 năm qua, đặc biệt là kết quả thực hiện các cam kết trong tuyên bố của lãnh đạo Mekong-Lan Thương trong ba lần vừa qua và kế hoạch thực hiện 5 năm (2018-2022) thông qua kế hoạch chương trình 3 trụ cột và 5 lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác đã được triển khai tại tất cả các nước Mekong. Các dự án có tài trợ từ nguồn vốn đặc biệt Mekong- Lan Thương đều đạt hiệu quả nhanh chóng gồm tất cả các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng năng lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Các nhà lãnh đạo đã cùng định hướng hợp tác trong thời gian tới bằng việc tập trung hợp để tăng cường sự kết nối nền kinh tế và liên kết khu vực, hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực, phát triển bền vững theo định hướng xanh; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch, giao lưu văn hóa và quốc phòng và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Hội nghị đã thông qua 3 văn kiện quan trọng gồm Kế hoạch thực hiện khung hợp tác MLC trong giai đoạn 5 năm (2023-2027); Tuyên bố Nay Pi Taw của hội nghị lãnh đạo MLC lần thứ 4; Tuyên bố về sáng kiến hành lang đổi mới khuôn khổ hợp tác MLC làm định hướng từng bước hình thành trong tương lai.
Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao sự thành công của vai trò đồng Chủ tịch trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương của Trung Quốc và Myanmar trong nhiệm kỳ vừa qua.
Khuôn khổ hợp tác Mekong - Lan Thương được thành lập ngày 23/3/2016 với 6 nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc nhằm tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định, phát triển là nước láng giềng tốt, thực hiện việc hợp tác cụ thể và khuyến khích phát triển bền vững vì lợi ích chung và phản ánh nguyện vọng của tất cả các tất cả nước trong tiểu vùng.
Hội nghị lần này đã chuyển giao vai trò Chủ tịch khung hợp tác Mekong - Lan Thương từ Myanmar cho Thái Lan để đồng chủ trì với Trung Quốc trong thời gian tới.
Các tỉnh miền Đông của Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với bão Pulasan Chính quyền tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc) đã có biện pháp đề phòng bão Pulasan, trận bão thứ 14 trong năm nay ở nước này, dự kiến dẫn tới gió mạnh và mưa lớn trong khu vực. Vào lúc 9h30 ngày 19/9, tỉnh này đã nâng cảnh báo bão khẩn cấp lên mức III. Toàn bộ 72 tuyến đường thủy chở...