Hành khách về từ vùng dịch Ebola uống thuốc hạ sốt ‘né’ máy đo thân nhiệt
Để hành khách C.V.C trở về từ vùng dịch Ebola qua cửa khẩu và lưu trú tại khách sạn sau đó mới phát hiện biểu hiện sốt, nghi nhiễm virus Ebola khiến nhiều người lo ngại.
Hành khách về từ vùng dịch Ebola uống thuốc hạ sốt ‘né’ máy đo thân nhiệt
Tuy nhiên, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng: Sở dĩ hành khách C không được phát hiện tại cửa khẩu khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất là do trước đó hành khách đã uống thuốc hạ sốt. Hành khách C khi nhập cảnh ở Morocco đã được kiểm tra thân nhiệt rất kỹ, không có biểu hiện của sốt. Từ Morocco, sau thời gian trễ chuyến, hành khách C đáp máy bay quá cảnh ở sân bay quốc tế Doha (Qatar) để về Tân Sơn Nhất.
Tại sân bay này, anh C dùng thuốc hạ sốt và khi qua sân bay đã không gặp trở ngại gì. Khi quá cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách C không bị sốt nên máy soi chiếu thân nhiệt từ xa không phát hiện được gì. Đây chính là lý do tại sao khi nhập cảnh vào VN, hành khách không có biểu hiện sốt. Khi hành khách đã dùng thuốc hạ sốt, thì máy đo thân nhiệt không thể phát hiện được, trừ khi hành khách tự khai báo chính xác thông tin.
Cũng theo PGS-TS Phu, những tình huống như trên đã được Bộ Y tế đặt ra. Tuy nhiên, do hành khách uống thuốc hạ sốt thì rất khó phát hiện. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo: Hành khách sau khi nhập cảnh nếu thấy sốt hoặc bất thường về sức khỏe phải chủ động báo cho cơ sở y tế.
Bộ Y tế liên tục yêu cầu các đơn vị, cơ sở y tế, các cửa khẩu thực hiện nghiêm quy trình giám sát tại các cửa khẩu, giám sát chặt chẽ các hành khách đến từ vùng đang có dịch Ebola. Hiện VN được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân nhiễm Ebola trường hợp nghi có ca bệnh.
Từ trường hợp này, Bộ Y tế sẽ tăng cường tập huấn cho các đội đáp ứng nhanh với dịch bệnh Ebola, cũng như cán bộ xét nghiệm của T.Ư và các tỉnh về Ebola.
Vào ngày 6.11, Bộ Y tế sẽ tiến hành tổng diễn tập đối phó với dịch bệnh Ebola tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh do virus Ebola đã có dấu hiệu giảm số ca mắc tại 3 quốc gia Tây Phi. Từ tháng 12.2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận 13.633 trường hợp mắc, trong đó 5.000 trường hợp tử vong. Guinea là quốc gia có số ca mắc Ebola cao nhất với 1.667 trường hợp mắc, trong đó 1.018 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Nguồn Laodong.com.vn
Lời kể của nam thanh niên về từ vùng dịch Ebola
"Ở bên đó muỗi rất nhiều, con muỗi nào cũng to và độc. Chỉ cần nó chích vào người là sẽ bị sốt rét ngay. Người Việt ở bên Guinea không ai không bị sốt rét một lần..."
Đó là lời tâm sự của anh Chu Văn Ch. (SN 1988, quê Quảng Cát, Quảng Xương, Thanh Hóa). Anh Ch. là người mấy ngày trước bị nghi là nhiễm Ebola khi đi từ vùng dịch Guinea về Việt Nam.
Bệnh nhân Chu Văn Ch. nằm điều trị một mình một phòng, một tầng ở tầng 4 khoa Y học nhiệt đới, BV Đà Nẵng
Sáng 3/11, anh Chu Văn Ch. đã tỉnh táo và ngồi dậy nói chuyện với mọi người trong căn phòng được cách ly mấy ngày nay ở tầng 4, khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng). Có lẽ cảm giác vừa thoát khỏi bệnh dịch Ebola đã làm anh Ch. vui vẻ, mặc dù anh phải nằm một mình ở một tầng.
Tâm sự với phóng viên, anh Ch. cho biết: "Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Em điện về báo cả nhà, ai cũng mừng. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam như nhiều người lo sợ...".
Anh Chu Văn Ch. đã tỉnh táo, có thể ngồi dậy trên giường bệnh và thỉnh thoảng cười đùa khi tiếp xúc với PV
Đôi mắt tỉnh táo, khuôn mặt lâu lâu nở nụ cười, chàng thanh niên đang tuổi tràn đầy sức sống này kể: Cách đây khoảng 2 năm, anh qua Guinea làm nghề thợ ảnh và ở với người chú họ tại một thành phố trung tâm.
Theo anh Ch., cuộc sống ở Guinea khác nhiều so với ở Việt Nam. "Ở bên đó muỗi rất nhiều, con muỗi nào cũng to và độc. Chỉ cần nó chích vào người là sẽ bị sốt rét ngay. Người Việt ở bên Guinea không ai không bị sốt rét một lần...", anh Ch., kể.
Trước đại dịch Ebola, chính quyền thành phố nơi anh Ch. sinh sống đã cảnh báo và dùng mọi biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa virus này lây lan. Rất may đất nước này đã ngăn chặn tốt ở biên giới, sân bay...nên Ebola chưa thể xâm nhập vào thành phố nơi anh Ch. sinh sống.
Mặc dù sức khỏe đã tạm ổn, không bị dịch Ebola, nhưng anh Ch. vẫn được các bác sĩ theo giõi đặc biệt.
Thấy tình hình dịch bệnh bên đó ngày càng nhiều, nguy hiểm, anh Ch. quay về lại Việt Nam. Chiều ngày 28/10, Ch. cùng với một bạn nữa đi về tới Marrocco và bị hủy chuyến bay mất 2 ngày. Sau 2 ngày đó thì Ch. cùng bạn bay từ Marrocco qua Qatar rồi từ Qatar về sân bay Tân Sơn Nhất đúng vào 12 giờ trưa ngày 30/10.
"Chúng em đi qua sân bay nào cũng bị kiểm tra y tế, đo thân nhiệt hết. Họ kiểm tra kỹ lắm. Nếu em bị sốt bên đó thì chắc không về tới Việt Nam đâu. Khi đi từ Marrocco qua Qatar em không bị sốt, chỉ khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu em có triệu chứng sốt. Và khi về tới sân bay Đà Nẵng thì cơn sốt mới nặng thêm...", anh Ch. cho biết.
"Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam", anh Ch. tâm sự
Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam, anh Ch. tâm sự. Ảnh Đức Hoàng
"Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam", anh Ch. tâm sự. Ảnh Đức Hoàng
Anh Ch. tâm sự, là con út trong gia đình có 4 anh em, mặc dù ở Guinea anh làm nghề nhiếp ảnh, thu nhập cũng khấm khá. Nhưng bây giờ anh quyết định về ở hẳn Việt Nam vì tình hình dịch bệnh bên Guinea rất phức tạp và một phần rất nhớ nhà.
Hiện anh Chu Văn Ch. đang tiếp tục được theo giõi, điều trị ở khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng
"Khi biết tin qua phương tiện truyền thông, cả nhà ai cũng lo lắng điện cho em, ai cũng muốn vào chăm sóc. Nhưng em tin mình không bị nhiễm Ebola nên nói mọi người cứ yên tâm, không cần vào chăm sóc. Ở đây đã có các bác sĩ tận tình giúp đỡ. Khi nào em khỏe sẽ tự về nhà một mình...", nam thanh niên bị nghi nhiễm Ebola nói.
Theo các bác sĩ khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng), hiện sức khỏe của bệnh nhân Chu Văn Ch. rất tốt, bệnh nhân đã tỉnh táo và khỏe hơn so với trước đó. Hiện vẫn đang được điều trị tích cực theo phác đồ sốt rét và theo giõi thêm một thời gian nữa. Khi nào bệnh nhân khỏe hẳn, qua khỏi 21 ngày rồi sẽ cho xuất viện.
Đồng thời, lệnh cách ly đối với bệnh nhân và nhân viên y tế theo giõi bệnh nhân Ch. đã chính thức được gỡ bỏ. Hiện mọi người có thể tiếp xúc với bệnh nhân Ch. một cách bình thường.
Theo VTC)
Cảng hàng không Đà Nẵng tăng cường giám sát dịch Ebola Cảng Hàng không Đà Nẵng đã ra thông báo khẩn cấp giám sát dịch bệnh Ebola. Giám sát thân nhiệt của hành khách tại sân bay qua máy đo. Ảnh: TTXVN Hoạt động này được tăng cường từ 2 ngày nay nhằm đảm bảo phát hiện những trường hợp bất thường, nhất là sau khi Đà Nẵng phát hiện một bệnh nhân sốt...