Hành khách đi lại giữa Anh và Pháp phải trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt hơn
Hành khách đi tàu tuyến London (Anh) – Paris ( Pháp) trong ngày 1/1, ngày đầu tiên sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), phải trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt hơn trong bối c ảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Hành khách đáp chuyến tàu của Eurostar tại nhà ga quốc tế St Pancras ở London, Anh ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch vụ đường sắt Eurostar, vốn đã giảm số chuyến, nay có thêm nhiều quy định đối với hành khách đi lại giữa London và Paris. Cụ thể, hành khách đi từ Paris bắt buộc phải thực hiện cách ly khi đến London. Ở chiều ngược lại, hành khách từ London cần xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 khi tới Paris.
Bên cạnh đó, những người đến từ London khi xuống ga Gare du Nord ở Paris phải trải qua quy trình kiểm tra hải quan mới, với nhiều hạn chế hơn, quy định về thuế và những loại hàng hóa bị cấm. Cụ thể, thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ bị cấm đưa vào Pháp, trong khi hoa và rau củ quả sẽ bị kiểm dịch. Tuy nhiên, một tin vui đó là những hành khách người Anh không cư trú tại Pháp từ nay có thể mua hàng miễn thuế khi rời Paris.
Video đang HOT
Ông Jean-Roald L’Hermitte, người đứng đầu cơ quan hải quan của vùng thủ đô Paris, cho biết Pháp đã triển khai bổ sung 700 nhân viên hải quan để thực hiện các thay đổi, trong đó có việc giải thích cho hành khách về các quy định mới.
Từ ngày 1/1, quan hệ giữa Anh và EU đã chính thức sang trang mới. Thỏa thuận đạt được vào phút chót hồi tuần trước giữa hai bên có nhiều quy định mới sẽ được áp dụng theo lộ trình, tùy theo từng lĩnh vực, nhất là về thương mại, nghề cá, cơ chế giải quyết tranh chấp và hợp tác năng lượng.
Ngoài ra, một lĩnh vực khác cũng sẽ tác động đến người dân Anh và EU là những quy định mới về việc đi lại giữa hai bên. Cụ thể, từ đầu tháng 10/2021, người dân hai bên sẽ sử dụng hộ chiếu khi nhập cảnh thay vì sử dụng căn cước công dân như trước đây. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải xếp hàng làm thủ tục hải quan mỗi khi xuất nhập cảnh, thay vì được ưu tiên đi qua cửa riêng như trước.
Giới phân tích nhận định năm 2021 sẽ là một năm đầy thử thách đối với EU khi cả khu vực sẽ vừa phải nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19, tái thiết kinh tế sau đại dịch, vừa phải lấp đầy những khoảng trống do Brexit tạo ra.
Iran thông báo tăng mức làm giàu uranium
Iran đã thông báo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch tăng làm giàu uranium, một nhiên liệu có thể dùng chế tạo vũ khí hạt nhân, lên mức tinh khiết 20%, vi phạm thỏa thuận đã ký năm 2015 với các cường quốc.
BBC trích dẫn tuyên bố của IAEA cho hay, Iran đã báo cho cơ quan này biết nơi sẽ thực hiện kế hoạch trên là nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow, cơ sở nằm sâu trong một quả núi ở nước này. Tuy nhiên, bức thư Iran gửi IAEA không đề cập thời điểm bắt đầu xúc tiến hoạt động làm giàu uranium đến độ tinh khiết mới.
Lãnh đạo Iran đi thăm một cơ sở hạt nhân của nước này. Ảnh: EPA
Theo các chuyên gia, để chế tạo được bom nguyên tử, uranium làm giàu cần đạt độ tinh khiết tới 90%, đồng nghĩa mức làm giàu của Iran vẫn còn quá thấp so với ngưỡng đó. Tuy nhiên, thỏa thuận đã ký với các cường quốc năm 2015 ấn định Tehran phải làm giàu nhiên liệu này dưới 4%.
Báo cáo của IAEA hồi tháng 11 năm ngoái xác nhận, Iran đang làm giàu uranium ở mức cao hơn mức cam kết 3,67% theo thỏa thuận, nhưng không vượt quá 4,5% và vẫn tuân thủ cơ chế kiểm soát rất nghiêm ngặt của cơ quan giám sát thuộc Liên Hợp Quốc.
Iran bắt đầu vi phạm cam kết sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 5/2018 đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc gia Hồi giáo. Song, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc vẫn hy vọng có thể cứu vãn thỏa thuận.
Một số nhà quan sát nhận định, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh hồi tháng 11/2020 có thể góp phần dẫn đến quyết định mới của Tehran.
Các quan chức Iran từng tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của ông Fakhrizadeh. Cuối năm ngoái, quốc hội nước này cũng thông qua một dự luật gây tranh cãi kêu gọi sản xuất và dự trữ "ít nhất 120kg uranium đã được làm giàu 20% mỗi năm" và "chấm dứt" hoạt động thanh tra của IAEA.
Trung Quốc phát hiện nCoV 'siêu lây nhiễm' Giới chức Trung Quốc xác nhận ca nhiễm biến chủng B.1.1.7 đầu tiên tại nước này là một cô gái 23 tuổi trở về từ Anh hồi giữa tháng 12. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hôm qua thông báo lần đầu ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV siêu lây nhiễm được phát hiện tại Anh, là một phụ nữ...