Hành động quốc gia về rác thải nhựa đại dương
Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành?Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như các cam kết quốc tế và trong khu vực của Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường .
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (gọi tắt là Kế hoạch hành động quốc gia). Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh: “Đây là một trong những bước đi đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam cùng với khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Bãi biển thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đầy rác thải nhựa. Ảnh: Hải Luận
Thế giới cùng hành động
Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, có 6 quốc gia thuộc khu vực các biển Đông Á nằm trong số 10 quốc gia đứng đầu thế giới về lượng chất thải nhựa không được quản lý. Việt Nam đứng hàng thứ tư trong 20 nước đứng đầu thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, trung bình khoảng 0,5 triệu tấn/năm. Tính đến thời điểm hiện tại, các nước khu vực biển Đông Á, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Chưa có một khuôn khổ chung hay một cơ chế, kế hoạch cụ thể cho những hoạt động, hành động giảm nhẹ rác thải nhựa ra biển và đại dương. Trong bối cảnh rác thải nhựa ở biển là vấn đề toàn cầu, với trách nhiệm của quốc gia thành viên thuộc khu vực.
Video đang HOT
Mới đây, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hai cuộc hội thảo quốc tế lớn về rác thải nhựa ở đại dương đã được tổ chức. Thế mới thấy tính cấp thiết cần có một chương trình hành động quốc tế, quốc gia về vấn đề này. “Hoa Kỳ đang hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ, ngành công nghiệp, chuyên gia học thuật và các nước đối tác để tăng cường hợp tác về các giải pháp toàn cầu, khu vực và địa phương để giảm rác thải nhựa trên đại dương. Thách thức đặc biệt gay gắt ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi bao gồm hơn một nửa bề mặt trái đất và hơn một nửa gia đình loài người. Các nguồn chất thải nhựa lớn nhất đều có ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng chúng tôi cũng thấy các cơ hội để cải thiện năng lực kỹ thuật và giải quyết các lỗ hổng tài chính cho cơ sở hạ tầng quản lý chất thải quan trọng” – bà Caryn McClelland, Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nêu vấn đề tại hội thảo.
Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chia sẻ thông tin: “Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thông qua những cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như các hoạt động thiết thực trong quản lý, giảm rác thải nhựa. Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tổ chức tại Canada vào ngày 9-6-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh sáng kiến của Canada về ngăn ngừa xả rác thải nhựa ra đại dương, khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Canada và quốc tế triển khai sáng kiến này. Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đã đưa ra sáng kiến với các nước G7 thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa để hướng tới mục tiêu các đại dương xanh và sạch, không còn rác thải nhựa”.
Truy tìm “quốc tịch” của rác
Theo nhiều kết quả nghiên cứu quốc tế cho thấy, chỉ riêng trong năm 2010, ước tính khoảng từ 4,8 đến 12,7 triệu tấn, trung bình là trên 8 triệu tấn rác thải nhựa đã được thải ra đại dương, khoảng 79 nghìn tấn rác nhựa đang trôi nổi trên một diện tích gần 1,6 triệu ki lô mét vuông tại vùng biển Thái Bình Dương. 80% lượng rác thải nhựa được ước tính là có nguồn gốc từ lục địa và 20% còn lại là do các hoạt động trên biển. Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế sôi động bậc nhất thế giới, rác thải nhựa từ hàng vạn lượt chuyến tàu vận tải và tàu đánh cá của các nước sẽ thải ra lượng lớn rác thải.
Ngư dân dùng bao ni lông đựng đá lạnh, lượng thực, thực phẩm… đổ ra đại dương. Ảnh: Hải Luận
Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo nêu vấn đề: “Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia là những quốc gia đứng đầu về rác thải nhựa thải trôi ra đại dương. Tuy nhiên, đi truy tìm “quốc tịch” của rác thải ở đại dương cũng rất khó. Thế giới hội nhập sâu rộng, sản phẩm của các quốc gia được lưu thông với nhau với số lượng lớn, không thể nhìn chữ in trên nhãn mác sản phẩm mà quả quyết của Việt Nam hay Trung Quốc, hoặc Philippines”. Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: “Mùa gió Bấc, gió Nồm, thổi từ ngoài Biển Đông vào đất liền nước ta mang theo một lượng lớn rác thải, hất lên dọc bờ biển ở các tỉnh. Số lượng rác này đi theo dòng hải lưu từ các nước châu Á – Thái Bình Dương. Mấy nhà khoa học thế giới thấy bờ biển ta có nhiều rác quá, thế là “quy” cho Việt Nam thải nhiều rác thải nhựa ra đại dương” như vậy là chưa hợp lý.
Ước tính, mỗi năm, có 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương trên toàn cầu. Trên 50% tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương là từ các nước nằm trong khu vực biển Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đến nay, ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đã trở thành một vấn đề môi trường quan trọng được quan tâm bởi Chính phủ các nước, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và người dân trên toàn thế giới.
Tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, các đại biểu đã phân tích quá trình biến đổi rác thải nhựa ở biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, sóng biển… Đặc biệt, vì tính chất liên thông của biển, dưới tác động của dòng chảy biển, các xoáy nước ở biển, rác thải nhựa sẽ trôi nổi, lan truyền, phát tán mạnh trong môi trường biển. Do đó, để giảm thiểu rác thải nhựa ở một khu vực biển hay đại dương, cần có sự nỗ lực tham gia của các quốc gia liên quan.
Bà Caryn McClelland gợi mở vấn đề: “Các chuyên gia ước tính, 80% các mảnh vụn biển là chất thải được xử lý sai cách, xâm nhập vào đại dương từ các nguồn trên đất liền. Một phần còn lại là ô nhiễm chất thải từ tàu và các ngư cụ bị bỏ rơi, bị mất hoặc bị loại bỏ. Chất thải nhựa đặc biệt thách thức. Một khi chất thải nhựa rơi vào nước, nó chảy theo dòng chảy đến những vùng biển xa nhất: Từ các đảo xa Thái Bình Dương, đến băng Bắc cực và các rãnh sâu nhất trong đại dương. Ô nhiễm nhựa đại dương đe dọa các bãi biển của chúng ta, nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta và đa dạng sinh học đại dương. Nó đòi hỏi một bộ giải pháp rộng và toàn diện”.
Hải Luận
Theo Biên phòng
Khánh Hòa: Tìm thấy xác nam nạn nhân bị đuối nước tại Vạn Thạnh
Ngày 24/9, ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh (huyện Van Ninh) cho biết , xác nam nạn nhân bị đuối nước tại khu vực biển Hòn Gầm đã được tìm thấy.
Các lực lượng dân quân đưa xác nạn nhân vào bờ.
Theo đó, sau hơn 3 ngày huy động lực lượng tìm kiếm nhưng không thấy, đến sáng nay xác của nam nạn nhân đã tự nổi ngay khu vực trước đó bị đuối nước, cách bờ biển 200 m.
Được biết, ngày 20/9, một nhóm bạn gồm 16 người từ TP Hồ Chí Minh đi phượt khám phá Mũi Đôi (Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh). Khi trở về bằng ghe của ngư dân đến khu vực biển Hòn Gầm (Vạn Thạnh) cách bờ chừng 200 m thì chủ ghe chuyển tải khách bằng thúng chai vào bờ.
Tuy nhiên một số bạn đã không vào bằng thúng chai mà tự ý nhảy xuống biển bơi vào, không may gặp sóng lớn cuốn ra xa, 2 người được dân địa phương cứu sống, 1 bạn nữ tử vong tại chỗ là Phạm Thị Thu Hà (quê ở TP Hồ Chí Minh) và nạn nhân mất tích là Trần Lê Sĩ Liêm (quê ở Phú Tân, An Giang).
Xuân Hiếu
Theo ĐĐK
Chuyện lạ Khánh Hòa: Nuôi loài kỳ tôm nghịch nước như ranh, kiếm bộn tiền Mô hình nuôi loài kỳ tôm mà kiếm bộn tiền của ông Nguyễn Thanh Điền (xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh đang là chuyện lạ ở tỉnh Khánh Hòa). Ít ai ngờ, trước đó ông Điền đã phải dày công "huấn luyện" cho con kỳ tôm ăn thức ăn "của nhà trồng được" như quả chuối, bầu, bí, mướp, ..., Nói chuyện với...