Hành động phi pháp trên Biển Đông, Trung Quốc đang tự hủy hoại uy tín của mình
Giới chuyên gia quốc tế thực sự quan ngại trước những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cho rằng đó là sự tự hủy hoại uy tín của Bắc Kinh.
Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp, biến nơi đây thành căn cứ quân sự Ảnh chụp màn hình SCMP
Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động thăm dò nhiều ngày liên tại khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế cũng như xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
Những đánh giá này tiếp tục được đưa ra khi Thanh Niên phỏng vấn các chuyên gia quốc tế gồm: Giáo sư James Kraska (Trung tâm Luật quốc tế Stockton, Đại học Hải chiến Mỹ) và Giáo sư Carlyle A.Thayer (Học viện Quốc phòng Úc).
Có thể đánh giá như thế nào về những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông?
- GS Kraska: Hành động của Trung Quốc là một phần trong chiến dịch tạo áp lực liên tục nhằm làm suy yếu dần lập trường của Việt Nam cũng như các nước khác tại khu vực Biển Đông. Sau một thời gian, Trung Quốc sẽ lại rời đi khỏi khu vực rồi tiếp tục quay lại, lần kế tiếp có thể mang tới hai tàu. Đây là kiểu “tiến hai bước, lùi một bước”. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các hoạt động thăm dò để thông thạo hơn về địa hình đáy biển, như một bước thu thập thông tin tình báo không gian tác chiến cho tàu ngầm khi chiến tranh.
Hành động này là sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng đến quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Hành động của Trung Quốc làm xói mòn thỏa thuận chính của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trong đó cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài nguyên.
Video đang HOT
Nếu Trung Quốc có thể chiếm đoạt tài nguyên của một nước ven bờ mà không bị trừng trị, thì không có quốc gia ven bờ nào có được sự đảm bảo gìn giữ quyền lợi. Điều này là phiên bản thời hiện đại của Đối thoại Melos thời Hy Lạp cổ đại. Trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo đảo Melos và đội quân xâm lược từ thành bang Athens diễn ra năm 416 trước C.N có một câu nói khét tiếng mang đại ý “kẻ mạnh làm theo ý thích còn kẻ yếu phải chấp nhận chịu đựng”
- GS Thayer: Việc Trung Quốc triển khai nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam là hành động vi phạm luật quốc tế và trực tiếp thách thực quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực này. Hành động này vi phạm vì Trung Quốc không xin phép chính phủ Việt Nam trước khi tiến hành hoạt động trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc rõ ràng rất nghiêm trọng vì đã 3 năm kể từ sau phán quyết của Tòa trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh không tuân thủ các nội dung phán quyết này, đồng thời có những hành động không tuân thủ luật pháp quốc tế. Tòa trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông khi Trung Quốc tham gia Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS 1982), cũng như khẳng định đường chín đoạn (đường lưỡi bò” mà nước này yêu sách là không có cơ sở pháp lý.
Những hành động đó của Trung Quốc tác động như thế nào đối với an ninh, hòa bình và ổn định tại Biển Đông?
- GS Kraska: Trung Quốc là tác nhân gây bất ổn rất lớn buộc những nước khác trong khu vực phải củng cố lực lượng hải quân và chấp pháp trên biển, nhưng cùng lúc đó buộc những nền kinh tế này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Đây là một bước đi khác của Trung Quốc nhằm buộc những quốc gia có chủ quyền bị lôi kéo vào một hệ thống an ninh và kinh tế với chính Trung Quốc là tâm điểm, quản lý hệ thống bằng cưỡng ép và bá quyền.
- GS Thayer: Hành động của Trung Quốc là sự vi phạm đối với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc được ký kết vào năm 2011. Hành động của Trung Quốc làm suy giảm lòng tin đối với Việt Nam. Nếu Trung Quốc không dừng việc khảo sát và rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 khỏi vùng biển Việt Nam thì hành động đó còn tiếp tục gây căng thẳng cho khu vực.
Bên cạnh đó, với những hành động phi pháp, Trung Quốc đã và đang tự hủy hoại uy tín của mình khi là một bên tham gia đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trung Quốc cố loại các nước bên ngoài ra khỏi việc hợp tác về tài nguyên biển ở Biển Đông và tiếp tục tìm cách ép các nước Đông Nam Á chỉ được hợp tác với Trung Quốc. Nên nhớ, Trung Quốc đã từng can thiệp vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Malaysia tại vùng EEZ của Malaysia.
Hành động của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Đơn cử như Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã lên án hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khí hợp pháp và được tiến hành lâu nay của Việt Nam tại Biển Đông, và hành động của Trung Quốc “đe dọa đến an ninh năng lượng của khu vực, cũng như làm ảnh hưởng đến thị trường năng lượng tự do và rộng mở ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Trong tình hình này, vai trò của cộng đồng quốc tế như thế nào?
GS Kraska: Theo cá nhân tôi thì khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng Liên minh Châu Âu (EU), cần làm nhiều hơn để củng cố các quyền lợi biển của Việt Nam. Các nước bên ngoài khu vực đang ngại chọc giận Trung Quốc. Tuy nhiên, họ càng kéo dài việc ngầm chấp thuận những hành động này, Trung Quốc sẽ càng táo bạo hơn và giảm khả năng các nước khác có đủ ý chí để phản ứng.Không quá bất ngờ khi EU không tập trung vào vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không tập trung vào Biển Đông sẽ là một sai lầm vì điều này sẽ khuyến khích Trung Quốc tiếp tục vươn dài cánh tay và có thể đẩy các nước ngoài khu vực ra rìa.
GS Thayer: Tất cả các nước lớn và các nước có giao thương đều có lợi ích trực tiếp trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như việc phải ngăn chặn để không quốc gia nào thực hiện sự bá quyền tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này. Cộng đồng quốc tế nên ủng hộ Việt Nam và các nước lớn cũng nên thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Các nước có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam, Malaysia, Philippines trong việc phát triển lực lượng chấp pháp trên biển, đặc biệt là năng lực bảo vệ quyền chủ quyền tại khu vực. Ngoài ra, các lực lượng chấp pháp nên có các hoạt động huấn luyện thường xuyên ở Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế cũng nên xem xét đến khía cạnh pháp lý, bao gồm việc trừng phạt thương mại và pháp lý đối với các công ty Trung Quốc đã và đang vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ví dụ tàu Hải Dương Địa chất 8 nên bị cấm hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, cấm ghé cảng. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận đi lại và tài chính có thể xem xét áp đặt đối với quan chức Trung Quốc ủng hộ hoặc tham gia vào hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo thanhnien
Biển Đông sau thông điệp chính trị đồng bộ của Việt Nam và Mỹ
Quan sát diễn biến vụ tàu Trung Quốc (TQ) xâm phạm vùng biển gần bãi Tư Chính của Việt Nam (VN) có thể thấy có một sự đồng điệu trong các phát ngôn chính trị giữa một số quốc gia trong bối cảnh Bắc Kinh leo thang ngày càng cao.
Hôm 19-7, phản ứng chính thức về động thái phạm pháp của tàu TQ ở vùng biển phía nam biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, VN mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này".
Phát ngôn này được giới quan sát rất đáng quan tâm, bởi lẽ nó thể hiện rất rõ quan điểm quốc tế hóa khu vực biển Đông, một động thái vừa phù hợp luật pháp quốc tế, vừa huy động được sức mạnh tập thể trong bối cảnh cán cân lực lượng tại khu vực hiện nghiêng về phía Bắc Kinh. Đồng thời, phát ngôn trên mang sắc thái một lời kêu gọi tập thể, đánh động sự quan tâm của quốc tế về hành vi của TQ.
Tổng thống Donald Trump (trái) và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội tháng 2-2019. Ảnh: AP
Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Học viện Chiến lược và quốc phòng (Singapore), nhận xét trên trang Maritimeissues rằng: "Phát ngôn trên (của VN) rất quan trọng. Nó cho thấy VN muốn kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với sự kiện ở bãi Tư Chính. Động thái này có khả năng sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ đến tình hình tranh chấp ở toàn bộ biển Đông và đi ngược với quan điểm không muốn ảnh hưởng từ bên ngoài của Bắc Kinh" - ông Collin Koh giải thích.
Một ngày sau phát ngôn của phía VN, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc chính quyền Bắc Kinh "cố tình tạo sức ép buộc các quốc gia ASEAN thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn các nước này hợp tác khai thác dầu khí trong khu vực với bên thứ ba. Hành động này bộc lộ rõ ý định độc chiếm các nguồn tài nguyên ở biển Đông của TQ".
Hôm 23-7, trong bài trả lời phỏng vấn tờ Philstar Global, Đô đốc Cảnh sát biển Mỹ Karl Shultz tiết lộ Mỹ đã tăng cường số lượng chiến dịch hoạt động biển Đông theo yêu cầu của các chỉ huy quân sự khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Lầu Năm Góc. Kèm theo đó, Đô đốc Karl Shultz còn chuyển tải một thông điệp chính trị rất đồng điệu với phát ngôn từ phía VN: "Tôi nghĩ rằng lực lượng tuần duyên Mỹ, hải quân Mỹ và các đồng minh, các đối tác trong khu vực phải lên tiếng, tạo thành một sự phản đối mang tính quốc tế để chống lại các hành vi hung hăng không phù hợp với một trật tự dựa trên luật pháp".
Không có bằng chứng khẳng định một mối quan hệ nhân quả hay một mối liên quan mật thiết giữa phát ngôn của VN và phía Mỹ dù cả hai thông điệp chỉ cách nhau vài ngày. Tuy nhiên, điểm chung của cả hai chính là thay vì tiếp cận ở góc độ một quốc gia (như nhiều lần trước đây) thì cả hai phía lần này đều tiếp cận hành động của TQ ở khía cạnh tập thể - nhấn mạnh lợi ích khu vực và toàn cầu, phản đối mức độ đe dọa ngày càng lan rộng của TQ ở biển Đông.
Sự chuyển động về mặt thông điệp chính trị này cho thấy các nước ở biển Đông cũng như bên thứ ba (ví dụ Mỹ) dường như đang cố gắng tạo ra một "lằn ranh đỏ" nhằm cảnh báo giới hạn hành vi của Bắc Kinh. Đồng thời, rất có khả năng đi theo sau phát ngôn sẽ là những bước tiến tập thể chiến lược kết hợp ngoại giao, kinh tế lẫn quân sự nếu Bắc Kinh vẫn không nhận ra điểm dừng.
ĐỖ THIỆN
Theo PLO
Chuyên gia Singapore kêu gọi quốc tế phản ứng cứng rắn với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Trừ khi quốc tế đồng loạt đưa ra phản ứng cứng rắn chống lại các hành động của Trung Quốc, nếu không các sự việc như ở bãi Tư Chính sẽ lặp lại trong tương lai. Khẳng định này được chuyên gia Swee Lean Collin Koh tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore đưa ra trong bài xã luận trên...