Hành động nhỏ, hậu họa to: 10 nhà thì đến 9 nhà mắc phải những thói quen gây bệnh này
Nhiều thứ vốn dĩ không sạch sẽ như bạn tưởng.
1. Phơi quần áo, ga trải giường trong bóng râm
Đôi khi gặp tình huống bất đắc dĩ như trời âm u hoặc nhà không có nơi đón nắng, ban công quá bé thì ta buộc phải phơi quần áo, chăn màn trong bóng râm. Vì thiếu ánh sáng mặt trời nên những món đổ này chỉ có thể chờ khô dần theo thời gian.
Sau khi phơi xong, nhiều người có thói quen thu hoặc mặc luôn quần áo vừa phơi kiểu này nhưng thực sự đây là thói quen cần thay đổi ngay.
Dễ phát sinh vi khuẩn và nấm mốc
Dù là quần áo hay ga trải giường, chăn màn, khi phơi trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời, quá trình khô sẽ diễn ra rất chậm. Trong thời gian này, vi khuẩn và nấm mốc sẽ sinh sôi nhanh hơn. Một khảo sát đã chỉ ra trên mỗi cm của quần áo phơi trong bóng râm có thể chứa hàng nghìn, thậm chí hàng triệu vi khuẩn và bào tử nấm mốc.
Nếu mặc ngay những bộ đồ này, nấm mốc và vi khuẩn sẽ trực tiếp bám lên da bạn ngay cả ở những vùng kín. Dần dần sức khỏe sẽ âm thầm bị ảnh hưởng, nhất là với người mắc bệnh hô hấp hoặc dễ dị ứng da.
Quần áo có mùi khó chịu
Quần áo phơi trong bóng râm thay vì thơm hương nước giặt thì lại tỏa mùi ẩm ướt, khó chịu.
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Trong môi trường ẩm ướt, một loại vi khuẩn gọi là Moraxella osloensis phát triển tạo ra các hợp chất gây mùi hôi khó chịu trên quần áo.
Đặc biệt, một số người còn có thói quen phơi quần áo trong nhà tắm. Điều này còn nguy hiểm hơn vì nhà tắm không chỉ ẩm mà còn thiếu không khí lưu thông, làm tăng nguy cơ quần áo bị nấm mốc và vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Lời khuyên cho bạn:
- Phơi quần áo, ga giường, chăn màn dưới ánh nắng mặt trời bất cứ khi nào có thể.
- Vào những ngày mưa kéo dài, hãy sử dụng chế độ hút ẩm của điều hòa để làm khô không khí.
- Sử dụng dung dịch khử trùng cho quần áo khi phơi trong bóng râm.
- Đầu tư máy sấy quần áo hoặc giá phơi có chức năng sấy (ưu tiên loại sấy bằng bơm nhiệt để hiệu quả hơn).
Việc thay đổi thói quen nhỏ này có thể bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Video đang HOT
2. Không để ý vệ sinh cây nước
Không phải cứ thay bình nước mới là có nước sạch để uống. Thực tế, bỏ qua chất lượng nước thì nước bình rất dễ bị ô nhiễm do chính cây nước nhà bạn sử dụng.
Cây nước loại đặt bình trên
Cây nước đặt bình trên hay còn gọi là máy úp bình là loại phổ biến nhất hiện nay vì tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn là miệng vòi thường dễ sinh vi khuẩn, thậm chí còn bị mốc.
Không phải do nước chất lượng kém mà là do máy không được vệ sinh định kì nên sau thời gian sử dụng, bụi bẩn, cặn bẩn còn sót lại trong nước bám vào miệng vòi, lâu dần tích thành vệt bẩn, rêu hoặc mốc.
Cây nước loại đặt bình dưới
Tưởng rằng loại cây nước đặt bình dưới sẽ an toàn hơn nhưng thực ra cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe. Nguyên nhân chính nằm ở ống hút nước mềm – bộ phận không thể thiếu trong hầu hết cây nước đặt bình dưới.
Nếu vệ sinh thì chắc nhiều người chỉ rửa sơ hoặc thậm chí bỏ qua bộ phận này nhưng không biết rằng vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển mạnh bên trong ống hút mà mắt thường không nhìn thấy.
Thời gian dài không vệ sinh, ống hút dễ trở thành nơi tích tụ “rêu xanh”, sau cùng chính bạn là người sẽ uống nước đi qua chính đường ống bẩn này.
Chi tiết nhỏ nhưng quan trọng
Sự thật là khi nói đến nước uống an toàn, chúng ta thường chỉ quan tâm đến chất lượng nước hoặc bình đựng mà quên mất rằng vệ sinh các bộ phận liên quan mới là yếu tố quyết định. Những chiếc ống hút, vòi nước tưởng như nhỏ bé nhưng lại là nguồn ô nhiễm chính, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho cả gia đình.
Lời khuyên cho bạn:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh toàn bộ máy uống nước, đặc biệt là ống hút nước mềm và miệng vòi.
- Nếu sử dụng nước bình lâu dài, hãy đầu tư máy lọc nước tại nhà để giảm phụ thuộc vào nước bình.
- Định kỳ thay ống hút hoặc sử dụng ống chất lượng cao, dễ vệ sinh hơn.
3. Sử dụng màng bọc thực phẩm PVC
Đây cũng là 1 thói quen nguy hiểm. Nhiều người thường quen dùng màng bọc thực phẩm để bọc thức ăn nóng, song hành động này trông có vẻ tiện lợi nhưng thực chất rất nguy hiểm, đặc biệt nếu màng bọc của bạn là loại PVC.
Vì sao màng bọc PVC nguy hiểm?
Màng bọc PVC chứa chất phthalate (chất hóa dẻo) được thêm vào trong quá trình sản xuất để tăng độ mềm dẻo và bền cho sản phẩm.
Khi sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao (như lò vi sóng, nồi hấp), phthalate có thể bị hủy và thấm vào thức ăn. Nếu phthalate đi vào cơ thể, dù không gây ung thư nhưng có thể làm rối loạn nội tiết và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, màng bọc PVC vẫn an toàn khi sử dụng trong môi trường nhiệt độ thường hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
Lời khuyên dành cho bạn:
- Chọn màng bọc thực phẩm làm từ PE (polyethylene) vì đây là loại có thể chịu được nhiệt độ cao, thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng, nồi hấp.
- Nếu nhà bạn đang dùng màng bọc PVC, hãy đảm bảo chỉ sử dụng cho thực phẩm ở nhiệt độ thường hoặc trong tủ lạnh, không dùng trong lò vi sóng hoặc các môi trường nhiệt độ cao.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều hành động tưởng chừng sạch sẽ nhưng thực chất lại rất mất vệ sinh. Chẳng hạn như: Sử dụng khăn lau bếp để lau từ bếp đến bàn ăn mà không giặt sạch; Cốc đựng bàn chải đánh răng không bao giờ được vệ sinh kỹ; Không giặt và phơi nắng gối vỏ kiều mạch; Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp;… và còn nhiều thói quen khác.
Vậy nên hãy bắt đầu chú ý và thay đổi những hành động nhỏ này để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình nhé!
Nhờ chồng giặt quần áo 3 lần hỏng cả 3: Tôi ngậm cục tức đi tìm nguyên nhân thì phát hiện rằng...
Chẳng biết là do lười hay vô ý mà chồng tôi cứ quen giặt áo quần bằng máy kiểu này.
Gần đây tôi khá bận rộn nên toàn bộ việc giặt giũ trong nhà đều do chồng tôi đảm nhận. Nhưng bực một nỗi, 3 lần anh ấy giặt đồ đều làm hỏng áo của tôi. Cuối cùng, tôi không chịu nổi nên quyết định theo dõi xem cách "thao tác" của chồng liệu có vấn đề gì không.
Và tôi phát hiện rằng, khi giặt đồ chồng tôi quăng hết quần áo vào máy giặt, chọn chế độ "giặt nhanh" rồi thản nhiên bỏ đi làm việc khác.
Chế độ giặt nhanh của máy giặt không thể sử dụng bừa bãi như vậy được - đặc biệt là vào mùa đông. Sử dụng giặt nhanh không đúng cách sẽ dẫn đến 4 vấn đề lớn, sao đến giờ này người chồng yêu quý của tôi lại không biết?
1. Giặt không sạch
Thông thường, một chu trình giặt bình thường cần ít nhất 50 phút nhưng chế độ giặt nhanh chỉ mất 40 phút. Máy giặt đã rút ngắn thời gian chủ yếu qua 2 cách:
- Giảm mực nước: Từ 30 lít xuống còn 15 lít, giúp tiết kiệm thời gian cấp nước.
- Giảm thời gian giặt chính: Từ 20 phút xuống còn 5 phút.
Khi giặt tay, việc chà quần áo trong 5 phút chắc chắn sẽ không giống với chà trong 20 phút. Tương tự, giặt bằng một chậu nước không thể giống với giặt bằng một gáo nước. Chế độ giặt nhanh dùng ít nước hơn và thời gian giặt ngắn hơn, vì vậy quần áo tất nhiên sẽ không được giặt sạch.
Bảo sao mấy vết dầu mỡ bắn từ thức ăn trên quần áo của tôi giặt bao nhiêu lần cũng không sạch. Không phải do vết bẩn quá cứng đầu mà là do chế độ giặt nhanh quá kém hiệu quả!
Chế độ giặt nhanh của máy giặt chỉ phù hợp để giặt những quần áo không quá bẩn, ví dụ như đồ ở nhà, quần áo áo giữ nhiệt,... Dùng để loại bỏ bụi bẩn nhẹ và mùi hôi là đủ, nhưng với các vết bẩn cứng đầu thì không xử lý được.
2. Xả không sạch
Ở chế độ giặt thông thường, quần áo sẽ được xả kỹ hoặc bạn có thể chọn riêng chế độ "xả" của máy giặt. Lúc này, nếu để ý, bạn sẽ thấy máy giặt liên tục bơm nước sạch, xoay lồng giặt rồi xả nước bẩn ra ngoài.
Ở chế độ giặt nhanh, để rút ngắn thời gian, máy giặt cũng đã cắt giảm bước xả khi chỉ xả 1 lần duy nhất.
Số lần xả ít đi, cộng với việc mực nước bị giảm như đã nói ở trên khiến xà phòng trên quần áo dễ bị sót lại. Nhẹ thì làm quần áo bị cứng, nặng thì có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa còn tồn đọng.
Vậy nên khi dùng chế độ giặt nhanh, nên chọn loại nước giặt chuyên dụng ít bọt hoặc giảm lượng nước giặt sử dụng. Tuy nhiên, khi dùng ít nước giặt hơn, hiệu quả làm sạch cũng sẽ kém đi. Vì vậy, một lần nữa nhấn mạnh: Chỉ nên dùng chế độ giặt nhanh cho quần áo không quá bẩn.
3. Vắt không khô
Bước cuối cùng trong quá trình giặt là vắt khô quần áo. Tuy nhiên, ở chế độ giặt nhanh, thời gian vắt cũng bị rút ngắn để tiết kiệm thời gian. Trong khi chế độ tiêu chuẩn cho thời gian vắt là 12 phút thì chế độ giặt nhanh chỉ còn 3 phút.
Do thời gian vắt không đủ, quần áo sẽ còn đọng lại rất nhiều nước.
Tóm lại, chế độ giặt nhanh chỉ phù hợp với các loại vải ít thấm nước như cotton, vải lanh... Nhưng với các chất liệu như len, nỉ hoặc vải bông, tốt nhất bạn nên chọn chế độ giặt khác để bảo vệ quần áo và tránh tình trạng phơi mãi không khô.
4. Dễ làm hỏng quần áo
Như đã nói, ở chế độ giặt nhanh, lượng nước tiêu thụ ít hơn làm tăng ma sát giữa các món đồ và dẫn đến quần áo bị mài mòn nhiều hơn. Nhưng đây chưa phải vấn đề chính.
Thời gian giặt và vắt ngắn nên máy giặt sẽ bù bằng cách tăng tốc độ quay. Chính điều này gây ra tổn hại lớn hơn cho quần áo: Không chỉ bị mài mòn mà như ba chiếc áo len của tôi - bị kéo giãn và co lại do ma sát mạnh, dẫn đến tình trạng co rút, biến dạng.
Chế độ giặt nhanh sẽ chỉ phù hợp với các loại vải thật sự bền, chắc chắn. Thậm chí, ngay cả vải cotton cũng có nguy cơ bị hỏng ở chế độ này.
5 thứ âm thầm sinh nấm mốc dù bạn dùng chúng mỗi ngày, 1 thứ nhà có em bé cần chú ý! Dù bạn có dùng và làm sạch mỗi ngày, 5 vật dụng này vẫn có những góc khuất "bẩn "! 1. Bình đựng nước rửa chén Có nhiều gia đình sử dụng thiết kế bình đựng nước rửa chén gắn luôn ở chậu rửa. Bởi thiết kế này không chỉ tiện mà còn đẹp mắt, giúp tiết kiệm không gian và tạo cảm...