Hành động nguy hiểm, Trung Quốc có thể gây xung đột trên biển
Những hành vi mang tính “cưỡng ép” của Trung Quốc ở vùng lãnh hải xung quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản là rất nguy hiểm và có thể châm ngòi cho một vụ đụng độ. Đây là một trong số những nội dung được đưa ra trong bản báo cáo mới về quốc phòng của Nhật Bản.
(Ảnh minh hoạ)
Tại một cuộc họp nội các, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các bộ trưởng trong nội các của ông đã thông qua bản sách trắng quốc phòng. Đây là bản báo cáo hàng năm đầu tiên về năng lực phòng thủ của Nhật Bản và vấn đề an ninh khu vực kể từ khi cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng lên hồi năm ngoái.
Tokyo đã mua 3 trong số 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay một người chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9/2012. Động thái này đã khiến Trung Quốc tức giận bởi Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đối với quần đảo ở biển Hoa Đông mà họ gọi là Điếu Ngư này.
“Trung Quốc đã có những hành động được miêu tả là mang tính cưỡng ép, trong đó có cả những hành vi gây nguy hiểm”, bản cáo cáo dài 450 trang của Tokyo cho biết. Những hành động đó gồm “các vụ xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản, vi phạm không phận Nhật Bản và thậm chí là cả những hành động nguy hiểm có thể gây ra tình huống bất ngờ”.
Video đang HOT
Bản sách trắng quốc phòng của Nhật Bản đưa ra dẫn chứng cụ thể là vụ một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar tên lửa vào một tàu chiến của Nhật Bản dù Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này.
“Những hành động kiểu đó cực kỳ đáng tiếc. Trung Quốc nên biết chấp nhận và nên tuân theo các thông lệ quốc tế”, bản báo cáo của Tokyo cho biết thêm.
Tàu Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều tháng nay đã liên tục tố cáo, cảnh báo lẫn nhau về những vụ xâm nhập vào khu vực mà cả hai đều khẳng định là thuộc chủ quyền của họ.
Tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý so với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tại đây, các tàu thuyền của Trung Quốc có nhiều cuộc đối đầu căng thẳng với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển được trang bị vũ khí đầy đủ và hiện đại của phía Nhật Bản.
Ông Masayoshi Tatsumi – Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết, bộ ông đang đẩy mạnh các nỗ lực nhằm củng cố hợp tác giữa các lực lượng vũ trang và bảo vệ bờ biển trong hoạt động tuần tra vùng lãnh hải Nhật Bản.
Theo foxnews
Nhật Bản vạch mặt chiêu trò vũ lực của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng mối quan hệ với Nhật Bản và các nước Châu Á khác bằng vũ lực.
Phát biểu trên truyền hình ngày 7/7, ông Shinzo Abe chỉ trích cách tiếp cận này của Trung Quốc là sai lầm. Phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn với Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông cũng như các tranh cãi về lãnh hải khác giữa Trung Quốc với nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, khi đề cập đến đề nghị của Bắc Kinh về việc thiết lập các điều kiện cho một cuộc gặp cấp cao song phương, ông Abe khẳng định: "Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ không thể tách rời và hai nước cần giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đang yêu cầu Tokyo thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ song phương và tạm gác vấn đề liên quan đến quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn duy trì quan điểm không tồn tại tranh chấp nào vì quần đảo này là một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử. Thủ tướng Abe tuyên bố: "Thật là sai lầm khi từ chối gặp cấp cao chỉ vì những điều kiện không được đáp ứng", đồng thời cho biết ông đang hối thúc Trung Quốc và các nước khác tôn trọng "luật pháp" trong giải quyết bất cứ tranh cãi về lãnh hải nào.
Những tuyên bố của ông Abe được đưa ra sau khi có thông tin về việc một tàu khu trục lớn của Trung Quốc đang xây dựng giàn khoan ngoài khơi tại địa điểm gần hải giới mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Hai tàu của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (phía trong) "kèm" một tàu hải giám Trung Quốc (phía ngoài) gần Senkaku
Cùng ngày, nhật báo Nikkei của Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này sẽ tiến hành phóng nhiều vệ tinh để giám sát các đại dương trên thế giới. Theo đó, Nhật Bản dự kiến sẽ phóng 9 vệ tinh trong vòng 5 năm tới nhằm đối phó với nạn cướp biển và giám sát việc di chuyển của tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản.
Thông tin được phát đi khi các tàu hải giám của Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku do Tokyo kiểm soát. Trong ngày 7/7, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển xung quanh Senkaku. Theo JCG, các tàu hải giám số hiệu 23, 49 và 5001 đã đi vào vùng biển này lúc 9h30 sáng 7/7. JCG đã cảnh báo các tàu Trung Quốc không được tiến vào vùng biển trên, song tàu hải giám 5001 đã trả lời bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Nhật rằng "đây là hoạt động tuần tra định kỳ theo luật pháp của Trung Quốc". Tân Hoa xã dẫn Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết các tàu hải giám nước này đã tiếp tục tuần tra "thường lệ".
Đây là lần thứ 51 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp kể từ khi Nhât Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku hôi tháng 9/2012.
Theo VTC
Nga sắp nhận hàng loạt vũ khí tối tân Sức mạnh của Không quân Nga sẽ được tăng cường lên một bậc bởi lực lượng này sắp nhận được những phi đội máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30SM thay vì từng chiếc một. Cùng lúc đó, Nga cũng đang chuẩn bị bắt tay vào đóng một chiếc tàu ngầm tối tân đóng vai trò nòng cốt trong hạm đối tấn...