Hành động đẹp của tài xế xe container xóa tan ác cảm “hung thần xa lộ”
Tài xế xe container bất ngờ dừng lại khi nhận thấy khoảng 20 em học sinh đang lúng túng qua đường khiến dân mạng xóa ác cảm “hung thần xa lộ”.
Lái xe container chủ động dừng lại nhường đường cho học sinh (Ảnh cắt từ clip)
Giữa tháng 12/2020, đang lưu thông trên QL1A (qua Thanh Hoá), tài xế xe container bất ngờ dừng lại khi nhận thấy khoảng 20 em học sinh đang lúng túng qua đường. Một xe container khác đi ngược chiều cũng chủ động giảm tốc độ, dừng xe theo, chờ cho nhóm học sinh qua đường hết mới chuyển bánh.
Gần đây nhất, trên một tuyến đường tại Bắc Ninh, một tài xế đang điều khiển xe container về hướng huyện Yên Dũng cũng dừng hẳn xe lại khi nhận thấy hơn 30 học sinh chuẩn bị sang đường sau giờ tan học.
“Xe container vẫn luôn được ví như “hung thần xa lộ” nhưng vẫn có không ít tài xế xe container có những hành động đẹp. Ngưỡng mộ các anh”, một người để lại bình luận sau khi theo dõi clip được chia sẻ.
Video đang HOT
Thực tế, mỗi clip đưa lên, các lái xe đều không quên kêu gọi mọi người: “Chậm một chút để không bỏ lại điều gì”; “Cho đi để được nhận lại”…
Xem xong hai clip PV Báo Giao thông gửi đến, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, đó là những nghĩa cử cao đẹp truyền cảm hứng đến những người tham gia giao thông.
“Những trường hợp trên cần được tuyên truyền rộng rãi để tạo tính lan tỏa về sự tử tế để môi trường giao thông Việt Nam văn minh, an toàn hơn”, ông Thạch
Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống
Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống của bản thân và những người xung quanh mình. Hãy nói không với sử dụng điện thoại...
Ảnh minh họa
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, hình ảnh người tham gia giao thông vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện trên các tuyến đường đang diễn ra phổ biến.
Sáng 13/12, tại ngã tư Tố Hữu - Khuất Duy Tiến, trong khi mọi người tham gia giao thông đang đứng chờ đèn đỏ ở hướng đi Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, một người lái chiếc xe Wawe đỏ không đội mũ bảo hiểm chở thùng hàng của Shopee vừa dừng chờ đèn tín hiệu, vừa sử dụng điện thoại.
Đáng nói, do mải tập trung với điện thoại, người này còn vượt cả vạch dừng, đứng một mình một đường chờ đèn tín hiệu. Khi đèn tín hiệu chuyển xanh, lái xe này vẫn chăm chú vào điện thoại không cho xe di chuyển khiến nhiều phương tiện ô tô phía sau phải bóp còi inh ỏi. Sau vài giây, người này mới chịu di chuyển, một tay cầm điện thoại, một tay lái xe về phía trước.
Trên đường Lê Văn Lương, người điều khiển xe máy BKS 29X5 - 536.35 cũng một tay lái xe, một tay sử dụng điện thoại. Quá trình lưu thông về đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), người này vì mải mê điện thoại chuyển hướng không bật xi nhan báo hiệu khiến dòng người đi thẳng tỏ thái độ bất bình.
"Sử dụng điện thoại khi lái xe tham gia giao thông sẽ gây mất tập trung, khi có trường hợp bất ngờ không thể phản ứng kịp. Quá trình sửa xe ở đây tôi chứng kiến không ít các vụ tai nạn, va chạm giao thông do người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại", anh Chính - một thợ sửa xe máy tại ngã tư Vạn Phúc - Hà Đông cho hay.
Tìm hiểu của PV, Nghị định 100 quy định mức xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe tăng rất cao so với trước đây. Cụ thể, đối với người điều khiển mô tô sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn - 1 triệu đồng (Nghị định 46 là 200 - 300 nghìn đồng).
Đối với tài xế ô tô, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng (Nghị định 46 là 600 - 800 nghìn đồng).
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, việc sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc này gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát vận tốc khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời gây tai nạn là tất yếu.
Theo ông Thạch, mọi người hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi hoặc khi bạn có nhu cầu sử dụng điện thoại. Đây là cách an toàn cho cả bạn và những người xung quanh.
Việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông là thật sự không cần thiết, không những bị xử phạt mà còn gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân và những người đang lưu thông trên đường.
"Không có cuộc gọi hay tin nhắn nào đáng giá bằng mạng sống của bản thân và những người xung quanh mình. Vì thế, hãy nói không với sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông", ông Thạch nói.
Cuộn tôn "khủng" trôi, đè bẹp cabin xe: Chở hàng cẩu thả và vô trách nhiệm Dù chở cuộn tôn nặng hàng chục tấn nhưng tài xế chỉ cố định bằng những thanh gỗ kê phía dưới, không chằng buộc cẩn thận. Tài xế xe tải trên đường Vành đai 3 trên cao (Hà Nội) may mắn thoát chết khi những thanh thép trên thùng xe tải đi trước đâm thủng cabin Trưa 7/12, một chiếc xe đầu kéo...