Hành củ trở thành loại tiền tệ thứ hai ở Ấn Độ
Khủng hoảng hành củ đang tiếp diễn ở Ấn Độ khi 1kg hành tây hiện đã có giá tương đương 1/3 thu nhập bình quân hàng ngày của người Ấn Độ (2,79 USD).
Hiện hành củ đang dần được coi như một loại tiền tệ thứ hai ở quốc gia Nam Á này. Tình trạng khan hiếm hành củ xuất hiện sau khi những trận mưa trái mùa ở miền Tây Ấn Độ vào hè năm 2018 đã phá hủy vụ mùa hành tây trong khu vực và khiến giá hành tăng gấp 10 lần trong năm 2019. Từ tháng 9/2019, để đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ Ấn Độ đã đưa hành tây thành mặt hàng chiến lược trong thương mại, đồng thời áp đặt lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm mà Ấn Độ vốn là nhà sản xuất lớn thứ haitrên thế giới và kiếm được 360 triệu USDhàng năm bằng xuất siêu.
(Ảnh minh họa: National Herald)
Hiện Ấn Độ đang phải gấp rút nhập khẩu hành củ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Trong những ngày gần đây, nhiều vụ cướp bóc, hành hung, bạo lực và tấn công liên quan đến xe tải chở hành đã xảy ra trên toàn Ấn Độ.
Video đang HOT
Anh Kumar Rohit, người bán hành cho biết:”Chúng tôi vừa bán hành vừa phải tự bảo vệ mình. Mọi người thường dùng đá để ném vào chúng tôi để cướp hành. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải đội mũ bảo hiểm khi đi bán hành”.
Hành củ còn được dùng để trả tiền taxi, trở thành quà tặng cho các cặp vợ chồng mới cưới và dưới dạng tiền thưởng ngày lễ.Chủ sở hữu một cửa hàng điện thoại thậm chí đã bán được tới 20 chiếc điện thoại thông minh chỉ trong vài ngày nhờ tặng kèm hành với mỗi chiếc điện thoại đắt tiền. Một số chính quyền tiểu bang đã bắt đầu bán hành tây với giá trợ cấp. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, giá hành tây ở Ấn Độ được coi là chỉ số chính của sự ổn định kinh tế. Và cuộc khủng hoảng hành tây có thể là điềm báo cho sự lung lay của Chính phủ.
Thanh Ba/vtv
Theo doanhnghiepvn.vn
Phát hiện rắn hổ đất hai đầu
Dân làng cho rằng con rắn hổ đất hai đầu là rắn thiêng nên cho nó uống sữa và không giao lại cho nhân viên cứu hộ.
Các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã cho biết con rắn hổ đất được phát hiện ở một ngôi làng thuộc thành phố Midnapore, bang Tây Bengal, hôm 10/12.
Tuy nhiên, những người dân địa phương từ chối giao nộp con rắn bởi họ cho rằng nó là hiện thân của thần linh.
"Đây hoàn toàn là vấn đề sinh học giống như con người có thể có hai đầu hoặc hai ngón cái. Điều này không liên quan gì tới tín ngưỡng.
Tuổi thọ của những cá thể như vậy sẽ tăng nếu nuôi nhốt", Kaustav Chakraborty, nhà bò sát học ở Cơ quan Lâm nghiệp bang Tây Bengal, cho biết.
Rắn hai đầu rất hiếm gặp và thường có tuổi thọ ngắn, theo National Geographic. Khiếm khuyết trên cơ thể có thể cản trở khả năng bắt mồi của chúng.
Rắn hoạt động dựa vào mùi. Nếu một chiếc đầu phát hiện mùi con mồi ở chiếc đầu còn lại, nó sẽ tấn công và tìm cách nuốt chửng bên đó. Rắn hai đầu là kết quả khi phôi thai không phân chia thành hai phần hoàn chỉnh.
Rắn hổ đất có tên khoa học là Naja kaouthia, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á. Khi bạnh cổ, ở mặt lưng của chúng có hình tròn màu sáng như mắt kính, chính giữa có vệt nâu đen.
Rắn hổ đất thích nghi với nhiều môi trường sống, cả môi trường tự nhiên lẫn nhân tạo, ưu tiên nơi có nước.
Thức ăn chủ yếu của loài này là chuột, cóc, rắn non, ếch nhái, động vật lưỡng cư. Khi bị đe dọa, chúng sẽ nâng cao thân trên và phình mang, phát ra tiếng rít đe dọa và cắn để tự vệ.
Nọc của rắn hổ đất chứa độc tố thần kinh gây liệt cơ và suy hô hấp cùng với độc tố tác động lên hệ tim mạch và độc tố gây hoại tử.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ virus gây chết người Nipah bùng phát Virus Nipah hiện chỉ giới hạn ở Nam Á và Đông Nam Á, song virus này có nguy cơ trở thành dịch bệnh nghiêm trọng do loài dơi Pteropus chuyên ăn quả mang virus gây bệnh được phát hiện ở nhiều nơi. Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vì loài dơi ăn quả mang virus gây bệnh. (Ảnh: eurekalert) Ngày 9/12, Liên...