Hàng xóm vòi 200 triệu tiền ngõ mới cho xây nhà!
“Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnh đất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi, gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, độc giả Phạm Việt kể.
Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết Những láng giềng “côn đồ” giữa thủ đô, rất nhiều độc giả đã gửi phản hồi chia sẻ câu chuyện của mình. Thật không ngờ, giữa mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, chuyện hàng xóm vòi tiền, chèn ép nhau đang âm thầm xảy ra như cơm bữa.
Mang cả bao tải dao kiếm đến gây sự
Chuyện hàng xóm vòi tiền khi xây mới, sửa sang nhà cửa vẫn đang âm thầm diễn ra ở các con ngõ hẻm Hà Nội. Thậm chí nhiều người không thể tin vào tai mình khi nghe “yêu sách” mà hàng xóm đưa ra.
Không ít người bị hàng xóm “vòi tiền” khi đưa vật liệu vào ngõ để sửa sang nhà cửa (Ảnh: La Hoàn)
Độc giả Phạm Việt cho biết, anh từ quê ra thành phố làm ăn bao năm mới tích cóp mua được mảnh đất 30m2 ở Hà Nội. Nhưng anh chưa thể xây nhà vì bị hàng xóm vòi đến 200 triệu tiền ngõ.
Video đang HOT
“Không chấp nhận nổi. Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnh đất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi. Nếu họ đòi 10-20 triệu chắc mình cũng đưa cho xong, nhưng 200 triệu thì gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, anh Việt kể.
Đồng cảnh, độc giả Toàn Phước phải mất một cây vàng mới được hàng xóm đồng ý cho xây nhà: “Tôi cùng anh bạn cũng mua nhà ở Phú Mỹ, bị dân bản xứ “Hà Nội gốc” chèn ép không sống nổi. Rồi cuối cùng anh bạn không chịu nổi phải bán nhà bỏ đi. Tôi ở lại mất thêm “1 cây vàng tiền mua ngõ”. Lúc làm nhà mấy ông “Hà Nội gốc” không cho xe chở vật liệu vào. Mất thêm mấy chục triệu tiền gánh vật liệu xây nhà. Vợ chồng đi làm suốt ngày, hàng xóm cứ ngồi không tính lô, đề, cờ bạc và khoe cái “Hà Nội gốc”, phóng uế, quét rác sang nhà, bực mà không làm gì được. Góp ý trơ như đá. Tao ở đây mấy đời, sợ đ. ai. Pó tay!”.
Với những người tỉnh lẻ, mua được mảnh đất ở Hà Nội đã khó, để xây được căn nhà trên mảnh đất mới mua càng khó hơn. Rất nhiều người đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi bị hàng xóm vòi vĩnh, chèn ép.
Một độc giả ở Hoàng Mai kể: “Phải nói rằng không biết người Hà Nội thanh lịch ở đâu chứ chắc ở khu mình – Thanh Trì – Hoàng Mai thì không có. Hở tí là chỉ thích “thịt luộc” nguời nơi khác mới đến ở. Năm 2007 mình mua đất ở khu này, lúc mua bà chủ nhà nói có vẻ rất tử tế là khi nào xây nhà họ sẽ tạo điều kiện hỗ trợ hết mức, đến khi xây, trát bức sau họ đòi 10 triệu đồng, bức bên cạnh họ đòi 15 triệu, nếu không họ không cho bắc giáo trát, thế mới khốn nạn chứ”.
Phần đa khi gặp phải tình cảnh này mọi người đều chọn cách “dĩ hòa vi quý”, thế nhưng cũng có những người đáp trả bằng chính chiêu bài mà hàng xóm đưa ra.
Độc giả Văn Đích kể: “Mình có ông bạn thân cũng mới mua đất làm nhà. Lúc đầu mấy anh “răng vàng” đầu ngõ cũng đến hoạnh họe. Khi làm có bắn vôi vữa sang nhà hàng xóm, thì hàng xóm thuê đầu gấu nơi khác mang cả bao tải dao, kiếm đến gây sự. Ông bạn mình trước đây cũng thuộc dạng không vừa, tiện đà vác ngay kiếm ra truy đuổi. Rất may cho mấy chú vừa được thuê đến chạy kịp, bỏ lại cả bao tải ” đồ chơi”, không thì… Kể từ hôm đó mấy anh “răng vàng” cùng ngõ cũng phải kiềng cái mặt”.
Hàng xóm thạc sĩ cũng vô văn hóa
Có hàng xóm “côn đồ” thì ấm ức vì bị chèn ép, sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng ngán ngẩm không kém.
Độc giả Nghị chia sẻ: “Hàng xóm nhà tôi – Thạc sĩ hẳn hỏi, nhưng cả ngày mở nhạc inh ỏi, bảo vệ nhắc nhở họ cũng làm ngơ. Xung quanh con cái mọi người không học được họ phản ảnh thì cũng như nước đổ lá khoai. Họ làm vậy để được gì , chỉ để cho người ta nhìn nhận họ là kẻ thần kinh có vấn đề không bình thường, thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác, họ tự cách ly với cộng đồng và bị xung quanh khinh rẻ và xa lánh. Thôi thì xã hội muôn hình muôn vẻ, đôi khi cũng phải chấp nhận mình là người không may mắn khi phải ở gần những kẻ thần kinh không bình thường như vậy”.
Góp ý không được, nhiều người sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng muốn làm đơn đề nghị chính quyền can thiệp nhưng nghĩ đến tình làng nghĩa xóm nên còn phân vân.
Độc giả Nguyễn Trọng cũng đang phân vân trước quyết định của mình: “Nha tôi ơ canh môt gia đinh ca hai vơ chông la BAC SI ơ môt bênh viên lơn ơ TPHCM. Không biêt giau co cơ nao? ma nuôi môt đan cho 5-6 con to đung. Điêu đang noi la tuy la BAC SY nhưng bân thiu vô cung, ca đan cho phong uê suôt ngay ma không them quyet don, co quet don (osin lam) cung đô ra đương lam bôc mui hôi thôi ô nhiêm vô cung.
Đa nhiêu lân (hang chuc) chung tôi trưc tiêp gop y, kê ca bao vơi tô dân phô rồi, nhưng “vu như cân”. Tôi đa viêt đơn đinh gưi khu phô-UBND phương nhưng đang phân vân. Thư nhât mât tinh lang giêng, thư hai không biêt chính quyền xư vu nay thê nao? Buôn qua!!!”.
Không nhờ đến chính quyền can thiệp, độc giả Mai Anh Đức bày kế đối phó: “Lấy độc trị độc! Cách đây mấy năm mình con đi thuê nhà để ở cũng có gặp mấy trường hợp như vậy! Trong trường hợp các bạn càng hiền lành cái kiểu “dĩ hòa vi quý” thì tụi nó càng được nước lấn tới, lần 1 rồi lần 2 và các lần sau nữa! Đối với tôi, tôi sẽ dằn mặt và phủ đầu luôn! Đảm bảo không có lần thứ 2!”.
Theo VietNamNet
Hàng loạt vụ giết người chấn động miền Tây
Sự thâm nhập của &'hàng nóng' dao kiếm, mã tấu từ nước ngoài vào sâu trong nội địa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khiến cho hàng loạt vụ án cực kỳ nghiêm trọng xảy ra trong lứa tuổi thanh thiếu niên, đôi lúc chỉ vì mâu thuẫn rất nhỏ nhặt.
Giết nhau chỉ vì... con gà
Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Tài Lộc (SN 1995) và Nguyễn Văn Vững (SN 1989), cùng ngụ quận Cái Răng, (TP. Cần Thơ) để điều tra về hành vi giết người, xảy ra vào trưa ngày 9/3 trước cổng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (phường Hưng Phú, quận Cái Răng).
Theo kết quả điều tra ban đầu, trưa cùng ngày, Nguyễn Trung Thực (SN 1990), quê quán tại tỉnh Cà Mau, hẹn Lộc đến quán cà phê trước cổng trường Trần Đại Nghĩa để giải quyết mâu thuẫn giữa bạn gái Lộc và Thực.
Lúc này, Lộc rủ thêm Nguyễn Văn Vững thủ sẵn dao Thái trong người đến chỗ hẹn.
Hung khí các nhóm thanh thiếu niên sử dụng gây án bị Công an tỉnh Đồng Tháp tịch thu.
Khi Lộc đi xe máy đến nơi, Thực đã rút &'hàng nóng' lao đến tấn công cả hai. Trong lúc xô xát, Thực bị Vững rút dao đâm một nhát chí mạng vào ngực phải. Gây án xong, cả hai lên xe máy tẩu thoát.
Thực ôm vết thương chạy vào Trường THPT Trần Đại Nghĩa lánh nạn. Do vết thương quá sâu, Thực gục ngã trong sân trường, nằm bất động, người bê bết máu và được các phụ huynh đứng đón con ở đó đưa đi cấp cứu. Sau đó, Thực đã tử vong vào trưa cùng ngày.
Không chỉ tại trung tâm tỉnh lỵ, ở vùng nông thôn, địa bàn tuyến huyện vùng sâu vùng xa như Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành... tình trạng thanh thiếu niên sử dụng "hàng nóng" ngày càng phổ biến.
Điển hình những vụ giết người xảy ra tại huyện Châu Thành (Trà Vinh), nguyên nhân chỉ vì một con gà.
Cụ thể, trưa ngày 1/2, Huynh Văn Tuân (SN 1989), ngu xa Thanh My, huyên Châu Thanh, mang theo ga đa ru Nguyên Hoang Anh (ngu cung đia phương) va môt ngươi ban hun hap đa ga ăn tiên.
Sau 2 đô ga, Tuân thua hêt 1,2 triêu đông. Do thua độ, Tuẩn đoi băt ga mang vê lam giông nhưng bi Hoang Anh can lai.
Quá bức xúc, Tuẩn chay vê nha, lây con dao bâm từng mua đê dành phong thân khi hoc lai xe ơ TP.HCM và móc dao ra "noi chuyên".
Hậu quả là Hoang Anh không kịp trở tay và đã tử vong trên đương câp cưu.
Thượng tá Nguyễn Văn Hô, Trưởng phòng CSĐT TP về TTXH (PC45) Công an Tra Vinh cho biết, qua rà soát toan tinh co khoảng 750 đối tượng tụ tập đêm khuya, trong đó có 19 nhóm tụ tập nhiều đối tượng, 490 đối tượng thường xuyên có hành động tụ tập càn quấy, 100 đối tượng có sử dụng hung khí (gần 70% đối tượng ở độ tuổi dưới 30).
Hầu hết đối tượng khai nhận do co mâu thuân vơi các nhom khác nên thu dao, kiếm đê phong thân.
&'Hàng nóng' tấn công trường học
Chi trong vong một thời gian ngắn, Công an phường 6, TP. Tra Vinh (tỉnh Tra Vinh) đa xư ly 3 vu đanh nhau, co hung khi cua nhom hoc sinh Trương THPT Minh Tri 2.
Cộm cán có em Trân Phươc Sang, hoc sinh lơp 7, một trong những trường hợp thường xuyên bỏ dao trong người để gây gổ, đánh bạn thương tích.
Các đối tượng tham gia vụ chém nhau tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bị bắt giữ tại cơ quan CSĐT.
Chiều ngày 19/9/2011, nhom cua Sang bi nhom cua Thach Hoang Nam (SN 1999), ngu phường 9, TP. Tra Vinh chăn đanh trươc công trương sau giờ tan học.
Ngay lập tức, Sang rut dao trong người ra chem Nam bi thương. Đang thất thế, bất ngờ nhóm của Nam xuất hiện thêm 2 đối tượng cầm thanh sắt, rượt chém nhóm Sang gây náo loạn trên đường phố.
Sự việc chỉ dừng lại, khi có sự can thiệp của lưc lương Công an phường 6 phat hiên.
Tiếp theo, ngay 29/11/2011, nhóm của Sang lại gây náo loạn, rượt chém bạn học như trong phim hành động, khiến Lưu Anh Tu, ngu tại phường 1, TP. Tra Vinh phải nhập viện cấp cứu.
Sau vụ việc, cơ quan CSĐT thu giữ được 5 con dao, cùng một số tang vật liên quan. Nguyên nhân chính là do giữa 2 nhóm Sang và Tú có mâu thuẫn với nhau, nhiều lần hẹn ra công viên để phân thắng thua nhưng bất thành.
Còn trường hợp của Nguyên Hoai Nam, hoc lơp 10, ngu tại xa Tam Ngai, huyên Câu Ke, tỉnh Tra Vinh, mới chỉ 15 tuôi nhưng đa co biết xăm hình thù trên người và luôn lận dao, sẵn sàng hành xử theo kiểu dân anh chị.
Do là con út, Nam được gia đình cưng chiều, không chiu hoc hành, luôn tụ tập với các đối tượng bât hao ngoai xa hôi để gây rối trât tư.
Chỉ vì một sự việc nhỏ, Nam đã rút dao đâm chết bạn học. Sự việc xảy ra vào tối ngay 17/12/2011, sau châu nhâu, Nam cung môt vai ngươi ban đên uông nươc tai quan ca phê gân nha. Khi đó, trong quan co Trần Ngô Trung Tín và Nguyễn Minh Cảnh (15 tuổi), hoc sinh lớp 10, đang ngôi uông nươc.
Đơn giản, Nam cho răng nhom cua Tin nhin đêu nhom minh, Nam cùng đồng bọn đa xông tơi đanh Canh va bât ngơ Nam rut dao bâm đâm trong thương Tin, khiên nan nhân chêt trên đương đi câp cưu.
Theo Đại tá Lê Việt Hùng, Phó GĐ Công an TP. Cần Thơ, để phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em.
Ngoài ra, cần tạo sự đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý thanh thiếu niên hư và học sinh cá biệt để giúp các em tiến bộ, không để ảnh hưởng đến các em khác.
Theo VietNamNet
Cuối năm, "hàng nóng", "hàng lạnh" tràn biên giới Đến chợ Ka Rôn (thuộc huyện SêPôn, tỉnh Savannakhẹt, Lào), không chỉ có các mặt hàng như giày dép, đồ điện tử... mà còn có sự hiện diện của các loại "hàng nóng", "hàng lạnh" như đao kiếm, mã tấu, thuốc nổ, pháo và có cả băng đĩa đồi trụy. Bày bán công khai Qua cầu Xả Ớt chừng 2 km, chợ Ka...