Hàng xóm thuê côn đồ “bức tử” hơn 300 cây đang kỳ bói quả
Chỉ vì không đồng ý giao lại mảnh đất mình đã thầu khi chưa kết thúc thời hạn mà 342 cây trồng (nhãn, bưởi, chuối, lộc vừng) của ông Hà Ngọc Bình xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa-Hà Nội bị người hàng xóm đem quân đến đốn sạch, dù vườn cây sắp đến ngày hái quả.
Hàng xóm láng giềng: Làm như thế quá tuyệt tình!
Vụ việc xảy ra vào ngày 1/6 cho đến nay đã gần 1 tuần nhưng nỗi bức xúc, phẫn nộ với hành động “mất hết tình người” này vẫn thường trực trong mỗi người dân khắp xóm Bãi mỗi khi nhắc đến.
Chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối anh T, trú tại xóm Bãi cho biết, khoảng 8h sáng ngày 1/6, khoảng 30 người cầm dao phi xe đến vườn nhà ông Bình chặt nhãn. “Lúc ấy, tôi chẳng biết là ai cả, chỉ gọi bố có người đang chặt nhãn nhà ông Bình. Nhãn thì đang có quả. Về phương diện người ngoài, lý thì tôi không biết thế nào nhưng về tình người, làng xóm láng giềng mà làm như thế thì quá tuyệt tình. Kể cả cây chuối, không đáng giá là bao nhưng chặt đi như thế là không được. Làng xóm với nhau mà không nói với nhau một tiếng. Muốn đòi đất thì cũng phải bảo cho người ta biết. Đùng một cái làm như thế là không được.”
Ông Hà Văn Bình với “bãi chiến trường” thương tâm
Tìm đến nhà ông Bình, được ông dẫn ra chiêm ngưỡng “bãi chiến trường” sau khi bị người hàng xóm kéo người đến “tàn phá”. La liệt khắp vườn là nhãn, bưởi nằm đổ gục, trơ gốc, cành héo hon còn bám chi chít quả non. Bên vệ cỏ rìa ruộng nhàu nát, buồng chuối xanh nằm lăn lóc, thâm đen. Tường rào bao quanh giờ trở thành đốc gạch vụn.
Trân trân nhìn vào thành quả bao năm mình gây dựng, bỗng chốc thành đống đổ nát, hoang tàn ông nghẹn ngào: “Xót ruột lắm. Lúc ấy không làm gì được, chỉ đứng nhìn người ta chặt, chẳng ai dám can thiệp cả. Tôi chỉ biết báo công an xã để họ xem xét chứ một mình mình làm được gì.
Nhà tôi cũng đã ngăn chặn mấy lần rồi, lần trước họ xuống định dọn mặt bằng và phá cây nhưng không thành vì có xã can thiệp kịp thời. Hai bên đã đã lên ủy ban và đã giải hòa nhưng chưa lần nào có được thỏa thuận cả”.
Ông Bình cho biết, chủ nhân của mảnh đất này là ông Lưu Tiến Hổ, người cùng xóm Bãi. Ông Hổ đi làm ăn xa, bà Đỗ Thị Hiểu, chị dâu ông đã đứng ra cho anh Dư Văn Chắt, cũng là người cùng xóm thầu mảnh đất này. Mảnh đất rộng 720m2, được chia làm 3 phần. Ông Chắt lại cho ông Bình và một người khác thầu lại, mỗi người là 240m2.
Ông Bình bắt đầu nhận đất từ ngày 1/8/2008. Theo hợp đồng giữa ông Chắt và ông Bình thì ông Bình sẽ được toàn quyền sử dụng cho đến khi chính sách nhà nước thay đổi đất nông nghiệp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để cho vuông ruộng và gọn hơn ông Bình đổi tiếp 300m2 đất của mình cho ông Chắt với số đất tương tự (số đất này nằm trên phần đất của ông Hổ cho ông Chắt thầu). Như vậy, tổng số đất sau khi thầu và chuyển đổi là 540m2 nằm trên phần đất ông Hổ.
“Việc ông Chắt và ông Hổ phá hợp đồng như thế nào tôi không được biết, chỉ đến ngày 13/4/2011 tôi mới biết đến ngày 15/4/2011 phải giải phóng hết mặt bằng trên mảnh đất của ông Hổ rộng 540m2 đó. Tôi đã đề nghị lên UB giải quyết tôi là người thứ 3 liên quan đến đất này. Sau khi làm đơn lên xã có can thiệp, mời tôi và ông Hổ lên đấy giảng hòa. Nhưng ông Hổ nói một câu rằng tôi không đủ tư cách để nói chuyện. Ông ấy không chấp nhận một lý do gì cả, đã quyết định giải phóng mặt bằng rồi”.
Ngày 16/4, ông Hổ đã cho người xuống định phá cây nhưng không thành. Đến ngày 1/6, ông Hổ một lần nữa đưa người xuống và lần này ông Hổ đã đạt được ý nguyện. Toàn bộ số cây bị đốn sạch trong chớp nhoáng. “Họ làm xong họ tập trung quay về hết. Đi nhanh, về nhanh mà giải quyết cũng nhanh. Ông ấy không cần quan tâm đến mình, không cần biết mình là ai. Người đi qua họ rất thương xót cho mình. Thiệt hại ban đầu ước tỉnh hơn 200 triệu đồng, đối với nông dân đây là một thiệt hại rất lớn.”
Chị Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Bình than thở: “Thực sự thấy rất buồn, là hàng xóm nhưng hết tình hết nghĩa. Nguồn thu nhập chính của gia đình trông cậy vào vườn cây này, giờ bị phá gia đình tôi cũng không biết xoay sở vào đâu. Nếu không làm gì thì chết đói. Chưa nói đến ảnh hưởng vụ sau vì cây tôi trồng đã 4 năm rồi. Bao nhiêu công mình chăm bón giờ trong nháy mắt đã tan hoang. Năm nay tưởng được mùa vì cây nào cây ấy quả rất sai, nào ngờ… Nuôi 2 con ăn học. Năm nay phải trả tiền lãi vay cho con ăn học, giờ họ phá mất vườn nhãn biết lấy đâu ra”.
Xã nói: tự giải quyết
Đem thắc mắc đến hỏi ông Dư Văn Chắt, ông chỉ biết chép miệng: “Uất lắm. Theo hợp đồng đúng ra đến bao giờ nhà nước có thay đổi chính sách thì mới thay đổi.
Còn thay đổi như thế nào thì 2 bên phải thống nhất. Tôi ký hợp đồng thầu đất ông Hổ từ năm 1998. Tôi thầu 720m2 nhà ông Hổ, đóng 360kg sản phẩm/năm, cùng chia làm 3 phần cho 3 nhà thầu.
Ông Lê Xuân Thành, Phó CT xã Hòa Xá
Hằng năm ông Hổ vẫn nhận sản đầy đủ. Nhưng đến tháng 8/2010 (âm lịch) tôi mang sản đến thì ông ấy không nhận sản nữa. Ông ấy bảo ông ấy đòi ruộng. Lúc ấy tôi bảo về bàn với các gia đình cùng thầu nhưng mọi người không đồng ý vì cây đang ra quả. Tôi có khất đến năm 2013 muốn là để bán được cây đi không thì đánh dồn vào chỗ khác nhưng ông Hổ không nghe. Khi ông Hổ không nghe tôi xin khất đến hết tháng 8 năm nay (âm lịch) nhãn ra quả xong thì muốn bàn gì thì bàn. Nhưng ông Bình nói rằng đến lúc ấy chưa thu hoạch được nhãn vì năm nay là ra nhãn muộn chứ mọi khi ăn tết xong là nhãn ra quả. Đùng một cái xảy ra sự việc mà không báo cho ai cả.
Hôm lên UB xã làm việc, ông Hổ không đồng ý việc gia hạn thời gian, xã cũng xin để gia hạn đến hết 31/10/2011 dương nhưng ông Hổ không nghe và đến 1/6 ông Hổ kéo quân đến chặt.
Cây xanh tốt, sai quả là thế mà cứ như thế là ông ấy đốn chặt thôi, chả báo cho ai hết. Việc chưa đâu vào mới đâu mà ông ấy đã hành xử như thế rồi. Ác quá, bao mồ hôi nước mắt của người nông dân mới được cái cây, được đến ngày ăn quả, có gì đi chăng nữa cũng phải châm chước cho người ta. Miếng ăn đến mồm rồi mà đang tâm cầm dao phạt của người ta như thế. Chẳng những tôi, ông Bình thấy uất mà cả cái xóm này người ta cũng thấy uất ức theo. Không phải của mình nhưng cùng là người nông dân, làm ra được như vậy phải mất bao công sức người ta cũng thấy xót thay cho nhà ông Bình”. Ông Chắt bức xúc.
Như được ông Chắt nói hộ lòng mình, cô D, xóm Bãi, ngồi ngay cạnh cũng gay gắt: “Tất cả hàng xóm kéo đến, ai cũng bất bình về sự việc này. Như thế là phá hoại tài sản của công dân rồi còn gì nữa. Dù là anh thuê đất, dù là đến thời hạn đi chăng nữa, nhưng đây là vô thời hạn cơ mà, mà sao lại làm ăn như thế. Tôi không biết giao dịch thuê đất của họ là như thế nào, nhưng tôi nhìn họ ứng xử với nhau như thế là không được. Người ta làm như vậy là có tổ chức rồi. Một lúc kéo 30 người lớn bé xuống cứ thế cầm dao chặt 5 -10 phút. Dù là hết hạn đi chăng nữa cũng phải để cho người ta ăn cây đã, người ta xử lý xong rồi mình muốn làm gì thì làm”.
Được biết, trước đó, ngày 27/4 vườn cà đang trổ hoa của gia đình ông Chắt trồng trên mảnh đất thầu cũng bị ông Hổ cho chặt dù chỉ còn một tháng nữa là đến độ thu hoạch.
“Hôm lên xã với ông Hổ, tôi có đề nghị vì liên quan đến 3 bên nên mời cả ông Bình lên làm việc. Trên giấy mời có ghi, khi đi mang theo giấy mời và các giấy tờ liên quan. Nhưng mang lên không ai xem cả, kể cả giấy đổi đất của ông Bình. Cuối cùng thống nhất hôm ấy là cho lấy lại đất. Nhưng ông Bình lại không được mời “. Ông Chắt nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Chắt, trong hợp đồng giữa ông và bà Hiểu không hề có ghi nội dung: không được trồng cây lâu năm nhưng khi xem lại hợp đồng mà ông Hổ đưa ra thì nội dung này lại được ghi thêm vào dòng để trống.
Trao đổi với ông Lê Xuân Thành, Phó CT xã Hòa Xá, người trực tiếp xử lý vụ việc cho biết, đúng là có hợp đồng giữa ông Chắt và bà Đỗ Thị Hiểu. Theo như vị Phó chủ tịch xã này nói: Ông Lưu Tiến Hổ có vợ là Phạm Thị Yên, 2 vợ chồng đi nam, thửa ruộng này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bìa đỏ, đất màu, giao lại cho anh trai Lưu Tiến Hòa và bà chị dâu là Đỗ Thị Hiểu. Bà Hiểu hợp đồng với anh Dư Văn Chắt nói rõ: hàng năm phải đóng sản lượng trước một năm và không được trồng cây ăn quả trên đất màu, và anh Chắt có ký. Tay anh Chắt viết và anh Chắt ký. Đất này là đất quy hoạch trồng cây nông nghiệp chứ không phải trồng cây lâu năm, mà chỉ là đất màu.
Anh Chắt nhận được hợp đồng của bà Hiểu thì đến năm 2008 anh Chắt mang lên giả hợp đồng và từ năm đấy thì không đóng sản phẩm nữa. Ông Hổ về thì ông có ý kiến là đề nghị anh giao lại đất để canh tác. Đầu tiên ông Hổ có thiện chí nói với anh Chắt là cho anh thời gian để anh di chuyển cây và hỗ trợ 2 triệu cho anh Chắt và không lấy sản phẩm trong năm vừa rồi. Nhưng sau khi ông Hổ và anh Chắt làm việc chưa xong thì ông Hổ làm đơn lên Hợp tác xã nông nghiệp và UB, đầu tiên hợp tác xã nông nghiệp giải quyết và xác định đó là đất của bà Phạm Thị Yên và ông Lưu Tiến Hổ, được cấp bìa đỏ rồi. Nhưng sau mời 2 bên làm việc thì anh Chắt vẫn không nhất trí.
Theo ông Thành, tại hội nghị hòa giải đầu tiên (30/3/2011) ông Chắt đã nhất trí trả lại đất cho ông Hổ, gia hạn đến ngày sẽ trao trả, anh Chắt cũng kí văn bản đàng hoàng. Đến ngày 15/4 ông Hổ lên để chặt cây thì công an xã xuống can thiệp, mời tất cả 2 bên lên làm việc nhưng vẫn không xong.
“Ngày 26/4 mời tất cả các thành phần và có mời cả anh Hà. Tại hội nghị ông Chắt xin lui thời gian đến 30/10/2011 sẽ bàn giao trả đất cho ông Hổ, ông Chắt cũng xin sản phẩm thầu 720m2 trong thời gian vừa rồi không đóng thì ông Hổ cũng hoàn toàn nhất trí. Nhưng khi hỏi anh Bình thì anh Bình không nhất trí, anh Bình cho rằng anh Bình phải canh tác đến năm 2013 hoặc đến khi nào nhà nước có chính sách thay đổi đất nông nghiệp. Hội nghị hòa giải không được. Ông Bình cũng đề nghị chúng tôi là giải quyết đền bù giữa anh Chắt và anh Bình nhưng chúng tôi bảo cái này là giữa gia đình nhà anh anh về anh làm việc, thỏa thuận với nhau nhưng chúng tôi chỉ hòa giải trong vấn đề đất đai. Còn hoa màu thì giữa ông cháu nhà anh phải giải quyết. Mà thực ra chúng tôi cũng chẳng nom thấy hợp đồng của cậu cháu nhà anh như thế nào mà chúng tôi biết cả. Khi lên xã làm việc cũng chỉ có hợp đồng giữa anh Dư Văn Chắt và bà Hiểu chứ không có cái gì hết.
Đến ngày 1/6, nhận được tin ông Bình lên báo chúng tôi có cử lực lượng an ninh xuống và lập biên bản xác định. Ngày hôm sau lực lượng an ninh lại xuống lập biên bản xác định một lần nữa để hoàn thiện hồ sơ báo cáo công an huyện”. Ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho hay: “Chúng tôi cũng đã giao hết cho lực lượng an ninh vì chúng tôi xác định đây là phá hoại tài sản. Ông Hổ có đúng như thế nào tôi không biết, nhưng bây giờ ông chặt cây của người ta là ông đang vi phạm pháp luật, là ông phá tài sản của công dân. Còn đất đai giải quyết như thế nào đó là đang trong thời gian giải quyết. Vụ việc này lớn, thẩm quyền của xã không giải quyết được, chúng tôi đã hoàn thiện hồ sơ gửi lên công an huyện từ ngày 3/6″.
Chưa biết vụ việc ai đúng, ai sai, nhưng cách hành xử như vậy có giống cách cư xử giữa người với người và trách nhiệm của xã liệu đã làm hết mức? Mong rằng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để đem lại công bằng cho người dân, lấy lại niềm tin nơi luật pháp.
Theo Phunutoday
Cảnh giác với tội phạm cướp giật túi xách
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ứng Hòa vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 2 đối tượng đều trú ở Thọ Vực, xã Đội Bình về hành vi cướp giật theo khoản 2 điều 136 - Bộ Luật hình sự.
Đối tượng Đặng Xuân Trường
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, khoảng 16h ngày 1/3, bà Bùi Thị Mão, SN 1963, công tác tại Trường Tiểu học Hòa Lâm khi đang đi xe máy tới khu vực Cống Khê - Hòa Lâm thì bị 3 thanh niên đi xe máy cướp chiếc túi xách, bên trong có 265 nghìn đồng và nhiều giấy tờ tùy thân.
Nhận được tin báo của bị hại, sau một ngày điều tra truy xét, đội CSĐT tội phạm về TTXH CAH đã bắt giữ đối tượng gây án là Đặng Xuân Trường, SN 1990 và Kiều Tuấn Anh, SN 1990 đều ở Thọ Vực, xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa. Tại cơ quan điều tra CA huyện, Trường và Tuấn khai nhận, để có tiền tiêu xài, chơi điện tử, chúng đã rủ nhau đi cướp tài sản. Lợi dụng sự mất cảnh giác của các phụ nữ đi đường mang theo túi xách trên những khu vực vắng, ít người qua lại, chúng đi xe máy áp sát rồi thực hành vi cướp.
Đối tượng Kiều Tuấn Anh
Qua đấu tranh khai thác mở rộng, đội Cảnh sát điều tội phạm về trật tự xã hội CAH đã làm rõ Nguyễn Văn Trường là thủ phạm của 5 vụ cướp tương tự trên các xã Vạn Thái, Hòa Phú, Trung Tú và Liên Bạt. Từ vụ án trên cho thấy, tuy giá trị tài sản bị cướp không lớn nhưng tính chất lại rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nhân dân, đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang túi xách khi tham gia giao thông.Các đối tượng gây án chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật, nhưng với các phụ khi tham gia giao thông sẽ có thêm một bài học cảnh giác.
Theo ANTD
Chiếc điếu cày, một mạng người và 10 năm tù giam Tới đòi nợ 100 nghìn nhà anh Hoàn, Trường đã không kìm được bực tức và cầm chiếc điếu cày phang chủ nhân dẫn tới chấn thương sọ não. Đào Văn Trường tại tòa. Ngày 29/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Đào Văn Trường, 45 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội 10 năm tù giam về tội giết người. Có mặt...