Hàng xóm tăng sức mạnh cơ bắp, nói thẳng đề phòng Nga
Cùng với Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy cũng đang gấp rút có những bước chuyển về quốc phòng để đối phó với tình huống chiến tranh có thể xảy ra.
Theo Sputnik, Phần Lan đang có kế hoạch sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm này ở dọc đường biên giới dài 1.340km với Nga để ngăn chặn người tị nạn xâm nhập vào nước này từ biên giới Bắc Cực.
“Kế hoạch là sẽ thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái để đưa vào hoạt động tại biên giới với Nga và các khu vực duyên hải. Chúng tôi muốn xem công nghệ này có phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Phần Lan hay không”, Thiếu tá Jussi Napola cho biết.
Dù tuyên bố việc thử nghiệm và triển khai UAV trên tuyến biên giới với Nga chỉ nhằm mục đích giám sát dòng người tị nạn nhưng theo đánh giá của một số chiến lược gia, đây không phải là lý do duy nhất của dự án này.
Theo đó, giám sát vùng biên giới với Nga mới là mục đích chính của Phần Lan. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở bởi nỗi sợ và đề phòng Nga đang ngày càng lan rộng trong các nước láng giềng của nước này. Mới đây, trong tài liệu bị rò rỉ cho thấy, Thụy Điển cần chuẩn bị sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh vũ trang chống lại một đối thủ có trình độ – đó là Nga”.
Tiêm kích F-16 của NATO tuần tra áp sát Nga.
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây, việc Nga đã nhiều lần thử phản ứng phòng thủ của Thụy Điển bằng việc điều chiến đấu cơ đến gần biên giới khiến Stockholm hết sức lo lắng cho tình hình an ninh của đất nước.
Các tài liệu rò rỉ trích lời Tư lệnh quân đội Thụy Điển Anders Brannstrom phát biểu trước cuộc họp quốc phòng nói rằng, chiến tranh có thể đến với nước này trong vài năm nữa. “Tình hình an ninh chúng ta đang bị đe dọa khiến tôi nghĩ rằng, trong vài năm nữa đất nước chúng ta có thể xảy ra chiến tranh”, ông Brannstrom nói.
Ông Brannstrom cho biết thêm: “Quân đội chúng ta phải xây dựng tất cả các lực lượng hùng mạnh để thực thi các quyết định chính trị. Tất cả mọi quân nhân và những ai ủng hộ chúng ta phải đoàn kết để đối mặt với kẻ thù”.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, lãnh đạo hàng đầu của các lực lượng vũ trang nói rằng, Thụy Điển đang bên bờ vực chiến tranh. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Allan Widman cho biết, Thụy Điển đang chứng kiến “sự hung hăng” ngày càng tăng từ Nga, bởi nước này không phải là một thành viên NATO. Ông cũng chỉ ra một cuộc xung đột với Nga có thể xảy ra.
Ông Wildman nói thêm: “Theo tôi, tình hình an ninh của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng,Thụy Điển dù đã có hơn 200 năm hòa bình, cũng phải chuẩn bị về mặt tinh thần cho bất kỳ một cuộc xung đột vũ trang liên quan có thể ập đến”.
Trong khi đó, dù không tuyên bố thẳng thắn như Thụy Điển nhưng các bước đi của Na Uy cho thấy nước này đang từng bước thực hiện làm chốt chặn với Nga.
Kể từ ngày 1/5/2015, Na Uy đảm nhiệm trách nhiệm chính trong sứ mệnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo vệ không phận Estonia, Latvia và Litva.
Trong sứ mệnh này, các quốc gia đồng minh của NATO lần lượt tiến hành việc tuần tra trên không trong bốn tháng. Cho tới cuối tháng Tám, sẽ đến lượt các chiến đấu cơ của Bỉ, Italy, Na Uy và Anh thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Động thái của Na Uy trong thời gian gần đây cho thấy quốc gia này ứng xử ngày càng mạnh mẽ hơn. Trước đó, Na Uy đã nối tiếp EU ngấm ngầm thông qua “danh sách đen” mở rộng dành cho Nga và Ukraine, trong đó có 19 cá nhân và 9 pháp nhân.
Tuyên bố chính thức của đại diện bộ trên dành cho hãng thông tấn TASS nêu rõ: “Việc thông qua sửa đổi liên quan đến danh sách những người có tài khoản ở nước ngoài cần phải phong tỏa tương ứng với quyết định gần đây của EU”.
Đáng chú ý là Na Uy liên kết với toàn bộ gói biện pháp trừng phạt của EU, mặc dù là quốc gia vùng Scandinavia và không phải là thành viên của liên minh này. “Danh sách đen” của Na Uy tương tự danh sách mà EU lập ra nhằm vào Nga.
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Malaysia kết luận "thân thế" mảnh vỡ nghi của MH370
Bộ Giao thông vận tải Malaysia ngày 26-1 khẳng định mảnh vỡ máy bay "bí ẩn" tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía Nam Thái Lan không phải là của chuyến bay MH370.
Bộ này cho biết mảnh vỡ không khớp với những bộ phận của một chiếc máy bay Boeing 777 và các con số trên mảnh vỡ không nằm trong danh mục liệt kê của hãng Malaysia Airlines.
Một mảnh kim loại lớn cong đã dạt vào bờ biển tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan hôm 23-1, dẫn đến những suy đoán cho rằng mảnh vỡ này có thể là của chuyến bay MH370. Sự mất tích của chuyến bay MH370 là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không.
Trẻ em viết những thông điệp đầy hy vọng đến hành khách trong chuyến bay MH370 tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) vào ngày 14-6-2014. (Ảnh: Reuters)
Chiếc máy bay chở 239 người này đã mất tích một cách bí ẩn hồi tháng 3-2014 khi đang trên đường bay từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Một mảnh vỡ của máy bay này đã trôi dạt vào đảo Reunion (Pháp) hồi tháng 7-2015 nhưng không nhiều phát hiện được tìm ra.
Một cuộc tìm kiếm, được Úc và nhiều nước tiến hành, đã tập trung vào một khu vực rộng 120.000 km2 ở khu vực phía Nam của Ấn Độ Dương. Hồi đầu tuần này, nhà chức trách Úc cho biết họ đã bị mất một máy dò sonar được sử dụng để định vị vật dưới nước bằng sóng âm trong lúc tiến hành tìm kiếm.
Theo Reuters
Theo_PLO
Mỹ gia tăng đề phòng Triều Tiên Mỹ dự kiến yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên, chuyển đổi mục đích căn cứ chống tên lửa ở Hawaii đề phòng Bình Nhưỡng. UPI hôm 22/1 cho hay về động thái mới về các hình thức trừng phạt từ phía Washington đối với Bình Nhưỡng sau khi phản đối rồi phủ nhận cuộc thử bom nhiệt...