Hãng xe Ford vật lộn với tình trạng thiếu chip toàn cầu
Cũng giống như General Motors, Ford đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chất bán dẫn ở nhiều thị trường.
Nhà sản xuất ô tô Mỹ đã áp dụng mọi giải pháp nhằm giảm thiểu sự gián đoạn trong sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới. Nhưng cuối cùng, Ford buộc phải chấp nhận rằng, việc thiếu chip ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của họ, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở cả những thị trường lớn khác.
Ford đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chip toàn cầu. (Ảnh: Autoevolution)
Số liệu thống kê sản xuất gần đây nhất của Ford cho thấy cơn ác mộng của việc thiếu chip đặc biệt diễn ra ở thị trường Trung Quốc, song song với tình hình dịch bệnh và lũ lụt xảy ra ở miền Trung nước này.
Cụ thể, doanh số bán hàng của họ tại Trung Quốc trong Quý III/2021 chỉ đạt 150.100 xe, giảm khoảng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tín hiệu khởi sắc duy nhất của Ford đến từ dòng xe sang Lincoln do công ty con Lincoln Motor sản xuất, khi thương hiệu này ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán xe du lịch là 24%.
Tính chung, doanh số của Ford tại Trung Quốc trong 3 quý đầu năm nay đạt mức tăng trưởng 11%, nhờ có 457.000 xe bán ra trong nước, trong đó Lincoln đạt mức tăng trưởng hơn 68,7%.
Như vậy, rõ ràng tình trạng thiếu chip toàn cầu đã gây ra sự gián đoạn lớn cho Ford, nhưng có vẻ như hãng này lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn ở thị trường quê nhà. Tại Hoa Kỳ, nhà sản xuất ô tô Mỹ đã giao ít hơn 400.000 xe trong Quý III, bằng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích trong ngành ô tô kỳ vọng tình trạng thiếu chip sẽ giảm bớt trong những tháng tới trước khi sự phục hồi đạt tốc độ nhanh hơn trong suốt năm 2022. Vào năm 2023, một số cảnh báo cho rằng thị trường ô tô có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng dư cung chip.
Thiếu chip, Ford và Volvo loại bỏ các tính năng an toàn khỏi ô tô
Một số nhà sản xuất ô tô như Ford và Volvo đang hy sinh các tính năng an toàn và tiện lợi trên xe để duy trì doanh thu trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn.
Quyết định của Ford và Volvo đang đi ngược lại với các nhà sản xuất khác, trong khi họ chọn sản xuất một số mẫu xe sử dụng ít chip thay vì tạm dừng sản xuất một thời gian.
Cụ thể, Ford đang cung cấp hai phiên bản của Puma là Titanium và ST-Line, với thông số kỹ thuật 'Thiết kế riêng' rẻ hơn, sử dụng ít chip hơn, nhưng kết quả là mất đi một số tính năng an toàn nhất định.
Thiếu chip, Ford và Volvo loại bỏ các tính năng an toàn khỏi ô tô
Phiên bản ST-Line "thiết kế" sẽ không được hỗ trợ các tính năng như: chiếu sáng trên cao, cảm biến đỗ xe phía sau, hỗ trợ giữ làn đường, cảnh báo chệch làn đường, hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB)...v.v
Các mẫu "thiết kế" này rẻ hơn so với các mẫu ST-Line và Titanium chuẩn lần lượt 900 bảng (28 triệu đồng) và 1.550 bảng Anh (49 triệu đồng).
Theo Ford, việc giảm bớt chip trên xe đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải nhận xe lâu hơn so với với một chiếc xe được trang bị đầy đủ chip, có thể là 1 hoặc 2 tháng.
Mặt khác, việc không có hệ thống phanh khẩn cấp tự động AEB và hỗ trợ giữ làn đường có nghĩa là những chiếc xe thiếu chip của Ford Puma sẽ không được áp dụng tiêu chuẩn an toàn của Euro NCAP.
Để bảo vệ quyền lợi và an toàn của người dùng, hệ thống cảnh báo chệch làn đường và hệ thống AEB sẽ trở thành phê duyệt bắt buộc trong tiêu chuẩn an toàn của Euro NCAP từ tháng 5 năm 2022.
Trong một diễn biến khác, Volvo đã xác nhận rằng sự thiếu hụt chip đã buộc hãng này phải cắt bớt các tính năng của Driver Awareness trên XC60.
Volvo buộc phải loại bớt các tính năng an toàn do thiếu chip. (Ảnh: Autocar)
Các tính năng này bao gồm: Hệ thống thông tin điểm mù, cảnh báo giao thông cắt ngang và ảnh báo và giảm thiểu va chạm phía sau.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Volvo Car UK cho biết. "Tiêu chuẩn an toàn cơ bản của XC60 không bị ảnh hưởng. Những tính năng này không có tác động đến xếp hạng an toàn Euro NCAP đối với ô tô của chúng tôi. Chúng hoàn toàn đủ các tính năng an toàn tiêu chuẩn."
Volvo đang liên hệ với những khách hàng đã đặt trước những mẫu xe thiếu chip này để trao đổi về việc có muốn tiếp tục đơn hàng không hay đợi đến khi có đủ phụ kiện.
Người phát ngôn cho biết thêm: "Tình hình chất bán dẫn rất bất ổn, vì vậy chúng tôi không biết khi nào các tính năng này sẽ được cung cấp trở lại. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp của mình để giảm thiểu tác động đến khách hàng".
Toyota bán nhiều xe hơn General Motors Ngay tại thị trường quê nhà, General Motors (GM) bị hãng xe Nhật vượt mặt trong 9 tháng đầu năm, và có thể thua trong cả năm. Trong 9 tháng đầu năm, Toyota bán được 1,86 triệu xe tại Mỹ, so với 1,78 triệu xe của GM. Mức chênh lệch giữa hai bên là 80.000 xe, theo dữ liệu công bố ngày đầu...