Hàng ‘vô chủ’ phải xử lý nhanh
Chiều 23.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã có buổi làm việc với Cục Hải quan TP.HCM.
Kiểm tra container có hàng cấm nhập tại cảng Hiệp Phước (TP.HCM) – Ảnh: Đình Mười
Ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (phụ trách Cục Hải quan TP.HCM) cho biết: Từ đầu năm đến ngày 15.11 đã lập 2.178 biên bản vi phạm, gồm 24 vụ buôn lậu – vận chuyển trái phép hàng qua biên giới, 191 vụ gian lận thương mại, còn lại chủ yếu vi phạm thủ tục hải quan và vi phạm khác.
Thực hiện rà soát container tồn đọng, Hải quan TP phối hợp Cục Điều tra chống buôn lậu lập được danh sách 1.054 container của 183 doanh nghiệp cần phải đưa vào soi chiếu để xác định nghi vấn, triển khai khám xét. Đến nay, đã soi chiếu 921 container phát hiện 213 container có nghi vấn chứa hàng hóa vi phạm pháp luật. “Để tồn lâu như vậy là có vấn đề. Chúng tôi mời 3 lần, hầu hết doanh nghiệp không lên, từ chối nhận hàng. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục điều tra, xác minh”, ông Cường cho biết.
Để chống buôn lậu hiệu quả, Hải quan TP kiến nghị Chính phủ bổ sung quy định các hãng hàng không thông tin về hành khách xuất cảnh cho hải quan (hiện chỉ mới quy định truyền thông tin hành khách nhập cảnh); cần có quy định xử lý hình sự nếu tổ chức, cá nhân xuất khẩu trái phép các loại tiền chất thiết yếu để sản xuất ma túy tổng hợp (ephedrine, pseudoepherine); xây dựng trung tâm dữ liệu về ma túy để lực lượng chức năng tra cứu kịp thời; các bộ GTVT, Công an chỉ đạo an ninh hàng không, công an cửa khẩu phối hợp hải quan bắt giữ người nước ngoài vận chuyển ma túy…
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Cục Hải quan TP đã thực hiện tốt việc cải cách hành chính; có nhiều giải pháp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu; thu thuế đạt kết quả tốt, đóng góp lớn vào chỉ tiêu ngân sách cả nước.
Phó thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, bảo kê buôn lậu. Hàng thuộc diện vô chủ phải nhanh chóng xử lý để tránh thất thu ngân sách.
Video đang HOT
Đình Mười
Theo Thanhnien
Thủ tướng: Buôn lậu hoành hành do cán bộ tiếp tay, bảo kê
"Cán bộ bao che, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu chứ các đối tượng cầm đầu không tài giỏi đến mức các cơ quan chức năng không biết và không xử lý được" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ và yêu cầu các cơ quan chức năng phải phát hiện, điều tra, triệt phá cho được những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu.
Chiều 21/5/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 11 tỉnh thành sơ kết thực hiện Chỉ thị 30 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, sau khi Chỉ thị 30 được ban hành, các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt sâu rộng, xác lập nhiều kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án đánh mạnh vào các đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Ở nội địa, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa nên tình trạng bày bán thuốc lá nhập lậu ở nhiều địa phương không còn công khai so với trước. Ở địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, hoạt động vận chuyển thuốc lá không còn rầm rộ như trước đây.
Thủ tướng chỉ đạo hội nghị về phòng chống buôn lậu thuốc lá.
Kết quả cụ thể thực hiện Chỉ thị 30, các lực lượng chức năng trong cả nước đã bắt giữ 5.428 vụ với gần 5.179.000 bao thuốc lá lậu, khởi tố 108 vụ với 176 đối tượng, thu giữ hơn 1.400 xe máy các loại, 22 xuồng cao tốc, 31 ô tô.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã triển khai gần 1.500 đợt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho trên 33.300 tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát; tổ chức ký cam kết đến 36.728 cơ sở kinh doanh mặt hàng thuốc lá.
Tuy nhiên theo đánh giá, thời gian gần đây do bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên tuyến biên giới đất liền và ở các cửa khẩu đường bộ, các đối tượng đã tiến hành nhập lậu thuốc lá bằng hình thức vận chuyển bằng container qua các cảng biển. Bên cạnh đó, phương thức vận chuyển ngày càng tinh vi hơn.
Trong thị trường nội địa, thuốc lá lậu tuy không còn bày bán công khai như trước đây nhưng các đối tượng bán lén lút tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường.
Phát biểu tại Hội nghị, ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương cho rằng, triển khai thực hiện Chỉ thị 30, công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển thuốc lá lậu bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, song tình hình vận chuyển, buôn lậu thuốc lá vẫn còn diễn biến phức tạp vì lợi nhuận thu được từ việc buôn lậu, kinh doanh thuốc lá lậu rất lớn, trong khi ngành sản xuất thuốc lá trong nước đang kinh doanh trong điều kiện pháp lý nghiêm ngặt nên giá thành sản phẩm thuốc lá trong nước cao hơn so với giá thuốc các nước trong khu vực. (thuốc lá điếu hợp pháp trong nước đang bị áp thuế cao. Thuế tiêu thụ đặc biệt 65%, thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, thuế nhập khẩu 135%, quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 1%)...
Bên cạnh đó, tình trạng buôn lậu thuốc lá ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp một phần cũng do đời sống nhân dân vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức pháp luật hạn chế nên rất dễ bị các đối tượng móc nối, mua chuộc tham gia vận chuyển thuốc lá lậu.
Các ý kiến đề xuất cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường trong công tác chống buôn lậu thuốc lá. Tiếp tục tập trung truyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá lậu đối với sức khỏe cộng đồng. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho các lực lượng chức năng làm nhiệu vụ.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các Bộ, ngành chức năng; các địa phương đã nghiêm túc triển khai Chỉ thị của 30 và đã đạt được kết quả thiết thực bước đầu. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả nói chung, trong đó có buôn lậu thuốc lá vẫn còn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nền cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
" Không ngăn chặn được hàng giả, hàng lậu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, công ăn việc làm, sức khỏe của người dân, làm thất thu ngân sách nhà nước" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Nhấn mạnh Chính phủ coi việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả làm một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo điều hành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các Bộ, ngành, địa phương phải thấy rõ tính chất nghiêm trọng của của vấn đề này để có những hành động quyết liệt, giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm ngăn chặn tối đa, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Làm tốt việc này chính là hành động thiết thực để bảo vệ sản xuất trong nước, công ăn việc làm, bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại; các cấp ủy đảng, chính quyền; các Bộ, ngành chức năng phải quán triệt sâu sắc, nhận thức rõ về tầm quan trọng, đề cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác đấu tranh phòng chống chống buôn lậu, trong đó có buôn lậu thuốc lá. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả trong đó có chống buôn lậu thuốc lá; kiên quyết, tập trung triệt phá cho được các đường dây buôn lậu.
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng bày bán công khai thuốc lá lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ, giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ thi hành công vụ; không để xảy ra tình trạng cán bộ bị mua chuộc, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tác hại của thuốc lá cũng như hàng giả đối với sức khỏe bản thân và cộng đồng; đồng thời để nhân dân chủ động, góp phần tích cực vào phối hợp với chính quyền, các lực lượng chức năng trong chống hàng lậu, hàng giả. Sản xuất trong nước phải nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng.
Về các giải pháp chính sách, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trong đó có chống buôn lậu thuốc lá.
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Thủ tướng yêu cầu khởi tố vụ tai nạn làm 6 người tử vong Chiều ngày 1/5, đến thăm gia đình có 3 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào ngày 29/4 làm 6 người tử vong, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - yêu cầu khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm vụ tai nạn này....