Hàng Việt ngày càng chiếm lòng tin người tiêu dùng
Tại diễn đàn “Nâng cao lòng tin người tiêu dùng vào sản phẩm và dịch vụ Việt Nam” tổ chức ở TP.HCM ngày 19.1, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cho hay người tiêu dùng trong nước đang ngày càng có xu hướng sử dụnghàng Việt thay cho hàng ngoại nhập.
Theo bà Loan, tổng kết ba năm cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam mới đây đã đưa ra kết quả đáng khích lệ. Theo đó, khoảng 90% người tiêu dùng ở TP.HCM và 83% người tiêu dùng ở Hà Nội lựa chọn hàng Việt…
Hàng Việt Nam đang dần giành lại niềm tin từ người tiêu dùng trong nước – Ảnh: Đình Quân
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại, cũng như hàng sản xuất trong nước dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng cho thấy hàng ngoại nhập có lợi thế thông tin được cung cấp rất đầy đủ, chất lượng hàng an toàn hơn, chế độ khuyến mại và bảo hành tốt, cũng như địa điểm bán hàng thuận tiện.
Ngược lại, một số mặt hàng sản xuất trong nước thiếu tính đa dạng về mẫu mã, thông tin không rõ ràng, chất lượng không đúng như công bố, nhân viên bán hàng không được đào tạo chuyên nghiệp.
Theo TNO
Hàng Việt soán ngôi hàng ngoại trong Tết Qúy Tỵ
Chất lượng hàng hóa tăng, giá cả cạnh tranh, mẫu mã bắt mắt..., hàng nội địa sẽ lấn át các sản phẩm ngoại trong mùa mua sắm cao điểm cuối năm nay.
Hiện nay các sản phẩm tiêu dùng nội địa đã dần dần khẳng định được vị thế, hầu hết các mặt hàng nội địa đã có mặt hầu hết các chợ và hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
Tại buổi kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối ngày cuối tuần qua tại TP HCM, 30 hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nhà phân phối và sản xuất đã được ký kết. Đây được xem là cái bắt tay chặt hơn nữa giữa 2 bên trong việc giúp hàng Việt thống lĩnh thị trường nội địa. Song, chất lượng hàng hóa là tiêu chí quan trọng để giới kinh doanh chấp thuận cho lưu thông sản phẩm ở hệ thống phân phối của mình.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay, những đơn vị muốn được bao tiêu sản phẩm phải đáp ứng một số yêu cầu. Cụ thể, hàng hóa phải đạt chuẩn Vietgap. Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt. Nhà vườn phải theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra. Ngoài ra, hàng hóa phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với trái cây và gia cầm, hiện Saigon Co.op đã ký hợp đồng với 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Tiền Giang. Lâm Đồng sẽ cung cấp rau củ quả tươi, còn Đồng Nai cung ứng các loại gia cầm như gà, vịt. Tiền Giang đưa nhiều loại trái cây vào siêu thị như: xoài, mít, vú sữa, bưởi.
Bưởi hồ lô được giới thiệu tại buổi kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối ở TP HCM. Ảnh: Thị Hà.
Hiện nay tại hệ thống siêu thị Co.opmart, 90% đồ dùng gia đình, nông sản thực phẩm được sản xuất trong nước, chỉ một số loại trái cây mà cả vùng Đông Nam Á không sản xuất được như táo, nho là nhập từ nước ngoài.
Đối với cặp sách túi da, ông Trần Bá Dũng, Phó giám đốc Công ty túi xách Hương Mi cho biết, giá thành sản phẩm trong nước đã rẻ hơn 20-30% so với các mặt hàng ngoại nên có tính cạnh tranh cao. Hiện nay sản phẩm cặp học sinh của công ty chiếm 30% thị phần cả nước.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ba Huân chia sẻ, sản phẩm của công ty đã chiếm 30% thị phần cả nước. Công ty đứng vững trước những thông tin trứng Trung Quốc tràn lan trên thị trường nhờ chuỗi cung ứng tốt. Để phân biệt sản phẩm với hàng Trung Quốc thì trên mỗi quả trứng có đều có mã vạch, mỗi hộp sản phẩm đều có logo công ty.
Theo bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP HCM, hiện nay hệ thống phân phối thành phố có 27 trung tâm thương mại, 162 siêu thị, 243 chợ truyền thống và trên 500 cửa hàng tiện lợi. Trong năm vừa qua với chất lượng hàng hóa được cải thiện, giá cả ngày càng cạnh tranh, hàng hóa của Việt Nam đã dần dần chiếm lĩnh thị trường Việt. Đối với mặt hàng bánh kẹo Việt giá thấp hơn ngoại 20-30%. Do vậy, bánh kẹo trong nước đã chiếm 90-95% thị phần tại các hệ thống siêu thị và chợ.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Kim Thoa, các doanh nghiệp Việt đã dần lấn át các doanh nghiệp ngoại nhờ sáng tạo, cải tiến mẫu mã, giá cả sản phẩm. Khâu chăm sóc khách hàng, chăm chút hình ảnh của hàng nội năm nay tốt hơn nên có thể hàng Việt soán ngôi hàng ngoại trên thị trường vào dịp Tết này.
30 hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nhà phân phối và sản xuất đã được ký kết tuần qua. Cụ thể: Co.opmart ký kết với khóm cầu Đúc, xoài Cao Lãnh, dưa hấu vàng Cần Thơ; Citimart đã ký đơn vị sản xuất bánh bía, nạp xưởng Tân Huê Viên Sóc Trăng; Big C đã ký được thỏa thuận với Thaimex, bưởi hồ lô Hậu Giang; Công ty miền Nam đã ký bao tiêu toàn bộ heo giống của Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Hậu giang; Lotte Việt Nam đã ký bao tiêu sản phẩm cho trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai...
Theo VNE
Vạch mặt quýt nhỏ "siêu ngọt" gắn mác Thái Sau cam không hạt, tới lượt loại quýt siêu ngọt, quả nhỏ gắn mác "Thái Lan" đang ngập tràn thị trường Hà Nội. Người bán quả quyết là quýt Sài Gòn, Thái Lan nhưng thực tế, quýt nhỏ tại chợ đầu mối Long Biên đều đóng trong những thùng xốp chi chít chữ Trung Quốc. Thời gian gần đây, hầu hết các chợ...