Hàng Việt đứng vững tại Thái Lan
Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm thương hiệu Việt thông qua sự hợp tác giữa các DN Việt Nam với kênh phân phối của Thái Lan đã thâm nhập vào thị trường nước này.
Nếu DN Việt chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường thì hoàn toàn có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại quốc gia này hơn nữa.
Khai thác thị trường ngách
Tổng Giám đốc Công ty CP Hạt điều Hải Bình ( tỉnh Gia Lai) Nguyễn Huỳnh Phú Lâm cho biết, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã xuất khẩu sản phẩm hạt điều vào Thái Lan thông qua chuỗi siêu thị Tops (thuộc Tập đoàn Central Group) với mức bình quân 4 – 6 tấn thành phẩm/tháng.
Khai mạc Tuần hàng và Du lịch Việt Nam tại Thái Lan. Ảnh: Lê Nam
“Thái Lan vốn là xứ sở của thực phẩm chế biến, tuy nhiên ngành hạt thì không bằng Việt Nam bởi sản phẩm chế biến của Việt Nam khác biệt tạo ra điểm nhấn, đây là “cửa” dành cho hàng Việt xuất khẩu sang nước bạn” – ông Lâm nói.
Cũng như hạt điều Hải Bình, sản phẩm phở VIFON được đánh giá là một trong những mặt hàng Việt thành công trong hành trình chinh phục người tiêu dùng Thái Lan bởi đã có mặt ở chuỗi siêu thị Tops.
Chủ tịch HĐQT VIFON Bùi Phương Mai thông tin, sản phẩm phở VIFON đã vào được chuỗi siêu thị cao cấp Tops của Central Group và một số kênh bán lẻ khác với mức tiêu thụ 200 sản phẩm/cửa hàng. “Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy hàng Việt hoàn toàn có thể chinh phục được người tiêu dùng nếu nắm được thị hiếu khách hàng” – bà Mai khẳng định.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho thấy hiện nhiều sản phẩm thương hiệu Việt như sữa Vinamilk, đồ dùng học tập Thiên Long, bóng đèn Điện Quang… cũng đã thâm nhập vào thị trường này và được người tiêu dùng nước sở tại ưa chuộng.
Không chỉ hàng nông sản đã qua chế biến, đồ điện… sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam cũng đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng… Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới nhưng Thái Lan có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại trái cây, rau củ tươi.
Riêng năm 2020, nước này nhập khẩu lượng rau quả tươi và chế biến có giá trị hơn 2,6 tỷ USD. Đây chính là cơ hội để các DN xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này. Đồng tình với phản ánh này, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, nhiều mặt hàng trái cây tươi như vải, thanh long hiện hệ thống bán lẻ Thái Lan vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Được biết, những năm gần đây, nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan như Central Group, TCC đã đầu tư mua lại hệ thống siêu thị tại Việt Nam như Big C, Metro… Việc DN bán lẻ Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam là cơ hội xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường này.
Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn của Việt Nam với tổng giá trị trao đổi luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, hiện kim ngạch thương mại của Việt Nam với Thái Lan tăng gấp 7 lần, từ 2,31 tỷ USD năm 2004 lên đến 16,58 tỷ USD năm 2020. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 19 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020. Riêng trong quý I/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 7,4%.
Vẫn còn nhiều việc phải làm
Dù hàng Việt Nam đã thâm nhập thị trường Thái Lan, nhưng việc tiêu thụ chiếm lĩnh thị phần không hoàn toàn dễ dàng. Nguyên nhân được Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chính nhận định, là do DN sản xuất vẫn còn mang tâm lý e dè cho rằng sản phẩm Thái Lan có giá thành, chất lượng hơn hàng Việt.
Còn theo Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh, hạn chế của hàng Việt Nam hiện nay không đến từ chất lượng mà từ sự am hiểu nhu cầu thị trường nên mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu người Thái Lan.
Bên cạnh đó, hầu hết các DN Việt Nam chưa có chiến lược phát triển cụ thể, chưa hiểu rõ về nhu cầu thị trường đang hướng tới. Chẳng hạn người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng thanh long quả nhỏ vừa một người ăn, thế nhưng nguồn hàng từ Việt Nam chủ yếu là quả size lớn và thương hiệu vẫn chưa được nhà nhập khẩu biết đến. Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho biết, DN Việt Nam chưa nắm rõ quy trình và tiêu chí xuất khẩu sản phẩm vào hệ thống phân phối của nước sở tại, chưa có sự kết nối đủ mạnh để đáp ứng các đơn hàng lớn…
Tại Việt Nam, Central Group có khoảng 40.000 nhà cung ứng, trong đó hơn 90% là hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tại Thái Lan mới có khoảng 50 sản phẩm hàng hóa Việt Nam chủ yếu là cà phê và trái cây sấy có mặt trong các siêu thị thuộc Central Group.
Để hàng hóa Việt Nam hiện diện nhiều hơn trên thị trường Thái Lan, các chuyên gia kinh tế hiến kế, bản thân DN Việt phải chủ động tìm hiểu nhu cầu mặt hàng, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến mặt hàng sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp thực tế. Đồng thời, chủ động đề xuất với Bộ Công Thương đàm phán với Chính phủ Thái Lan về việc rà soát giảm hoặc dỡ bỏ một số biện pháp phòng vệ thương mại, thuế quan, làm cơ sở để Bộ này đề xuất với các cơ quan liên quan của Thái Lan đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Huỳnh Uy Dũng: Chuyện ông Yên đã có bà xã xử lý, 3 tháng nay tôi ở lại nhà máy, ngày có khi chỉ ăn 1 ổ bánh mì làm tới 12h đêm
"Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!", ông Huỳnh Uy Dũng nói với phóng viên.
" Coi như 3 tháng nay tôi ở luôn tại nhà máy. Ngày có khi chỉ cần một ổ bánh mì để làm việc đến 12h đêm... " - Ông chủ Khu du lịch Đại Nam chia sẻ về dự án đầu tư kinh doanh mới hết sức tâm huyết của mình.
Không mở điện thoại đọc tin tức trên mạng
Thanh An : Thưa ông, công an thành phố HCM đã thông báo phục hồi xác minh, giải quyết đơn tố giác tội phạm của gia đình ông. Bình luận của ông về động thái này là gì?
Ông Huỳnh Uy Dũng : Những chuyện này có bà xã tôi xử lý. Hơn nữa, đã đưa đơn đến cơ quan chức năng rồi thì tôi tin tưởng cơ quan điều tra sẽ làm hết sức. Họ sẽ thực hiện công việc của3 mình một cách công minh, đúng đắn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.
Tôi cũng không có thói quen mở internet trên điện thoại để phải tiếp nhận những thông tin èo xèo. Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như thế này, bản thân mình là chủ doanh nghiệp phải cắm đầu vào mà làm chứ còn thời gian đâu nữa để nhìn sang mấy việc đó.
Thanh An : Vì tình hình kinh doanh của công ty đang khó khăn nên ông phải "cắm đầu vào làm"ư?
Ông Huỳnh Uy Dũng : Tình hình kinh tế xấu chung cho cả thế giới chứ chẳng riêng gì Việt Nam hay Bình Dương.
Nói chung, chính quyền và doanh nghiệp ở Bình Dương dù đã ráng hết sức nhưng coi bộ vẫn còn khó. Dịch bệnh chỉ mới giảm số tử vong thôi chứ số lượng ca nhiễm mới hàng ngày vẫn cao lắm. Bình Dương nếu tính theo quy mô và mật độ dân số có thể coi đang là địa phương bị nhiễm bệnh cao nhất nước rồi còn gì.
Cho nên các khu công nghiệp rồi doanh nghiệp của tỉnh còn khó khăn lắm. Nếu vẫn duy trì giải pháp "3 tại chỗ" để sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh thì chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra quá lớn. Không doanh nghiệp nào chịu được! Thời điểm này đa phần doanh nghiệp ở Bình Dương đều đang nỗ lực thu vén ở mức cầm cự qua ngày.
Anh chị em doanh nhân, đại diện doanh nghiệp cũng đã phản ánh, đề xuất rất nhiều giải pháp lên BQL Khu công nghiệp và cả chính quyền tỉnh. Tôi chỉ giúp doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của mình phản ánh thôi chứ không nói thêm gì.
Về phần công ty, sau khi phục vụ oxy giúp bà con trong lúc dịch bệnh gấp gáp, bây giờ tôi chuyên tâm lo cho nhà máy sản xuất găng tay đi vào hoạt động. Đây là dự án tâm huyết nhất của tôi thời điểm này. Vì nó mà coi như 3 tháng nay tôi ở luôn tại nhà máy. Ngày có khi chỉ cần một ổ bánh mì cũng đủ để làm việc đến 12h đêm.
Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!
Thanh An : Đã từng có thông tin số tiền ông đầu tư vào dự án này lên tới 1 tỷ đô la. Chi tiết đó chính xác chứ thưa ông?
Ông Huỳnh Uy Dũng : Chưa có dự án tâm huyết nào tôi đầu tư ít vốn cả. Nhưng điều tôi tâm huyết nhất ở dự án này không hẳn chỉ vì đồng tiền đổ vào đó.
Nhà máy được xây dựng với quy mô trước mắt khoảng 30 dây chuyền sản xuất thì tôi cho nhập về chỉ 4 chuyền thôi. Còn lại 26 chuyền đều từ trí tuệ, công sức của hàng nghìn anh chị em trong công ty làm nên. Chúng tôi nghiên cứu, cải tiến trên cơ sở công nghệ nước ngoài để làm theo kiểu của Việt Nam. Các chi tiết máy, cơ khí, phần mềm, vật liệu, phụ liệu... cho nguyên cả dây chuyền hoạt động đều từ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp hết. Hiện tại, chúng tôi đã hoàn thiện thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong 14 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động.
Đây là lúc bước vào thời điểm quan trọng và cực nhất - chạy thử nghiệm để hướng tới chỉnh chuyền nhằm đưa ra sản phẩm hoàn thiện về mặt chất lượng và giá cả vượt trội so với thị trường. Cho nên tối ngày tôi chỉ làm việc với anh em ở trong phòng thí nghiệm hay đứng giám sát ngay tại dây chuyền. Thậm chí cả ngày không nghe điện thoại vì tiếng ồn của máy móc làm mình không biết chuông kêu lúc nào mà trả lời.
Thời điểm này nhà máy đang tập trung sản xuất găng tay y tế dùng cho thăm khám bệnh nhân, còn găng tay phẫu thuật đầu năm 2022 chúng tôi sẽ tiến hành. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thị trường Mỹ, châu Âu là chính. Nếu Việt Nam có nhu cầu thì tôi để dành lại một phần còn phần lớn vẫn xuất khẩu. Khách hàng mình đã có rất nhiều nhưng tôi muốn chờ cho quy trình sản xuất trở nên chỉnh chu rồi mới tung ra thị trường. Tôi làm không vội vã như người ta. Bán cái đã có chứ không bán cái sắp có.
Chút nữa tôi gửi hình máy chạy mời bạn xem. Dễ thương hết sức!
Thanh An : Ông hẳn phải rất yêu quý những sản phẩm mình làm ra thì mới khen hình ảnh một dây chuyền sản xuất là "dễ thương hết sức"?
Ông Huỳnh Uy Dũng : Tất cả những gì mình tạo ra bằng trí tuệ, mồ hôi, công sức và cả tinh thần đoàn kết, khao khát chứng tỏ mình thì đều tuyệt đẹp!
Tôi là người đi sau trong ngành này so với Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan. Đi sau lại muốn vượt người ta đòi hỏi sản phẩm của mình phải vượt trội so với đối thủ một tấc. Rồi giá cả cũng phải cạnh tranh hơn. Mẫu mã cũng phải hiện đại, tiện dụng và đẹp hơn.
Công nghệ sản xuất ban đầu mình nhập của của Malaysia, của Trung Quốc... nhưng về đến công ty phải tổ chức nghiên cứu cải tiến làm theo kiểu của mình. Mình ứng dụng thêm công nghệ, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, vật liệu chất lượng tốt... Nói chung hàng trăm thứ việc để hoàn thiện ra công nghệ của riêng mình. Thành ra tôi cực nhọc, lao lực cho nhà máy này ghê gớm.
Tôi đã tập trung vào việc gì rồi, cả Bình Dương này biết, luôn làm ra ở tầm tốt nhất!
Thanh An : Xây dựng nhà máy và lắp ráp xong các dây chuyền, ông dự định tổ chức lễ khánh thành nhà máy vào thời gian nào?
Ông Huỳnh Uy Dũng : Dịch bệnh như thế này thì khánh thành làm gì. Cho chạy luôn chứ. Tôi dựng nhà máy ra đâu phải để khánh thành.
Rà soát thuế chống bán phá giá một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết sẽ tiến hành rà soát mức thuế chống bán phá giá đang áp dụng với một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia. Theo Bộ Công Thương, ngày 20/7/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp...