Hàng Việt có thực sự bứt phá vào thị trường CPTPP, EVFTA?
Theo Bộ Công Thương, hiện thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước đối tác CPTPP phần lớn còn thấp; còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường các đối tác này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trình bày tại buổi làm việc
Chiều nay 23/9, tại buổi làm việc của Đoàn Giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ, các bộ, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trình bày báo cáo về việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do ( FTA) mà Việt Nam là thành viên.
Người đứng đầu ngành Công Thương đề cập khá chi tiết tới những kết quả đạt được sau quá trình hơn 1 năm thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sau hơn 1 tháng thực thi FTA Việt Nam-EU ( EVFTA).
Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, trong năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu từ 10 nước CPTPP đạt 37,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2018. Như vậy, trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD, trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Đáng chú ý, nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico, trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, tương đương 50% tổng trị giá xuất siêu của Việt Nam.
Video đang HOT
Đây cung chinh la 2 đôi tac co quan hê FTA mơi (cac nươc khac trong khôi Việt Nam đa FTA trươc đo nên tac đông không ro rang băng). Xuất khẩu sang Canada tăng 29,8%, Mexico tăng 26,3%. Trong 6 nước đối tác, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 8,4%), xếp thứ hai là Canada (1,6%).
Người đứng đầu ngành Công Thương cũng đánh giá, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước đối tác CPTPP phần lớn còn thấp. Trong đó, cao nhất là tại Nhật Bản (chiếm 2,8%) và thấp nhất là Mexico (chiếm 0,6%).
Thị phần hàng Việt Nam tại các thị trường khác lần lượt là: 1,6% tại Australia; 1,3% tại New Zealand; 0,9% tại Singapore và Canada là 0,8%. Do vậy, còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường các đối tác này.
Bên cạnh góc độ kinh tế, thương mại, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc thực thi các cam kết CPTPP đã giúp Việt Nam hoàn thiện khung khổ pháp lý trong nhiều lĩnh vực.
Cụ thể như, về môi trường, hiện nay, Việt Nam đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường co tinh đên cac yêu câu cua công tac hôi nhâp kinh tê quôc tê.
Nông, thủy sản là những mặt hàng ghi nhận bước đầu tăng trưởng xuất khẩu khá tốt vào thị trường EVFTA. Ảnh: Nguyễn Thanh
Về lao động, để thực thi cam kết CPTPP, Chinh phu đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động 2019 đảm bảo tính tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn 2 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) là Công ước số 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức và đã được Quốc hội phê chuẩn.
Về mua sắm của Chính phủ và thương mại điện tử, cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi các lĩnh vực này bao gồm Nghị định hướng dẫn riêng về các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP và chỉ dành cho các nước CPTPP và Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị ban hành.
Bên cạnh CPTPP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề cập nhiều đến kết quả nổi bật đạt được sau hơn 1 tháng Hiệp định EVFTA thực thi.
Cụ thể, kể từ ngày 1/8/2020 (thời điểm EVFTA có hiệu lực) đến hết ngày 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,…
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Vương quốc Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi từ Hiệp định này.
Đánh giá Hiệp định EVFTA mới đi vào thực thi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã thu được những kết quả khả quan, “tư lệnh” ngành Công Thương cũng nhấn mạnh, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát để hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nhằm bảo đảm phù hợp với Hiệp định EVFTA.
Chính phủ đã ký ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA
Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) giai đoạn 2020-2022.
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len đối với từng mã hàng.
Nghị định nêu rõ điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thứ nhất là được nhập khẩu vào các lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.
Thứ hai là có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là các lãnh thổ theo quy định tại điều kiện thứ nhất. Thứ ba là có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào các lãnh thổ quy định tại điều kiện thứ nhất (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh).
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô và Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đối với từng mã hàng.
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô và Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).
Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu thủy sản "hụt hơi" chỉ về đích trên 8 tỷ USD? Theo các chuyên gia dự báo, trị giá xuất khẩu thủy sản năm cả 2020 chỉ đạt 8,26-8,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Đây là con số sụt giảm đáng kể so với mục tiêu 10 tỷ USD mà toàn ngành đặt ra. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ...