Hàng vạn người dân Nam bộ viếng đại tướng Võ Nguyên Giáp (12/10/2013)
Ngày 12-10, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã trang trọng tổ chức lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh.
Ngay từ sáng sớm, dòng người từ các tỉnh, thành phía Nam đổ về để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng ngày càng đông. Những ngả đường dẫn tới nơi viếng như: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hàn Thuyên, Lê Duẩn, Nguyễn Du… đông hơn thường lệ. Ngay trong khuôn viên Hội trường, khách đến viếng đã ngồi chật kín các bàn tiếp khách, không ai bảo ai, mọi người lặng lẽ xếp hàng, chờ đến lượt vào viếng.
Đoàn UBTƯMTTQ Việt Nam do bà Bùi Thị Thanh dẫn đầu đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phía Trong hội trường Thống Nhất, Ban tổ chức lễ tang đã bố trí màn hình lớn để người đến viếng có thể theo dõi các hình ảnh được truyền hình trực tiếp từ Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Nhiều thước phim tư liệu về Đại tướng cũng được trình chiếu. Bên trong hội trường, di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được treo trang trọng dưới lá cờ Tổ quốc.
Đúng 7 giờ 30 phút, đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP.Hồ Chí Minh do ông Lê Hoàng Quân – Chủ tịch UBND TP dẫn đầu đến viếng Đại tướng, tiếp theo là các đoàn đại diện các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn TP. HCM; đoàn đại biểu các tỉnh, thành phố; Đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Hải quân; …dâng nén tâm hương lên Đại tướng.
Từng dòng người Nam Bộ xếp hàng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Video đang HOT
Tại đây, ông Lê Hoàng Quân đọc lời giới thiệu lễ viếng Đại tướng và ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng, ông Lê Hoàng Quân khẳng định: Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng trên 80 năm qua, Đại tướng đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng chí được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân ta và các thế hệ cán bộ, chiến sỹ toàn quân và dân tộc ta. Đại tướng mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội ta.
Từng dòng người Nam Bộ xếp hàng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ghi vào sổ tang, Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Bà Bùi Thị Thanh viết: MTTQ Việt Nam luôn ghi nhớ công lao to lớn của Đại tướng. Nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Đại tướng, đồng thời Mặt trận sẽ cố gắng chăm lo công tác dân sinh, dân chủ, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để không phụ lòng công lao to lớn của Đại tướng.
Từng dòng người Nam Bộ xếp hàng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Với niềm tiếc thương vô hạn dành cho Đại tướng bà Nguyễn Thị Thu Hà – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy viết: “Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên trung; chúng tôi tâm nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của Bác Hồ, của nhân dân mà Đại tướng đã dày công, trọn đời tạo dựng. Đại tướng của nhân dân sẽ sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân TP.Hồ Chí Minh”.
Nhiều người bật khóc khi đến viếng Đại tướng
Nhiều người bật khóc khi đến viếng Đại tướng
Đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Trần Quốc Hưng – nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, người từng chỉ huy lực lượng tình báo Việt Nam đã khóc ngất: “Tôi biết anh Văn từ nhỏ. Hằng ngày tôi cùng ăn, cùng uống với Đại tướng, rất gần gũi, gắn bó. Lúc Đại tướng bệnh, tôi thường xuyên vào thăm. Tôi biết sẽ có ngày anh Văn ra đi nhưng sao khi nghe tin tôi thấy bàng hoàng quá. Tim tôi đau thắt”. Hòa vào dòng người đến viếng Đại tướng, giáo sư Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt xúc động nói: “Trong lòng tôi tràn đầy nỗi tiếc thương. Biết là sự ra đi của bác là lẽ thường, vì bác đã trên 100 tuổi nhưng vẫn không khỏi ngậm ngùi trước nỗi đau này. Bác là anh hùng dân tộc của đất nước, là vị tướng tài ba, huyền thoại của thế giới”.
Theo Đại Đoàn Kết
Đạp xe gần 600 km viếng Đại tướng
Sau gần 3 ngày đạp xe liên tục, chàng thanh niên thỏa ước nguyện được viếng Đại tướng ngay trên quê hương của Người.
Tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá (Xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), PV Kiến Thức gặp một thanh niên đạp xe từ Hà Nội đến Quảng Bình với quãng đường dài gần 600 km.
Phạm Thanh Tùng đạp xe đạp gần 700 km để viếng Đại tướng
Chàng thanh niên gây xúc động cho những người chứng kiến ấy là Phạm Thanh Tùng (SN1992), ở khu tập thể E4, phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, đang làm thợ sửa xe đạp. Tùng chia sẻ bắt đầu đi từ 5h sáng ngày 10/10 tại Hà Nội, đến Ninh Bình, men theo Quốc lộ 1A, theo biển chỉ dẫn đến Quảng Bình. Trên đoạn đường dài ấy, cứ đạp xe 30 km em nghỉ một lần.
"Trên quãng đường gần 600 km, dù em chưa một lần đạp xe trên đường ấy nhưng em vẫn đi với hy vọng được thắp hương kính viếng Đại tướng ngay trên quê hương của Người. Từ Hà Nội xuống nhà lưu niệm Đại tướng, nhiều quãng đường xấu, đi lại khó khăn; nhiều khi mệt quá em cũng muốn bỏ cuộc nhưng không được thắp hương viếng Đại tướng em sẽ rất buồn và thất vọng về bản thân mình. Em đi xe đạp để thể hiện lòng biết ơn theo cách của em. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng dân tộc, Đại tướng là tấm gương sáng để lớp trẻ noi theo".
Chàng thanh niên Phạm Thanh Tùng
"Quãng đường 600 km ấy em đã phải mất rất nhiều sức lực, ban ngày đạp xe, tối xin vào nhà dân ven đường nghỉ. May là xin ai cũng cho ngủ nhờ. Em đã thấy được nhiều điều ý nghĩa", Tùng chia sẻ.
"Khi đến viếng Đại tướng tại nhà lưu niệm của Đại tướng, thắp hương viếng Đại tướng, em cảm thấy bồi hồi, vui khó diễn tả. Trên đường đi em chỉ sợ không kịp đến viếng Đại tướng nên em cố gắng đạp. Viếng Đại tướng xong em nhắn tin về ngay cho gia đình để chia sẻ những cảm xúc. Khi em đi bố mẹ em cũng biết và họ hoàn toàn ủng hộ khi biết ý định của em. Bố mẹ em căn dặn em cẩn trọng trên đường đi và thường xuyên gọi điện về gia đình", Tùng cho biết.
Phạm Thanh Tùng cho biết, khi biết tin Đại tướng qua đời, em và gia đình rất buồn. Tại Hà Nội, em đã đến nhà riêng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng nhưng em muốn đi theo tiễn Đại tướng đến nơi an nghỉ cuối cùng là vui nhất. Đó là kỷ niệm lớn nhất đời của em. Em cảm thấy mình đã làm được những nguyện vọng của chính mình", Tùng cho biết.
Sau khi viếng tại nhà lưu niệm Đại tướng, Tùng sẽ ở lại Quảng Bình thực hiện nốt tâm nguyện được đưa Đại tướng đến nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực Vũng Chùa.
Theo Kiến thức
Xúc động cháu bé 7 tuổi ghi sổ tang Đại tướng Những dòng chữ nghệch ngoạc nhưng chan chứa tình cảm được cậu bé 7 tuổi ghi trong cuốn sổ tang Đại tướng. Dù là nhà lãnh đạo, cựu chiến binh, bác sĩ, giáo viên, công chức hay nông dân, trẻ nhỏ... tất cả đều chung một niềm xúc động dâng trào trong giây phút trân trọng ghi lại những lời tiễn biệt tới...