Hàng vạn công nhân nhắm mắt gửi con cho “bảo mẫu tay ngang”
Tính đến thời điểm hiện tại, 6 KCX & CN TP Cần Thơ có khoảng 32.000 công nhân, trong đó có đến 70% là lao động nữ trong giai đoạn sinh sản. Tuy nhiên tại đây chưa có một trường mầm non nào dành cho con em công nhân theo học.
Nhắm mắt gửi con dù biết có rủi ro
Hơn 1 tuần lễ trôi qua sau vụ bảo mẫu hành hạ bé 18 tháng tuổi đến chết ở P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TPHCM, tin sốc này vẫn chưa dịu xuống trong những câu chuyện của chị em công nhân ở khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc (phường Trà Nóc, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ).
Chị N.T.T. đang làm việc cho một công ty chế biến cá tra, cho biết: “Hai vợ chồng em quê tận Bến Tre, qua đây làm công nhân gần được 2 năm và mới có một bé gái đầu lòng. Do ông bà nội, ngoại đều lớn tuổi nên phải đưa cháu lên đây rồi gửi cháu ở một nhóm trẻ gia đình giữ hộ, mỗi tháng mất cả triệu đồng nhưng không an tâm chút nào, nhất là sự việc ghê sợ vừa diễn ra”.
Như hoàn cảnh chị T., vợ chồng anh Lê Đức B. – quê Hậu Giang – lo nghĩ: “Hiện tại chúng tôi cũng như một số anh em công nhân khác gặp khó trong chuyện gửi con, vì hết 6 tháng là người phụ nữ phải đi làm lại, trong khi đó, bé đến 18 tháng tuổi trường mới nhận. Như vậy khoảng thời gian này chúng tôi phải tính sao? Đành phải nhắm mắt gửi con vào các nhóm trẻ gia đình, tự phát dù biết có nhiều rủi ro”.
Trong lúc chưa có trường mầm non dành cho con em công nhân, nhiều gia đình công nhân trẻ đành nhắm mắt gửi con cho các nhóm giữ trẻ tự phát (ảnh minh họa)
Anh B. cho biết, gửi con ở các nhóm giữ trẻ tự phát có nhiều rủi ro, tuy nhiên hiện tại đây là cứu cánh cho họ trong khoảng thời gian bé “bơ vơ” chưa đến tuổi vào trường. Trước những thông tin xấu về vụ bảo mẫu đánh chết bé 18 tháng tuổi vừa qua, anh B. và nhiều công nhân lo lắng, không biết nên gửi con ở đâu để đi làm.
Video đang HOT
Tiếp xúc với nhiều chị em công nhân, được biết ngay cả khi con em họ đến tuổi vào mẫu giáo, thì với công việc đặc thù (tăng ca, giờ làm thất thường,…) việc gửi con ở các trường công, trường tư thục đều gặp khó. Ngoài ra, theo họ với mức chi phí cho một bé như hiện nay (trên 1 triệu đồng/tháng) cũng là gánh nặng quá sức khi đồng lương công nhân còn quá thấp như hiện nay.
Vận động doanh nghiệp lập trường mẫu giáo
Nhà trọ của chị L. (KV 4, phường Trà Nóc) có 30 phòng trọ cho công nhân thuê. Theo chị L. số anh chị em công nhân đang thuê phòng ở đây có hộ khẩu ở các tỉnh khác nhau như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang,… và đều đang làm việc ở các công ty trong KCN Trà Nóc.
Vợ chồng anh N.V.T. – quê ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long) – cho biết: “Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con, tính sinh thêm một đứa nữa cho có chị có em nhưng thu nhập thấp, cộng với chuyện học hành của cháu, nhất là lứa tuổi mẫu giáo khó khăn và tốn kém quá nên vẫn còn kế hoạch. Tui rất mong trong KCN này sớm xây dựng một trường mẫu giáo cho con em chúng tôi có thể yên tâm làm việc, có chính sách giảm bớt tiền học. Đó là điều hàng ngàn anh chị em công nhân ở KCN này mong chờ”.
Chị L. cho biết, qua báo đài thấy rằng ở một số quận trung tâm như Ninh Kiều, Cái Răng,… việc cho phép mở tràn lan trường mầm non dẫn đến tình trạng trường không trò, không giáo viên,… phải đóng cửa, chuyển qua mô hình kinh doanh khác. Trong khi đó những điểm nóng như các KCN thì không có một trường mẫu giáo nào dành cho con em công nhân, trẻ không có một môi trường đúng nghĩa để phát triển toàn diện.
Nhiều chị em công nhân chia sẻ, nếu các bé được gửi tại các trường mẫu giáo, các bé được chăm sóc chu đáo hơn và họ cảm thấy an tâm hơn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Hữu Thông – Chủ tịch Công đoàn các KCX & CN TP Cần Thơ – cho biết: “Trên địa bàn TP Cần Thơ có 6 KCN với tổng số công nhân vào khoảng 32.000 và trong đó có đến 70% là công nhân nữ trong tuổi sinh sản. Tuy nhiên đến thời điểm này, UBND TP Cần Thơ mới có kế hoạch xây 1 trường mẫu giáo (mới xong giai đoạn thiết kế – PV) với qui mô 200 trẻ. Khi xong công trình này, UBND mới tính tiếp đến các KCN khác”
Theo ông Thông, riêng KCN Trà Nóc 1 và 2 có trên 20.000 công nhân nên tại KCN này nhu cầu con em công nhân gửi con đến trường mẫu giáo là rất cao, nhưng thực tế do thời gian đi làm của công nhân nữ và độ tuổi các bé vào trường chưa ăn khớp với nhau nên đa số các công nhân tìm đến các nhóm trẻ gia đình gửi con là chính.
Liên quan đến vấn đề này, ông Thông còn cho biết, trong lúc chờ các cơ quan chức năng lên kế hoạch xây dựng trường mẫu giáo dành cho con em công nhân, sắp tới BCH Công đoàn Khu sẽ đến vận động một số doanh nghiệp có tìm năng (diện tích, điều kiện vệ sinh, tài chính,..) tiến hành mở lớp giữ trẻ cho chính con em công nhân của công ty. Nếu làm được mô hình này, doanh nghiệp có thêm nguồn thu, chị em công nhân an tâm làm việc, hiệu suất tăng lên và giờ nghỉ ca công nhân có thể ra chăm sóc con cái của họ,…!
Chị Phạm Thị Đào – Hiệu trưởng trường Mầm non tư thục Yến Linh (khu vực 4, phường Trà Nóc, quận Bình Thuỷ) -cho biết: “Hàng năm sau Tết nguyên đáng là tình trạng quá tải ở các trường mầm non trên địa bàn xảy ra, nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 12 tháng – 16 tháng. Riêng năm nay, theo chị Đào tình trạng này sẽ tăng lên vì liên quan đến tai tiếng nhóm trông giữ trẻ gia đình tự phát vừa qua. Vì vậy chị Đào đang làm hồ sơ xin phép Phòng Giáo dục quận mở thêm 1 lớp “dưới chuẩn” để đón các bé vào học trong một môi trường có sự kiểm soát thường xuyên của các ngành chức năng.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Người trồng hoa tết "mất ngủ" vì triều cường, bão lũ
Áp thấp nhiệt đới nhanh chóng suy yếu, bão không vào nhưng người trồng hoa cho mùa tết vẫn mất ăn mất ngủ vì triều cường, ngập lụt và đặc biệt là siêu bão Haiyan đang được dự báo sắp ập vào.
Mấy ngày qua, do triều cường lên cao nên vào buổi sáng sớm và chiều tối, người dân Tây Đô cứ phải "bì bõm" đi làm, đi học... Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Ba Bộ (thuộc các phường Long Hoà, Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ) khốn đốn chống chọi với thiên tai.
Anh Nguyễn Văn Kiệt - một hộ trồng hoa ở phường Long Tuyền (quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ) đang loay hoay chuyển các chậu hoa sắp bị nước "liếm" rễ, cho biết: "Từ khi nghe đài báo bão số 13 đổ vào Nam Bộ, bà con trồng hoa tụi tui lo héo ruột. Suốt đêm 6/11 bà con tụi tui thức canh bão. Cũng may bão không vào!".
Anh Kiệt đang chuyển các giỏ hoa để tránh nước ngập
Tại làng hoa Bình Thuỷ, bà con có chung tâm trạng rất sợ bão vào, đặc biệt là cơn bão cực mạnh Haiyan. Anh Nguyễn Văn Út chia sẻ: "Trong đợt triều cường tháng 9 vừa rồi, sau khi giàn hoa bị ngập, tụi tui đã tôn cao lên 20cm nhưng trong đợt triều cường tháng 10 này, mấy hôm nay nước mấp mé giỏ hoa rồi. Bởi vậy, bây giờ nghe tin bão mới, bà con trồng hoa chẳng dám ngủ, chỉ sợ nửa đêm mưa xuống, nước ngập hoa là trắng tay luôn".
Đợt triều cường tháng 9 âm lịch vừa rồi, anh Kiệt và anh Út mỗi hộ mất hơn 50 giỏ hoa; anh Trần Văn Liêu ở phường Long Tuyền bị hư hại gần 600 giỏ hoa cúc mâm xôi chỉ trong một đêm.
Hiện tại để ứng phó với triều cường và bão xa, bà con trồng hoa đang tôn cao những giàn hoa và dọn sẵn chỗ để chạy hoa tránh bão.
Năm nay làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ đầu tư một số giống hoa mới ngoài những giống hoa truyền thống. Nhận định về giá cả, nhiều hộ trồng hoa cho biết, do thời tiết xấu và một lượng lớn hoa bị chết do triều cường nên rất có thể giá hoa sẽ tăng lên từ 10 - 20%.
Do thời thiết thất thường, số lượng hoa bị thiệt hại nặng nên bà con trồng hoa dự đón giá hoa năm nay sẽ tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái
Theo Trung tâm Dự báo khí tường thuỷ văn Trung ương, siêu bão Haiyan sẽ tấn công các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Bình Đình. Tuy nhiên trước diễn biến thất thường của thời tiết, triều cường như mấy ngày qua, người dân miền Tây vẫn không khỏi thấp thỏm lo âu, đặc biệt là những người trồng hoa quanh năm trông chờ vào thời tiết.
Theo Dantri
ĐBSCL "quay cuồng" vì triều cường lịch sử Mấy ngày qua, triều cường dâng cao cùng nước lũ đổ về hạ nguồn đã gây ngâp ung, sạt lở, vơ nhiều tuyến đê bao tai một số tỉnh, thành ĐBSCL, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. TP Cân Thơ mây ngay qua bi ngâp nhiêu nơi. Theo ghi nhận của PV Dân trí,...