Hãng vaccine Trung Quốc cắt quan hệ với đại diện Brazil
CanSino Biologics cắt quan hệ với công ty đại diện ở Brazil, buộc giới chức y tế nước này ngừng cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng.
Cơ quan Quản lý Y tế Brazil (Anvisa) hôm 29/6 cho biết đã quyết định hủy yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 của hãng dược Trung Quốc CanSino Biologics. Động thái này được đưa ra sau khi CanSino Biologics thông báo công ty Brazil Belcher Farmaceutica không còn là đại diện được ủy quyền của họ ở nước này.
Theo Anvisa, hãng dược Trung Quốc đã yêu cầu thay đại diện ở Brazil và đơn vị này sẽ phải nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine CanSino một lần nữa.
CanSino và công ty Belcher hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Quyết định cắt quan hệ với Belcher được CanSino đưa ra sau khi giới chức Brazil đang ngày càng chú ý đến các hợp đồng cung cấp vaccine được đàm phán thông qua trung gian.
Các công tố viên liên bang và Thượng viện Brazil đang điều tra thỏa thuận mua vaccine với một hãng dược Ấn Độ, sau khi một thượng nghị sĩ cáo buộc Tổng thống Jair Bolsonaro “nhắm mắt làm ngơ” với các cáo buộc bất thường trong hợp đồng. Bolsonaro và các công ty liên quan đến quá trình đàm phán mua vaccine này tuyên bố họ không làm điều gì trái pháp luật.
Lọ vaccine Covid-19 do hãng dược CanSino phát triển tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hồi tháng 3/2020. Ảnh: Reuters.
Bộ Y tế Brazil hôm 4/6 ký thỏa thuận với Belcher để mua 60 triệu liều vaccine Covid-19 tiêm một mũi của CanSino. Loại vaccine Covid-19 này được hãng dược CanSino cùng một viện nghiên cứu có quan hệ với quân đội Trung Quốc phát triển, được bán với giá 17 USD/liều.
Brazil đang là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với hơn 18,5 triệu ca nhiễm và hơn 510.000 ca tử vong do nCoV. Tình trạng kén chọn vaccine có thể đẩy Brazil lún sâu vực thẳm khi nhiều người dân nước này vẫn từ chối tiêm các vaccine họ nghĩ “không đạt chuẩn”, để chờ những mũi Pfizer khan hiếm.
Trung Quốc dè dặt với vaccine Covid-19 ngoại
Trung Quốc đang thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng bằng các loại vaccine nội địa, trong khi đưa ra yêu cầu thử nghiệm khắt khe với vaccine nước ngoài.
Video đang HOT
Trung Quốc đang trên đường hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 40% trong 1,4 tỷ dân vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, trong 845.000 người nước ngoài đang sống ở quốc gia này, chưa đầy 25% mới được tiêm vaccine Covid-19 hồi đầu tháng.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải Ker Gibbs, nhiều người ngoại quốc ở nước này có lẽ vẫn đang chờ một loại vaccine nhập khẩu. Tuy nhiên, với sự thận trọng của Bắc Kinh đối với vaccine phương Tây, có lẽ họ sẽ còn phải chờ đợi rất lâu.
"Họ nhận thấy vaccine ngoại mang đến cho họ khả năng linh hoạt hơn khi di chuyển quốc tế, ở châu Âu hay Mỹ, những nơi yêu cầu được biết trạng thái tiêm chủng của bạn", ông nói. "Hơn 50 quốc gia đã công nhận vaccine Pfizer-BioNTech là an toàn và hiệu quả, nhưng Trung Quốc không nằm trong số này".
Các sinh viên đại học xếp hàng để tiêm vaccine Covid-19 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 28/4. Ảnh: AFP .
Dù đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao so với các nước khác, các loại vaccine mà Trung Quốc sử dụng vẫn đều do nội địa sản xuất. Các loại vaccine Trung Quốc đã được cung cấp và phê duyệt sử dụng ở hàng chục quốc gia đang phát triển, song hiện chỉ có hai mẫu của Sinopharm và Sinovac Biotech được WHO phê chuẩn sử dụng cho trường hợp khẩn cấp.
Đến nay, các công ty ngoại sản xuất vaccine Pfizer, AstraZeneca và Sputnik V đã đạt được thỏa thuận với đối tác phía Trung Quốc nhằm phân phối vaccine ở nước này. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài tiến hành thử nghiệm giai đoạn một và hai đối với vaccine của họ ngay tại Trung Quốc để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả trước khi chúng được xem xét tung ra thị trường.
Trong số này, vaccine do công ty BioNTech phát triển, hợp tác với Shanghai Fosun Pharma phân phối tại Trung Quốc, là loại vaccine đang tiến xa nhất.
BioNTech và Fosun đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn hai với vaccine BNT162b2 của họ hồi tháng 11 năm ngoái trên 960 tình nguyện viên. Các thử nghiệm đã hoàn thành và cơ quan quản lý Trung Quốc hiện vẫn trong khâu đánh giá dữ liệu, dù Mỹ và Đức đã kết luận rằng vaccine an toàn. Fosun năm ngoái ký thỏa thuận với BioNTech nhập khẩu 100 triệu liều sang Trung Quốc trong năm nay.
Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin hồi tháng 4 cho biết vaccine Covid-19 sẽ được giới chức y tế Trung Quốc phê duyệt "chậm nhất vào tháng 7".
Shenzhen Kangtai Biological Products, công ty giành được độc quyền phát triển và sản xuất vaccine AstraZeneca-Oxford tại Trung Quốc đại lục hồi năm ngoái, hiện chưa được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng. Hồi tháng hai, công ty mới thử sản xuất vaccine tại một nhà máy Trung Quốc với khả năng cung cấp 400 triệu liều một năm.
Trong khi đó, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, đơn vị tài trợ cho vaccine Sputnik V, đã ký thỏa thuận với 4 nhà sản xuất Trung Quốc, gồm Hualan Biological Bacterin, TopRidge Pharma, GeneSail Biotech và Shenzhen Yuanxing Gene-tech, song chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được công bố.
Giới chức y tế Trung Quốc giữ im lặng trước các câu hỏi về việc họ đánh giá vaccine nước ngoài quá lâu, mặc dù các chuyên gia nước này tuyên bố rằng dữ liệu về các vaccine ngoại đang được xem xét.
Trung Quốc dường như không vội vã phê duyệt vaccine ngoại trong bối cảnh nước này được dự đoán có thể sản xuất 5 tỷ liều vaccine nội địa trong năm nay và những tuần gần đây, mỗi ngày đều có ít nhất 15 triệu liều được sử dụng.
Một nhà sản xuất vaccine mRNA Trung Quốc giấu tên cho biết cơ quan quản lý dược phẩm rất thận trọng trước công nghệ mRNA vốn được dùng trong vaccine của BioNTech.
Hầu hết vaccine Trung Quốc hiện tại đều là các vaccine bất hoạt, sử dụng virus đã chết hoặc được làm suy yếu để kích thích hệ miễn dịch của con người. Trong khi đó, vaccine mRNA sử dụng RNA thông tin để sao chép cấu trúc di truyền của virus và huấn luyện cơ thể xây dựng phản ứng miễn dịch.
"Họ sẽ so sánh dữ liệu của các vaccine ngoại và giữa vaccine nội với vaccine ngoại, sau đó yêu cầu thêm nghiên cứu", nhà sản xuất vaccine giấu tên cho hay.
Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Bắc Kinh hồi cuối tháng hai. Ảnh: AFP .
Tại một hội nghị trực tuyến hồi tháng 4 có giám đốc điều hành BioNTech Sahin cùng các quan chức cấp cao thành phố Thượng Hải tham dự, Bí thư Thành ủy Lý Cường cho biết ông hy vọng BioNTech sẽ tăng đầu tư và mở rộng hợp tác nghiên cứu, phát triển ở Thượng Hải, qua đó mang thêm nhiều công nghệ đột phá và các dự án tiên tiến hơn tới thành phố. Nhiều người cho rằng đây là một dấu hiệu tốt cho thấy vaccine ngoại sẽ được chấp thuận.
Chủ tịch Fosun Pharma Wu Yifang trong một cuộc họp cổ đông tháng này tiết lộ việc phê duyệt vaccine gần như đã hoàn tất. "Quá trình phê duyệt được thực hiện một cách trật tự và hoàn toàn bình thường", ông nói.
Fosun tháng trước thông báo có hai công ty đang thành lập liên doanh để sản xuất và bán vaccine mRNA tại Trung Quốc với năng lực sản xuất lên tới một tỷ liều mỗi năm.
Thomas Cueni, tổng giám đốc Liên đoàn các Hiệp hội và Nhà sản xuất Dược phẩm Quốc tế, nhận định những liên doanh như vậy là rất cần thiết bởi việc hợp tác tự nguyện giữa các công ty nước ngoài và địa phương có thể thúc đẩy nghiên cứu về công nghệ mRNA ở Trung Quốc.
"Những mối hợp tác như thế sẽ tạo ra tác động lớn tới sức khỏe cộng đồng như chúng ta từng thấy ở rất nhiều nước", Cueni nói. "Tôi hy vọng sự hợp tác này sẽ vô cùng quan trọng đối với không chỉ công ty Fosun mà cả với ngành công nghiệp mRNA của Trung Quốc nói chung".
Nhà sản xuất vaccine mRNA giấu tên cho hay ngay cả khi Trung Quốc đã tiêm vaccine cho một lượng lớn người dân, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát vẫn được duy trì rất nghiêm ngặt, gây suy giảm niềm tin vào vaccine nội địa.
Các chuyên gia y tế công cộng Trung Quốc không ít lần cảnh báo đất nước chưa thể mở cửa biên giới khi chưa thiết lập được lá chắn miễn dịch thông qua tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số tới cuối năm nay.
Nhưng các chuyên gia lưu ý ngay cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, Trung Quốc cũng không thể hoàn toàn loại bỏ rủi ro. Ngoài lo ngại về tỷ lệ hiệu quả không cao của vaccine, việc Trung Quốc hiện có rất ít ca nhiễm cũng là một rào cản.
"Rất khó để biết bao giờ Trung Quốc mới xây dựng được miễn dịch cộng đồng khi họ đang không có dịch bệnh lây lan ở mức độ rộng", Jennifer Bouey, nhà nghiên cứu chính sách tại Rand Corporation, đánh giá.
Một số nhà nghiên cứu gợi ý cách tốt hơn để đạt miễn dịch cộng đồng là tiêm phối hợp các vaccine sử dụng những công nghệ khác nhau. Pfizer hiện được dùng dưới dạng mũi tiêm nhắc lại cho những người đã tiêm Sinopharm ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain.
Gao Fu, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, hồi tháng 4 cho biết nhà chức trách đang cân nhắc phối hợp vaccine sử dụng các công nghệ khác nhau nhằm làm tăng tỷ lệ miễn dịch.
Jeremy Lim, giáo sư Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng việc tiêm mũi nhắc lại ở những người đã được tiêm chủng ở Trung Quốc phụ thuộc vào mức độ kháng thể trong cơ thể họ có đủ cao hay không. Sự xuất hiện của những biến chủng mới cũng là một yếu tố quan trọng đối với câu hỏi liệu có cần thiết phải sửa đổi các loại vaccine hiện nay hay không.
"Liệu người dân Trung Quốc có cần tiêm mũi nhắc lại không thực sự phụ thuộc vào các nghiên cứu huyết thanh học cũng như giám sát thực tế các ca lây nhiễm cả có triệu trứng và không triệu chứng", Lim nói.
Hiện tại, chưa có thử nghiệm quy mô lớn nào về việc pha trộn vaccine mRNA với vaccine bất hoạt được đăng ký tại Trung Quốc.
Trung Quốc tiêm hơn một tỷ liều vaccine Covid-19 Trung Quốc sử dụng liều vaccine Covid-19 thứ một tỷ vào hôm qua, cột mốc quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. Thông tin được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố hôm nay, sau khi chương trình tiêm chủng Covid-19 tại nước này đạt bước tiến quan trọng, với số liều vaccine được sử...