Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới
Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.
Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi 70.000 euro (gần 1.800 tỷ đồng) để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.
“Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm”, tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Ông Tajani cho biết: “Một số mẫu giày của Trung Quốc tại Italy có hàm lượng crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3mg đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây ung thư”. Phần lớn đồ chơi ở các nước EU đều là hàng Trung Quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.
Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 – 2015.
Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ “Made in China” trên sản phẩm.
Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trên ABC News còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 64 USD mỗi năm để mua hàng nước mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.
Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung Quốc cố ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung Quốc nên bị treo lại một thời gian. “Tuy nhiên, trong khi chờ chính phủ, thì cách chủ động nhất là người Mỹ phải tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ “Made in China” hay “PRC” (People Republic of China), thì đơn giản là hãy chọn một cái khác”, bài báo viết.
Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung Quốc, thì cả nước đã bớt được hàng tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giảm được 1/12, tức 8% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm.
Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: “Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới”. Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.
Theo VNExpress
Nga tẩy chay "Những người bạn của Syria"
Ngày 5-7, Pháp đã tổ chức hội nghị "Những người bạn của Syria" với sự tham dự của các nước phương Tây và Ả Rập. Không có đại diện của Trung Quốc và Nga tại hội nghị lần này.
Lực lượng nổi dậy chiếm một cơ sở của chính quyền Syria ngày 3-7 - Ảnh: AFP
Theo AFP, hội nghị Paris kêu gọi thực hiện các hành động mạnh tay hơn chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết cuộc gặp này thể hiện sự ủng hộ ngày càng cao của thế giới "dành cho người dân Syria" và áp lực ngày càng tăng lên đối với chế độ của Tổng thống al-Assad.
Số phận chính trị của Tổng thống al-Assad được xem là mấu chốt để giải quyết khủng hoảng hiện nay. Phương Tây đang tìm cách thuyết phục Matxcơva tiếp nhận ông tị nạn chính trị tại Nga.
Thỏa thuận về một chính quyền chuyển tiếp đạt được cuối tuần trước tại Geneva (Thụy Sĩ) không đưa ra lời kêu gọi ông al-Assad từ chức. Nhưng sau đó phương Tây lại tuyên bố không thấy có vai trò nào cho ông al-Assad trong chính quyền chuyển tiếp. Nga cho rằng phương Tây đang cố tình thêm thắt và bóp méo thỏa thuận đạt được.
Tờ Kommersant (Nga) dẫn nguồn tin từ điện Kremlin cho biết cơ hội tị nạn chính trị của ông al-Assad hiện chỉ là 10%, nhưng Nga không tỏ ra ủng hộ giải pháp này.
Theo Tuổi Trẻ
Truyền thông làm cho người dân trở thành đồng tính? Một cuộc khảo sát tiến hành đầu tháng 5 do cơ quan thăm dò ý kiến nhà nước VTsIOM của Nga cho thấy gần một nửa người Nga tin rằng đồng tính là một hành vi của con người có được do ảnh hưởng của truyền thông. "47% số người được khảo sát nói rằng truyền thông và tuyên truyền là những nhân...