Hàng trăm ứng dụng World Cup 2014 chứa nội dung độc hại
Theo các chuyên gia bảo mật, có đến hơn 375 ứng dụng độc hại liên quan đến World Cup đang tấn công người dùng Android khi họ tải phần mềm từ các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Rất nhiều người dùng Android có nhu cầu xem World Cup 2014 hoặc cập nhật thông tin về các trận đấu trên thiết bị di động – Ảnh: Internet.
Mới đây, hãng bảo mật Trend Micro đã cảnh báo người dùng về những ứng dụng World Cup 2014 giả mạo có chứa mã độc. Theo các chuyên gia của Trend Micro, hơn 375 ứng dụng độc hại đang tấn công người dùng Android khi họ tải phần mềm từ các kho ứng dụng của bên thứ ba.
World Cup 2014 là cơ hội cho tội phạm mạng lừa người dùng tải về đủ loại nội dung độc hại, và người dùng di động là đối tượng mà chúng đặc biệt chú ý.
Video đang HOT
Báo cáo trên blog của Trend Micro có đoạn viết:
Chúng tôi phát hiện ra những ứng dụng này trong các kho ứng dụng của bên thứ ba hoặc kho ứng dụng trái phép, chúng lừa người dùng cài đặt trên thiết bị di động của họ. Sau khi phân tích, chúng tôi nhận thấy phần lớn mã độc là biến thể của những loại malware phổ biến trên di động.
Ví dụ, các chuyên gia về mã độc phát hiện biến thể của trojan Android tên là OpFake trong các kho ứng dụng của bên thứ ba. Một loại malware xuất hiện nhiều trong các ứng dụng độc hại bị phát hiện là ANDROIDOS_SMSSTEALER.HBT, phiên bản bị phát hiện đã được cải tiến với khả năng điều khiển từ xa, cho phép kẻ tấn công thực hiện những câu lệnh trên thiết bị của nạn nhân. Từ đó, kẻ tấn công có thể chặn tin nhắn đến, gửi tin nhắn SMS cho số điện thoại khác, hoặc cài đặt thêm phần mềm độc hại vào máy.
Các chuyên gia cũng phát hiện ra các ứng dụng World Cup chứa mã độc với một biến thể mới của malware tên là ANDROIDOS_OPFAKE.HTG. Loại malware này khiến người dùng phải chịu phí của một số loại dịch vụ cao cấp mà họ không hề mua.
Blog của Trend Micro cảnh báo: “Một số ứng dụng cá cược bóng đá bị phát hiện làm rò rỉ thông tin về người dùng mà họ không hay biết, cũng như gây ra những rủi ro an ninh khác trong quá trình thanh toán. Chúng tôi khuyên người dùng hãy cẩn thận với thông tin cá nhân và thông tin tài chính của họ khi sử dụng các ứng dụng này (hoặc đừng sử dụng các ứng dụng đó)”.
Vì những lí do trên, trong lúc tận hưởng bữa tiệc bóng đá World Cup, người dùng cần xác minh rõ nguồn gốc những ứng dụng họ tải về thiết bị. Người dùng có thể thực hiện một số biện pháp an toàn như sau:
Đọc thông tin về bản phát hành ứng dụng và chắc chắn là ứng dụng đó vẫn thường xuyên được cập nhật.Kiểm tra đánh giá của người dùng về ứng dụng đó, tránh những ứng dụng bị nhận xét tiêu cực.Kiểm tra những ứng dụng yêu cầu được truy cập thông tin về người dùng, tránh những ứng dụng yêu cầu quyền truy cập mọi thông tin về bạn.Cài đặt phần mềm bảo mật để bảo vệ thiết bị.Tránh những ứng dụng có số lượt download thấp vì điều đó chứng tỏ nó chưa được kiểm nghiệm bởi nhiều người dùng.
Theo ICTnews/Security Affairs/SecTechno
Mối đe dọa mã độc nhắm vào hệ điều hành iOS
Các chuyên gia nhận định làn sóng các trang web lừa đảo nhằm vào Apple ngày càng gia tăng.
Mặc dù Apple từ lâu đã được xem là một "thiên đường an toàn" chống lại các mối đe dọa, nhưng những phát hiện của Trend Micro cho thấy các thông tin cá nhân (của người dùng) có thể trở nên nguy hại khi mà những trang web lừa gạt nhằm vào nền tảng này vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trong Báo Cáo Q3/2013 về vấn đề "Bảo mật thông tin" vừa công bố gần đây, hãng bảo mật Trend Micro cảnh báo người tiêu dùng số lượng các trang web lừa đảo nhằm vào hệ điều hành iOS của Apple sẽ đạt đỉnh điểm.
Kết quả của bản báo cáo tiết lộ, sau khi tăng đột biến trong Q2/2013 (lên mức 5800 trong tháng 5), số lượng các trang web lừa đảo nhằm vào Apple giữ ổn định trong suốt quý 3 với 4100 trường hợp được phát hiện trong tháng 7, 1900 trong tháng 8 và 2500 trong tháng 9.
Điều này làm gia tăng những lo ngại về sự xuất hiện những mục tiêu mới tiềm năng cho tin tặc trong quý 4, khi các nhà phân tích ước tính Apple sẽ bán được 31 triệu chiếc iPhone và iPad nội trong quý này.
Theo Zing
Mã độc gây mất tiền trên Android lan sang Việt Nam và 60 nước Với tốc độ phát triển nhanh trên quy mô toàn cầu, mạng lưới chiếm tiền thông qua việc gửi tin nhắn bất hợp pháp tới các đầu số dịch vụ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng. Theo Kaspersky Lab, phần mềm giả mạo để nhắn tin SMS đến các đầu số dịch vụ xuất hiện từ năm 2013 đã mở rộng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 chiêu thức lừa đảo qua mã QR người dân cần cảnh giác

Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả

Công cụ chuyển đổi giọng nói hơn 50 ngôn ngữ của Google, có tiếng Việt

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Google rót thêm 12 triệu USD để hỗ trợ thúc đẩy AI tại khu vực APAC

Gã khổng lồ AI của UAE tiến vào thị trường Mỹ giữa cuộc đua công nghệ toàn cầu

Windows có lỗ hổng nghiêm trọng, Microsoft biết nhưng từ chối sửa

Lưu ý khi cập nhật Windows 11 24H2

Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm

Pro Max sẽ không còn là mẫu iPhone tốt nhất?

Làm gì với cáp USB cũ thay vì ném sọt rác
Có thể bạn quan tâm

Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế
Thế giới
09:34:50 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025
Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng
Làm đẹp
09:22:03 07/05/2025
Sau 2 thập niên, số phận Toyota Innova sắp đi đến hồi kết?
Ôtô
09:19:51 07/05/2025
Honda ADV160 2025 được bổ sung tùy chọn màu sắc mới
Xe máy
09:17:35 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025
Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10
Du lịch
09:07:41 07/05/2025
Dấu chấm hết của ca sĩ trả thù bạn gái bằng ảnh nóng: Sa ngã vào chất cấm, sự nghiệp chìm trong bê bối
Nhạc quốc tế
09:04:01 07/05/2025