Hàng trăm trang web Joomla và WordPress bị hacker tấn công và phát tán mã độc
Các nhà nghiên cứu bảo mật mới đây phát hiện hàng loạt các tên miền đã bị chiếm đoạt nhằm phát tán các phần mềm độc hại, trong đó có malware tống tiền Shade và nhiều loại liên kết lừa đảo nguy hiểm khác tới người dùng.
Các trang web được xây dựng trên hai trong số những hệ quản trị nội dung (CMS) phổ biến nhất sử dụng trong ngành xuất bản đã bị tấn công và lợi dụng để phát tán mã độc tống tiền (ransomware) và nhiều loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm khác tới người truy cập.
Các tội phạm mạng đang lợi dụng những lỗ hổng trong các phần mở rộng (plug-ins và extensions), giao diện (themes) của các hệ thống WordPress và Joomla nhằm phát tán các mã độc tống tiền và nhiều nội dung độc hại khác.
Các nhà nghiên cứu đến từ công ty bảo mật Zscaler đã mô tả chi tiết cách thức các kẻ tấn công sử dụng một thư mục ẩn trong giao thức HTTPS nhằm phục vụ cho các ý đồ xấu. Thư mục ẩn rất phổ biến này thường được các trang web sử dụng để chứng minh quyền sở hữu tên miền của mình đối với các cơ quan cấp chứng nhận HTTPS. Các cơ quan này sẽ quét trang web để tìm một đoạn mã cho trước nhằm xác minh xem tên miền này có hợp lệ hay không.
Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các “mánh” để truy cập vào các trang ẩn đó, những kẻ tấn công có thể bí mật “gài” phần mềm độc hại vào đó mà các nhà quản trị trang web không thể phát hiện ra.
Video đang HOT
Trong một vài tuần vừa qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loạt các mối nguy hại được ẩn giấu trong đường dẫn ẩn nói trên, trong đó có mã độc tống tiền Shade – tên khác là Troldesh – phần mềm độc hại phổ biến nhất được triển khai theo cách này.
“ Các email spam thường chứa liên kết tới một trang chuyển hướng HTML đặt trên trang web đã bị tấn công, nếu người dùng ấn vào đó sẽ tải về một tập tin nén zip độc hại. Người dùng cần phải mở tập tin JavaScript bên trong file ZIP đó và file JavaScript này sẽ tải phần mềm độc hại về từ trang web đã bị tấn công và kích hoạt nó,” Deepen Desai, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu và thực thi bảo mật của Zscaler trả lời phỏng vấn của trang tin ZDNet.
Đã có hơn 500 trang web bị tấn công và hàng nghìn lượt tải đã được thực hiện nhằm phát tán các mã độc tống tiền, liên kết lừa đảo (phishing) và nhiều loại nội dung nguy hại khác.
Mặt khác, các trang lừa đảo dạng phishing được lưu trữ trong các đường dẫn ẩn đã được chứng thực mã hoá SSL, điều đó khiến những người dùng không chú ý kĩ có thể bị lừa cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu của mình cho những kẻ tấn công.
Các trang web bị tấn công sử dụng WordPress các phiên bản từ 4.8.9 đến 5.1.1 và dường như đã sử dụng các giao diện cũ không được cập nhật bảo mật, hoặc các phần mềm lỗi thời được cài đặt trên máy chủ. Đây có thể là những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu cho là lý do khiến các website này trở thành mục tiêu của kẻ tấn công.
Hiện vẫn chưa rõ ai là kẻ đứng sau chiến dịch tấn công mạng này, nhưng Zscaler đang thông báo cho các đơn vị sở hữu các trang web bị tấn công về vụ việc này. Danh sách các trang web đó cũng đã được công bố trong bản báo cáo về vụ việc của nhóm nghiên cứu.
Theo VN Review
Tải ngay công cụ chẩn đoán này nếu bạn đang dùng máy tính ASUS
Nếu đang dùng máy tính ASUS, bạn nên tải ngay công cụ chẩn đoán mà công ty vừa phát hành để kiểm tra thiết bị của mình có bị dính mã độc hay không.
Ngày 26/3, ASUS ra thông cáo chính thức về thông tin công cụ ASUS Live Update bị hacker lợi dụng để phát tán mã độc đến máy tính khách hàng. Theo ASUS, "một số ít thiết bị" đã bị cấy mã độc thông qua cuộc tấn công tinh vi nhằm vào máy chủ Live Update nhằm vào một vài nhóm đối tượng nhất định. ASUS đã liên lạc với người dùng bị ảnh hưởng và hỗ trợ để bảo đảm loại bỏ bất kỳ nguy cơ bảo mật nào.
ASUS cũng phát hành bản vá trong phiên bản Live Update 3.6.8 mới nhất, đồng thời nâng cấp và củng cố hạ tầng để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Nếu bạn đang sử dụng máy tính ASUS, công ty khuyến khích cài đặt công cụ chẩn đoán trực tuyến để kiểm tra. Công cụ có thể tìm thấy ở đây:
https://dlcdnets.asus.com/pub/ASUS/nb/Apps_for_Win10/ASUSDiagnosticTool/ASDT_v1.0.1.0.zip.
Khách hàng cũng có thể liên hệ với trung tâm chăm sóc khách hàng của ASUS. Trong trường hợp bị ảnh hưởng, bạn nên ngay lập tức sao lưu dữ liệu và khôi phục hệ điều hành về cài đặt gốc.
Trước đó, hãng bảo mật Kaspersky ước tính mã độc có thể đã bị phát tán đến khoảng nửa triệu máy tính ASUS và khoảng vài trăm ngàn máy tính đã thật sự cài đặt mã độc này. Symantec cũng đồng tình với Kaspersky khi cho biết phát hiện ít nhất vài nghìn máy bị ảnh hưởng.
Theo The Verge
10 lỗ hổng bảo mật hàng đầu bị tin tặc khai thác nhiều nhất Các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của Microsoft đã bị giới tội phạm mạng khai thác và trở thành phương thức tấn công bảo mật khá phổ biến, tiếp đến là lỗ hổng Adobe Flash. Theo các nhà phân tích của Recorded Future chuyên nghiên cứu về các cuộc tấn công lừa đảo và chiến dịch phát tán phần mềm độc...