Hàng trăm nhà dân ở Đắk Lắk bị ngập
Mưa lớn kéo dài khiến hàng trăm nhà dân tại các huyện M’đrắk, Krông Bông, Lắk (Đắk Lắk) bị ngập sâu trong nước, giao thông chia cắt.
Chiều 10/11, UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) đang sơ tán hơn 400 hộ dân tại xã Đắk Liêng ra khỏi khu vực ngập lụt.
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 12 khiến 4 buôn tại xã Đắk Liêng ngập sâu hơn 1 m. Hiện lực lượng chức năng đã đưa canô vào hỗ trợ đưa người dân đến nơi an toàn.
Mưa lớn cũng làm hơn 350 ha cây trồng của người dân tại các xã Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Nuê… ngập sâu. Địa phương này đã cảnh báo sạt lở đất ở các xã Bông Kbang, Yang Tao, Đắk Nuê, Đắk Liêng.
Một đoạn đường tại huyện Lắk ngập sâu, lực lượng chức năng cấm người qua lại. Ảnh: N.H.
Còn tại huyện Krông Bông, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện, cho biết mưa lớn khiến nước từ các con sông, suối dâng nhanh làm một số vùng ngập lụt, chia cắt cục bộ.
Đặc biệt tuyến đường vào thôn Ea Hăn, xã Cư Đrăm, bị ngập, chính quyền địa phương đã tổ chức chốt chặn, túc trực để ứng cứu. Đoạn đường này bị ngập hàng trăm mét, nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn khiến khoảng 100 hộ dân ở thôn Ea Hăn bị cô lập.
Video đang HOT
“Chính quyền đã thông báo trên loa phát thanh, cảnh báo cho người dân các khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Đặc biệt, khu vực thôn 12, xã Hòa Lễ – nơi từng xảy ra tình trạng sạt lở, nay tiếp tục có nguy cơ”, ông Long nói.
Còn ông Phạm Ngọc Thạch, Phó chủ tịch UBND huyện M’Đrắk, cho biết cơ quan chức năng đang vào khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng (xã Cư San) để đưa người dân ra khỏi nơi nguy hiểm.
Lực lượng chức năng vào lòng hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng sơ tán người dân. Ảnh: N.H.
Theo ông Thạch, huyện đã có chỉ đạo cho tất cả học sinh được nghỉ học để đảm bảo an toàn. Riêng tại xã Cư San, lượng mưa vừa nhưng nước dâng lên rất nhanh, chính quyền dự kiến sơ tán khoảng 100 hộ dân đến khu vực an toàn.
“Hiện chính quyền đã sơ tán được 4 hộ và để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng sẽ kiên quyết sơ tán những hộ còn lại. Mưa lớn cũng khiến quốc lộ 26 nối Đắk Lắk với Khánh Hòa bị ngập, huyện đã cử lực lượng chốt chặn hai đầu để cấm phương tiện qua lại”, ông Thạch cho hay.
Bão số 10 sẽ gây ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, đang trong mùa mưa bão, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ (dự kiến ngày 3 - 4/11) sẽ gây ra mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng vì đất đã quá bão hòa nước.
Hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My. Ảnh: Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên
Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên vừa có báo cáo nhanh về nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và một số giải pháp ứng phó.
Nguyên nhân
Dẫn thông tin từ ông Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, báo Quảng Nam cho biết: Từ các kết quả nghiên cứu của viện và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10 cho thấy, đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành 1 khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 300 450; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.
Bên cạnh đó, thời gian qua mưa kéo dài hơn 16 ngày (từ ngày 6 đến 22/10), đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng sạt lở lao nhanh xuống phía dưới, tạo ra một trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn theo tất cả trên đường đi của nó, tạo ra một thảm họa như chúng ta đã thấy.
Theo ông Hoàng Ngọc Tuấn, hiện việc dự báo lũ quét, sạt lở đất rất khó. Hiện nay chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng, điểm có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, để dự báo chính xác thời điểm xảy ra là không thể.
Giải pháp
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, đang trong mùa mưa bão, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ (dự kiến ngày 3 - 4/11) sẽ gây ra mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng vì đất đã quá bão hòa nước.
Vì thế, viện đưa ra giải pháp trước mắt để khắc phục vấn đề này là địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và theo dõi dự báo mưa của đài khí tượng thủy văn để di dời dân đến nơi an toàn.
Đồng thời, người dân cần chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu... theo khuyến cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải báo ngay chính quyền và thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên thì huyện Nam Trà My có khoảng 15 điểm nguy cơ cao tập trung tại các xã Trà Leng, Trà Vân, Trà Mai, Trà Don...
Huyện Bắc Trà My có khoảng 30 điểm nguy cơ cao tập trung tại thị trấn Trà My, xã Trà Bui, Trà Sơn, Trà Giáp, Trà Giác.
Huyện Phước Sơn có khoảng 13 điểm nguy cơ cao tập trung tại thị trấn Khâm Đức, xã Phước Lộc, Phước Thành, Phước Xuân. Huyện Tây Giang có một số điểm nguy cơ cao tập trung tại các xã A Tiêng, A Vương, Ch'ơm, Lăng, Dang, Bha Lêê.
Về giải pháp lâu dài, Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên kiến nghị cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã (tỷ lệ 1/1.000 - 1/2.000) và phổ biến tới chính quyền cấp xã, thôn và người dân biết.
Hiện nay, viện đã xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất cho 3 huyện (Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn) với tỷ lệ 1/50.000 và toàn tỉnh 1/100.000.
Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng. Đặc biệt cần phải đưa các kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục phổ thông.
Đồng thời, cần rà soát, quy hoạch bố trí lại dân cư, cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường giao thông, cống thoát nước phải đủ khẩu độ thoát được lũ lớn) an toàn trước thiên tai; xây dựng những khu nhà phòng chống thiên tai có kết cấu đảm bảo để người dân có thể tránh trú trong những thời điểm mưa bão, có nguy cơ sạt lở đất.
Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao. Tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn. Rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét. Bởi rừng có vai trò hết sức quan trọng trong điều hòa dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm cũng như ổn định của các mái dốc sườn đồi./.
Thủ tướng: Tập trung mọi nguồn lực cứu nạn ở Rào Trăng 3 và Quảng Trị Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, những người bị tử nạn do thiên tai... Thủ tướng vừa có công điện 1411 về việc tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực thủy...