Hàng trăm người năn nỉ đòi xem trăn 80 kg
Do mỗi ngày tiếp hàng trăm người hiếu kỳ nên gia đình anh Sanh đã phải “giấu” con trăn nặng gần 80 kg. Tuy nhiên, người dân vẫn ùn ùn kéo đến năn nỉ để được xem.
Chiều 7/8, gia đình anh Sanh dán giấy thông báo con trăn đã chuyển đi nơi khác. Ảnh: Thiên Phước
Chiều 7/8, gần 100 người từ các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu… đến nhà anh Sanh (cạnh UBND phường 8, TP Sóc Trăng) để năn nỉ chủ nhà cho xem con trăn nặng gần 80 kg. Nhưng người thân anh Sanh cho biết đã giao con trăn bắt được từ rẫy bắp cho cơ quan kiểm lâm quản lý. Tuy nhiên, một bé gái trong gia đình này bật mí rằng, con trăn đang được nuôi nhốt trong lồng quây lưới B40, đặt ở nhà sau.
Do quán cà phê của gia đình anh Sanh ngăn cách với nhà ở bằng một khoảng sân rộng nên không người nào vào được bên trong. Khách hiếu kỳ cố tình ngồi uống nước lâu và nài nỉ xem con trăn “khổng lồ” dù phải trả tiền nhưng không được chủ nhà đáp ứng. Vì vậy, mọi người chỉ nghe người thân anh Sanh kể lại thời gian trăn vào rẫy bắp và quá trình vây bắt như thế nào.
Xem hình con trăn trên báo, một người ở quận Bình Thạnh (TP HCM) hỏi mua với giá 50 triệu đồng nhưng anh Sang lắc đầu. Theo chủ nhà, bắt được con trăn to là điều may mắn, nếu bán sẽ xui xẻo.
Nhiều người chen lấn nài nỉ người thân anh Sanh cho xem trăn, dù phải trả tiền nhưng không được đáp ứng. Ảnh: Thiên Phước
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết, do mỗi ngày có cả nghìn người kéo đến nhà anh Sanh xem trăn nên ông đã chỉ đạo UBND phường 8 bàn với gia đình đưa trăn vào khu du lịch chùa Dơi để nuôi với mục đích bảo tồn, phục vụ khách tham quan.
“Quá nhiều người đến xem trăn và thắp nhang cúng gây mất an ninh trật tự. Sau khi bàn bạc, gia đình anh Sang đã đồng ý chuyển vào khu du lịch chùa Dơi nhưng chưa đưa đi liền mà xin đặt ở sau nhà thêm vài ngày”, ông Nhàn nói.
Trước đó, chiều 3/8, con trăn dài 6 m, nặng gần 80 kg được anh Sanh phát hiện khi đang xịt thuốc bảo vệ thực vật ngoài rẫy bắp. Lúc đầu tưởng là rắn nên anh quăng bình xịt bỏ chạy, báo cho người nhà. Khi biết trăn, cả nhà vây bắt và cần đến 6 người mới khiêng được con trăn vào nhà.
Theo VNExpress
Chùa Dơi vắng bóng dơi vì... quán nhậu
Từ lâu, chùa Dơi là một nét văn hóa, một "thương hiệu" du lịch tâm linh gắn với địa danh Sóc Trăng. Tên của ngôi chùa là Mahatup hay còn là chùa Mã Tộc, được xây dựng cách đây hơn 400 năm (1569).
Nét độc đáo của nó chính là ngôi chùa duy nhất trong số 92 ngôi chùa tại Sóc Trăng có sự lưu trú của hàng ngàn con dơi bám các cây sao, dầu... trồng xung quanh chùa. Tình trạng săn bắt dơi quạ để chế biến thành các món "đặc sản" trên các bàn nhậu từ Sóc Trăng đến Cần Thơ đang dẫn đến nguy cơ "tuyệt chủng" dơi quạ ở một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng.
90% đã lên bàn nhậu
Theo các nhà khoa học, dơi lưu trú tại ngôi chùa là loài dơi ngựa lớn và nhiều loài dơi lớn khác. Do loài dơi này hay ăn hoa quả nên người dân địa phương gọi là dơi quạ, theo đó quen gọi tên chùa là "chùa Dơi". Thời cao điểm ngôi chùa thu hút hơn 1 triệu con dơi và các loại chim, cò sinh sống. Thế nhưng, sau sự ra đi của các loài chim, cò nay đàn dơi đang thưa thớt.
Tiếp xúc với chúng tôi, Thượng tọa Lâm Tú Linh, Sư phó chủ trì chùa Mahatup, cho biết: "Trước năm 2000, số lượng dơi rất nhiều, lúc đó 10 phần, hiện nay chỉ còn 1-2 phần. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều người săn bắt bán cho các quán xá chế biến làm món ăn. Chúng tôi mong chính quyền có giải pháp ngăn chặn các nhà hàng bán món ăn chế biến từ dơi quạ".
Cách đây hơn 10 năm, dơi quạ treo đầy trên các cây từ cổng vào ngôi chùa, nhưng giờ chúng chỉ thu gọn lại đeo bám ở vài cây gần nơi các sư trong chùa nghỉ. Ước tính của cơ quan chức năng tại địa phương, số lượng dơi quạ từ 10.000 con đã giảm xuống còn chỉ khoảng 1.000-1.500 con trong hơn 10 năm qua. Dơi con thường có sải cánh 0,8-1m, dơi lớn sải cánh có khi lên đến 1,5m.
Thượng tọa Lâm Tú Linh lo lắng khi số lượng đàn dơi đang giảm dần.
Cách đây vài năm, cơ quan chức năng Sóc Trăng đã bắt giữ các vụ buôn bán dơi và bẫy dơi quạ ban đêm. Một số dơi quạ bị bắt giữ được thả về lại chùa Dơi. Cùng với các giải pháp vận động, tuyên truyền tình trạng săn bắt dơi quạ ở Sóc Trăng tạm lắng. Nhưng do đặc tính di chuyển xa để tìm thức ăn (di chuyển từ 60-100km) nên người dân địa phương ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu... cũng săn dơi quạ bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là người ta dựng 3 cây tre (cao khoảng 10m/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái, là dơi quạ sa lưới!
Chính quyền địa phương đã nhiều lần tháo bảng, "dọn dẹp" các quán nhậu, nhà hàng bán thịt dơi; thu gom dơi về thả lại chùa nhưng tình trạng biến thịt dơi thành các món nhậu vẫn lén lút diễn ra.
Một ngày cuối tháng 5/2012, không khó để chúng tôi tìm đến một quán nhậu bán thịt dơi tại Sóc Trăng. Tiếp chúng tôi là bà chủ quán trung niên tên Ng., giới thiệu: "Mùa này chỉ có dơi con khoảng 300 gram/con. Muốn ăn dơi lớn phải đợi 1-2 tháng nữa (sau khi dơi mẹ sinh sản). Giá 1 con dơi 300 gram là 300.000 đồng (tương đương 1 triệu đồng/kg). Muốn làm dơi rô-ti thì phải có dơi lớn, còn dơi nhỏ chỉ nấu cháo"!
Điều lạ là một số cán bộ đều biết đây là quán "duy nhất còn sót lại bán thịt dơi quạ" ở Sóc Trăng, nhưng nó vẫn tồn tại! "Chúng tôi rất lo lắng. Dơi quạ đã tạo nên nét đặc thù và chúng xem ngôi chùa như mái nhà của chúng. Nhưng hiện nay đàn dơi cứ thưa dần" - Thượng tọa Lâm Tú Linh, Sư phó chủ trì chùa Mahatup tâm sự.
Trông chờ một dự án bảo tồn dơi quạ
Chùa Dơi theo cách gọi dân gian, nằm cách thành phố Sóc Trăng gần 2 km. Đây là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ và thuộc vào hàng các ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng. Điều chúng tôi ngạc nhiên là qua tiếp xúc với một số cán bộ có chức năng của tỉnh tỏ vẻ khá "thờ ơ", nắm thông tin về đàn dơi quạ khá mơ hồ.
Khi chúng tôi hỏi về số lượng đàn dơi quạ hiện nay, một cán bộ kiểm lâm cho biết: "Trước đây không có kiểm đếm, thống kê số lượng"!?
Tuy nhiên, theo ônh Trịnh Công lý, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh Sóc Trăng: "Cách đây 8 năm, qua kiểm đếm chỉ còn khoảng 20 cá thể dơi ngựa lớn"!
Cần nói thêm quần thể dơi lưu trú tại chùa dơi khá phong phú, dơi ngựa lớn và dơi ngựa lớn Thái Lan là hai loài độc đáo. Riêng dơi ngựa lớn (có tên khoa học là Pteropus vampyrus) nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay là trong quần thể khoảng vài ngàn con dơi đang lưu trú ở chùa Dơi, còn bao nhiêu con dơi ngựa lớn?
Cách đây 5 năm (2008), tỉnh Sóc Trăng đã mời các nhà khoa học trong nước về nghiên cứu để duy trì, bảo tồn đàn dơi. Trong đó, có cả phương án gắn chíp điện tử cho dơi quạ, nhưng do nhiều lý do khác nhau các nhà khoa học đều rút lui không triển khai được... Lý do "chua nhất" là dơi quạ "đi ăn xa bay trên không" nên khó... nghiên cứu! Trong đó, ngành chức năng đề xuất lập dự án vài chục héc-ta trồng cây ăn trái để làm nguồn thức ăn cho dơi quạ. Nhưng câu hỏi đặt ra là dơi quạ có đến khu vườn này ăn không? Thế là mọi chuyện rơi vào quên lãng.
Gần đây, đường vào chùa Dơi được xây dựng mở rộng, nhiều hàng, quán mọc lên. Có dư luận cho rằng, môi trường ồn ào đã tác động đến đàn dơi! Ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xem có ảnh hưởng đến đàn dơi sinh sống tại chùa Dơi hay không, đồng thời sẽ triển khai đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp để bảo tồn đàn dơi quạ tại chùa Dơi. Tỉnh cũng mong muốn các nhà khoa học tham gia tư vấn, hiến kế để bảo tồn và khôi phục lại đàn dơi quạ!
Theo Dân Trí
Đổ xô đi xem đường bê tông "co, duỗi" bất thường Giữa trưa sang xế chiều, hai tấm bê tông này bắt đầu nổi lên từ từ theo dáng đấu đầu vào nhau thành hình chữ V úp ngược. Đến chiều tối, chúng lại hạ xuống sát mặt đất như trước. Ông Lương Nghi Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Đã 5 ngày nay,...