Hàng trăm người khóc trong lễ Vu lan ở ngôi chùa cổ nhất miền Trung
Tối 1.9, hàng trăm Phật tử đã đến chùa Hoằng Phúc ( Quảng Bình) để dự Đại lễ Vu lan báo hiếu. Nhiều người không cầm được nước mắt trong giây phút nghĩ về công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha, mẹ.
Chùa Hoằng Phúc (còn có tên là chùa Kính Thiên) tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là ngôi chùa cổ được hình thành cách đây hơn 700 năm. Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử ngôi chùa bị hư hỏng nặng nề. Năm 2014 chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo lại theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần) gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2015. Hiện chùa là một trong những ngôi cổ tự cổ bậc nhất ở miền Trung. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị cao như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo. Ngoài ra, tại chùa còn có đại hồng chung lớn được đúc vào thời vua Minh Mạng.
Vu lan là lễ báo hiếu, một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Tại Việt Nam không rõ tài liệu nào ghi chép về việc lễ Vu lan xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này. Trong ngày Vu lan tại một số ngôi chùa có lễ “ Bông hồng cài áo”. Nghi thức này nhằm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn sống tại trần thế với con cháu. Trong lễ này, những ai còn mẹ sẽ được cài một bông hồng đỏ, ai mất mẹ sẽ được cài một bông hồng trắng.
Hàng trăm phật tử đến chùa Hoằng Phúc tham dự Đại lễ Vu lan.
Nhiều người khóc nức nở khi nghe ý nghĩa của nghi thức “Bông hồng cài áo”.
Cô gái bật khóc trong đêm Vu lan báo hiếu cha, mẹ.
Cháu bé lau vội giọt nước mắt trong lúc làm lễ.
Nhiều cụ bà rưng rưng nước mắt khi nghe câu: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Video đang HOT
Người mẹ cài lên ngực con bông hoa hồng, biểu tượng của tình yêu, sự cao quý, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Linh thiêng trong giây phút nhớ về công ơn trời biển của các bậc cha, mẹ.
Nghi thức thắp ngọn đèn hoa đăng, cầu cho cha mẹ muôn đời bình an.
Các Phật tử cầm ngọn đèn hoa đăng đi thả trên sông Kiến Giang để gửi gắm một tâm niệm an lạc cho mình và mọi người.
Theo Danviet
Mùa Vu Lan: "Sợ cài đóa hồng trắng lên ngực"
Trong nghi lễ báo hiếu mùa Vu Lan, nhiều người không cầm được nước mắt khi cài đóa hồng trắng lên ngực, bởi đó là một nỗi bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ.
Nhân dịp mùa Vu Lan, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình đã sớm tổ chức lễ báo hiếu cho mọi người. Chương trình được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, tỉnh Hòa Bình, tối qua 26/8.
Đêm 26/8, tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức "Đại lễ Vu Lan báo hiếu". Buổi lễ đã thu hút hàng trăm tăng ni, phật tử đến thăm dự.
Đại lễ diễn ra các nghi thức tâm linh như lễ tiếp linh, lễ cúng phật - quy vong, lễ tụng kinh cầu siêu, lễ cấp mã cho vong, cúng thí thực cô hồn, niệm phật cầu gia bị, dâng y cúng dường chư tăng.
Tâm điểm của buổi Đại lễ là nghi thức bông hồng cài áo cho hàng nghìn người có mặt tại chùa. Trong khay hoa hồng, ban tổ chức chuẩn bị 3 màu sắc, mỗi màu sắc có ý nghĩa khác nhau. Những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đoá hồng màu trắng như một nỗi bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ.
Bà Điệp (82 tuổi, ở Hà Nội) nghẹn ngào nước mắt khi nhớ về công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ . Dù cha mẹ bà đã mất nhiều năm nhưng công ơn đó bà luôn ghi lòng tạc dạ.
Chị Đỗ Kim Hương (Hà Nội) không thể ngăn dòng nước mắt khi nhớ về mẹ, chị tâm sự: "Bình thường tôi vẫn giành tình cảm đặc biệt cho cho mẹ mình dù mẹ đã mất nhưng cứ đến mùa Vu Lan nghe những câu thơ, bài hát về mẹ tôi không thể cầm được nước mắt. Suốt buổi lễ, hình ảnh mẹ cứ hiện lên trong trái tim tôi".
Chị Vì Thị Hảo (28 tuổi, quê Hòa Bình) đưa theo con gái đến tham gia lễ báo hiếu: "Tôi rất hạnh phúc vì được cài đóa hồng đỏ thắm lên ngực, năm nay tôi đưa con gái nhỏ của tôi đi theo để cháu cảm nhận được sự hạnh phúc khi còn cha còn mẹ giống như tôi".
"Tôi sợ nhất sau này, mùa Vu Lan mình phải cài đóa hồng trắng lên ngực vẫn biết rằng sẽ có ngày đó nhưng cứ nghĩ đóa hồng trắng trên ngực mình lại càng thương bố, mẹ mình hơn", chị Hảo tâm sự.
Trong buổi lễ, những bài hát về mẹ, về cha hay những lời kể công của đấng sinh thành khiến nhiều người rơi nước mắt
Vào mỗi dịp lễ xá tội vong nhân, rằm tháng 7 hàng năm các hoạt động về văn hóa, tâm linh lại diễn ra trên khắp cả nước. Đây là lúc gợi nhắc lại một trong những đạo lý, nhân cách lớn nhất của mỗi con người là Đạo Hiếu. Cũng nhân dịp này, những người con tìm về với nguồn cội, về với giá trị Chân - Thiện - Mỹ và về với đạo của người làm con
Cài những bông hồng lên áo, ai cũng nhớ đến cha mẹ mình. Những người cha đã mất hoặc mẹ đã mất sẽ cài màu hoa khác nhau. Màu hoa hồng, lá xanh tượng trưng cho những người còn cha và mẹ
Những ai nhận cài hoa hồng trắng lên ngực là đã mất cha, mất mẹ
Những ai còn mẹ mất cha hay còn cha mất mẹ sẽ được cài hoa phớt hồng
Những ai còn cha còn mẹ sẽ được cài lên ngực một bông hoa hồng đỏ thắm. Với niềm hạnh phúc vô biên, vì còn cha mẹ là còn tất cả. Các em nhỏ tham dự đại lễ đã hiểu được ý nghĩa của mùa Vu Lan và xúc động khi được mẹ cài bông hồng lên áo cho mình hay chỉ cầm bông hồng đỏ cũng là điều hạnh phúc
Những bậc làm cha làm mẹ cũng cảm nhận được hình bóng của cha mẹ mình trong từng bông hoa được cài lên áo
Hoa đăng được thắp sáng nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần, tâm linh để cầu nguyện quốc thái dân an, siêu độ vong linh...
Các tăng ni, phật tử sẽ cùng nhau thả đèn hoa đăng xuống suối để cầu an lành và gửi tới người đã khuất lòng thành kính
Hàng trăm người lặng lẽ cầm hoa đăng cầu cho vong linh, linh hồn những người đã khuất luôn siêu thoát, phù hộ cho con cháu, gia đình luôn mạnh khỏe và bình an
Thả đèn hoa đăng còn là nghi thức truyền thống của đạo Phật
Hàng trăm ngọn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện. Chương trình mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về cội nguồn dân tộc, về với đạo lý uống nước nhớ nguồn, với tiên tổ
Hàng nghìn hoa đăng lung linh trong lễ Vu Lan ở Hòa Bình Hàng nghìn người dân ở Hòa Bình đã tề tựu tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (huyện Kỳ Sơn) dịp cuối tuần vừa qua để tham dự lễ "Vu Lan báo hiếu - siêu độ vong linh" theo truyền thống Phật giáo vào dịp tháng 7 Âm lịch hàng năm, thả đèn hoa đăng lung linh với những ước nguyện tốt đẹp. Chương...