Hàng trăm người dân Israel mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc-xin
Hãng thông tấn RT dẫn nguồn truyền thông Israel cho biết, số ca nhiễm Covid-19 dù được tiêm vắc-xin ở nước này đã lên tới 240 người.
Giới chức y tế Israel nhận định, lý do hàng trăm người trên nhiễm bệnh, dù đã được tiêm loại vắc-xin do Pfizer và BioNTech bào chế, có thể là vì mã gien trong vắc-xin cần thời gian để ‘dạy’ hệ miễn dịch nhận biết và tấn công bệnh tật.
Người dân Israel đi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, vắc-xin Pfizer/BioNTech cần hai mũi tiêm. Một số nghiên cứu chỉ rõ, khả năng miễn dịch của người nhận vắc-xin chỉ đạt 50% sau khi tiêm mũi thứ nhất từ 8-10 ngày. Khả năng miễn dịch sẽ tăng lên 95% một tuần sau khi tiêm mũi thứ hai.
Do vậy, nguy cơ nhiễm Covid-19 vẫn còn khoảng 5% dù người nhận vắc-xin được tiêm đầy đủ cả hai mũi.
Video đang HOT
Số liệu từ Worldometers tính tới ngày 2/1 cho thấy, Israel đã phát hiện hơn 428.500 ca dương tính Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát, trong đó khoảng 3.350 trường hợp tử vong.
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ áp sát mốc 17 triệu, Ấn Độ xấp xỉ 10 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 15/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 73.347.127 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.631.196 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 51.485.004 người.
Nữ y tá Sandra Lindsay (trái) được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của hãng Pfizer/BioNTech tại New York, Mỹ ngày 14/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 với 16.943.897 ca nhiễm và 308.091 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.912.054 ca nhiễm và 143.802 ca tử vong và Brazil với 6.929.409 ca nhiễm và 181.945 ca tử vong do COVID-19.
Tại châu Á, nhằm kiềm chế tốc độ lây lan của dịch COVID-19, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ đang tới gần, ngày 15/12, giới chức Indonesia đã thông báo quyết định cấm tổ chức các hoạt động đông người nơi công cộng vào dịp lễ Giáng sinh 2020 và Năm mới 2021 trên phạm vi toàn quốc. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 18/12/2020 đến ngày 8/1/2021.
Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết đang cân nhắc thi hành sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp và cấm tụ tập hơn 5 người nếu tình hình đại dịch COVID-19 ở nước này trở nên tồi tệ hơn.
Tại Singapore, chính phủ thông báo sẽ cho phép doanh nhân và quan chức các nước nhập cảnh từ tháng tới. Theo kế hoạch, một số lượng du khách hạn chế có thể xin thời gian lưu trú lên đến 14 ngày kể từ giữa tháng 1/2021. Tuy nhiên, một số quy định nghiêm ngặt vẫn được áp đặt đối với những người muốn đến thăm Singapore, quốc gia về cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Theo đó, du khách đều phải tiến hành các xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh vào Singapore.
Tại Malaysia, Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết thời gian cách ly đối với những trường hợp nhập cảnh sẽ giảm xuống 7 ngày nếu có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong thời gian 3 ngày trước chuyến bay. Đối với các trường hợp nhập cảnh không làm xét nghiệm trước chuyến bay sẽ phải cách ly 10 ngày như trong thông báo ngày 13/12 của Tổng Thư ký Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah.
Tại Hàn Quốc, tình hình dịch bệnh có dấu hiệu phức tạp, khi Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 15/12 cho biết nước này có thêm 880 ca nhiễm mới, trong đó 848 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc ở Hàn Quốc lên 443.364 ca, trong đó có 600 ca tử vong. Theo KDCA, ngoài những ổ lây nhiễm gần đây liên quan đến trường học, học viện và nơi làm việc, những ổ lây nhiễm nhóm mới đang lần lượt xuất hiện tại các cơ sở tôn giáo và viện dưỡng lão vốn đã trở nên "yên ắng" trong thời gian dài vừa qua.
Tại châu Âu, Thụy Điển và Pháp ngày 14/12 đều ghi nhận số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện ở mức cao chưa từng thấy. Truyền hình Thụy Điển đưa tin số người mắc COVID-19 nhập viện ở nước này tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay với tổng cộng 2.389 bệnh nhân nằm viện ngày 14/12, tăng 65 người so với mức đỉnh điểm ghi nhận vào giữa tháng 4 năm nay. Đến nay, Thụy Điển đã có tổng cộng 320.098 ca nhiễm, trong đó 7.514 ca tử vong.
Tại Pháp, số bệnh nhân COVID-19 nhập viện cũng tăng cao ngày thứ ba liên tiếp. Theo số liệu mới nhất, số người mắc COVID-19 nhập viện tại Pháp ngày 14/2 tăng thêm 242 người lên 25.481 người, trong khi số bệnh nhân cần điều trị tích cực tăng thêm 35 người lên 2.906 người. Tính đến hết ngày 14/12, Pháp đã ghi nhận tổng cộng 2.379.915 ca nhiễm và 58.282 ca tử vong.
Tại Italy, chính phủ nước này đang cân nhắc áp dụng trên toàn quốc các hạn chế gắt gao hơn trong suốt kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới, trong bối cảnh có các cuộc tụ họp đông người tăng trở lại vào cuối tuần qua sau khi Rome nới lỏng một số quy định trong tháng trước.
Tại Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte cho biết nước này sẽ thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất từ trước đến này và kéo dài trong 5 tuần nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19.
Liên quan vấn đề vaccine, Nga đã bắt đầu tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi cả nước.
Tại Mỹ, theo các tài liệu công bố ngày 15/12, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không còn mối quan ngại nào về dữ liệu liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 do hãng Moderna (Mỹ) bào chế, qua đó mở đường cho giới chức Mỹ nhanh chóng phê duyệt vaccine thứ hai.
Tại Saudi Arabia, Bộ Y tế nước này đã bắt đầu tiếp nhận đăng ký tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của công dân và người nước ngoài hiện đang lưu trú tại nước này.
Trong khi đó, Jordan thông báo nước này cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer/BioNTech, song chưa công bố kế hoạch triển khai chương trình tiêm chủng.
Israel hiện đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2 trên 1.000 tình nguyện viên khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên. Nếu thử nghiệm lần này thành công, Israel sẽ tiến hành tiêm đại trà cho người dân vào cuối mùa hè năm 2021.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trong ngày thế giới bước sang Năm mới 2021 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 21h30 ngày 1/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 83.938.090 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.828.302 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 59.444.224 người. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh...