Hàng trăm ngư dân đăng ký đóng tàu lớn vươn khơi
Hàng trăm ngư dân tỉnh Quảng Trị tỏ thái độ hào hứng trước chủ trương của Chính phủ về chính sách ưu đãi, tạo điều kiện phát triển thủy sản, và đã mạnh dạn đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá đánh bắt xa bờ để vươn khơi bám biển.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 2.279 tàu cá với tổng công suất gần 69.480CV. Trong đó, tàu công suất trên 90CV có khả năng khai thác hải sản xa bờ là 178 chiếc, chỉ chiếm 8% tổng số tàu thuyền tỉnh.
Phần lớn ngư dân Quảng Trị đều có nhu cầu nâng cấp, đóng mới tàu để vươn khơi
Nhu cầu đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá vỏ thép, gỗ, composite của ngư dân, có công suất từ 400CV theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là trên 215/32 chiếc, cao hơn 6,7 lần theo kế hoạch phân bổ của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Điều này cho thấy, nhu cầu vươn khơi đánh bắt của ngư dân tỉnh này rất lớn.
Theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngư dân sẽ được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá với thời hạn vay kéo dài 11 năm và chỉ phải trả lãi suất vốn vay từ 1 – 3%/năm. Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay vốn tối đa từ ngân hàng thương mại là 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới. Đối với việc đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới composite, chủ tàu sẽ được vay tối đa 90% tổng giá trị…Ngoài ra, ngư dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất 90 – 400CV, 90% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu có công suất từ 400CV trở lên…
Điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn vay là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả; có khả năng tài chính và phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể; được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt.
Hiện số lượng tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh này vẫn còn khiêm tốn
Anh Võ Văn Thụ, ở thị trấn Cửa Việt, cũng là người từng “nung nấu” ý định đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, cho biết: Nếu có điều kiện đầu tư đóng tàu lớn, hiện đại, chắc chắn hiệu quả kinh tế trong đánh bắt sẽ được nâng cao. Anh Thụ lý giải thêm: “Đóng tàu lớn, tàu vỏ sắt sẽ đảm bảo cho quá trình đi lại khi sóng gió, thiên tai, rồi phòng chống những tàu lạ, tàu Trung Quốc va chạm. Còn về hiệu quả kinh tế, khai thác đánh bắt tài nguyên trên biển thì còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố: nguồn vốn, kinh nghiệm và thói quen đánh bắt của ngư dân, kinh phí đánh bắt mỗi chuyến đi biển…”
Video đang HOT
Rất ít ngư dân Quảng Trị có điều kiện đầu tư được tàu cá có công suất lớn 400 CV trở lên, khiến cho công tác đánh bắt cá gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp
Ông Bùi Đình Chiến, Trưởng đội tàu đánh bắt xa bờ thị trấn Cửa Việt cho hay: “Nếu được cấp trên hỗ trợ, đầu tư đóng mới tàu vỏ thép và trang bị ngư cụ thì ngư dân sẽ yên tâm hơn rất nhiều, tôi tin rằng sau 10 năm sẽ trả xong nợ vay ngân hàng”. Ngư dân Võ Văn Bình, xã Gio Hải, huyện Gio Linh cũng cho rằng khi được đầu tư đóng tàu lớn, ngư dân sẽ yên tâm đánh bắt, vươn xa ra các ngư trường truyền thống Hoàng Sa – Trường Sa, hiện đang có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động trái phép.
Rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận tại hội nghị như: tiêu chí tiếp cận vốn quay, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, đóng loại tàu nào cho phù hợp cũng như cách vận hành, khai thác…
Tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP được tổ chức gần đây, nhiều ý kiến đề nghị chính quyền địa phương cũng như các ban, ngành liên quan cần có cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay, đồng thời tạo điều kiện cho người dân ra khơi làm giàu trên vùng biển quê hương. Bên cạnh đó, các chủ tàu cũng có dịp chia sẻ, góp ý về những ưu điểm, nhược điểm đối với từng loại vật liệu mới cho tàu cá, đóng như thế nào cho hợp tiêu chuẩn…
Nghị định này sớm được triển khai sẽ giúp ngư dân tổ chức sản xuất phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại, tăng thu nhập cho người dân, hướng đến đánh bắt cá xa bờ để đạt hiệu quả kinh tế cao, gắn việc phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đăng Đức
Theo Dantri
"Thủ khoa đại học bây giờ ra sao?": Rạng danh xứ người
Rất nhiều thủ khoa đại học hiện đang làm việc hoặc học tập ở nước ngoài. Với những thành tích vượt trội, các thủ khoa này đã đem lại niềm tự hào to lớn cho sinh viên Việt Nam.
Sinh ra trong nghèo khó, bố làm nghề tự do, mẹ là cô giáo làng, cựu thủ khoa 30 điểm Lê Sơn Phong (SN 1990, quê Thanh Hóa) luôn ý thức phải cố gắng không ngừng trong cuộc sống.
Nỗ lực nơi đất khách
Năm 2008, niềm vui vỡ òa trong căn nhà nhỏ của gia đình Lê Sơn Phong ở xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Bà con hàng xóm liên tục đến chúc mừng khi biết tin Phong đậu thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương với số điểm tuyệt đối 30/30. Sáu năm sau, cậu học trò nghèo ngày nào đã tốt nghiệp Trường ĐH Auckland chuyên ngành tài chính kế toán và làm việc cho một công ty môi giới ngoại tệ tại New Zealand.
Lê Sơn Phong trong ngày nhận bằng tốt nghiệp Trường ĐH Auckland. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Chia sẻ về việc học tập và làm việc ở nước ngoài, Lê Sơn Phong cho biết ở New Zealand, một học kỳ chỉ có 4 môn. Phong theo học 2 chuyên ngành nên số môn nhiều hơn một chút. Dù ít môn nhưng lúc mới đi du học, kết quả học tập của em không được tốt.
"Các thầy cô yêu cầu khá cao cộng với vấn đề ngôn ngữ nên em gặp không ít khó khăn. Về sau, khi quen rồi thì mọi thứ cũng ổn, kết quả dần dần khá lên. Nói chung, chỉ cần biết sắp xếp thời gian là có thể đạt kết quả cao. Tốt nghiệp đại học, em đạt loại giỏi" - Phong chia sẻ.
Theo Phong, danh hiệu thủ khoa ĐH từng khiến em cảm thấy áp lực nên phải nỗ lực rất nhiều. Khi học ở New Zealand, bạn bè chẳng biết em là ai nữa nhưng thấy các bạn học cùng đạt điểm cao nên em phải cố gắng cho bằng bạn bằng bè.
Điều kiện gia đình chẳng mấy khá giả nên ngoài giờ học, Phong phải kiếm đủ mọi việc làm thêm. "Học bổng 322 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cấp hồi đó chỉ cho em tiền sinh hoạt phí và 15.000 USD tiền học phí/năm, trong khi có quy định bạn nào chọn trường với mức học phí vượt quá số đó thì phải bù phần chênh lệch. Thật ra, quy định này ổn cho các anh chị học tiến sĩ hoặc các bạn học ở những trường liên kết với Bộ GD-ĐT. Một phần vì thích, phần do ương bướng nên em chọn Trường ĐH Auckland không liên kết với Bộ GD-ĐT. Vì vậy, em phải bù phần chênh lệch vào bằng cách tiết kiệm tiền sinh hoạt phí và đi làm thêm" - Phong nói.
Trong 2 năm đầu học tại New Zealand, Phong tìm kiếm những công việc chân tay như làm nông trại, làm vườn hay rửa bát. Sang năm thứ ba, bắt đầu có một chút kiến thức chuyên ngành nên em chọn công việc phù hợp hơn như trợ lý kế toán. Kỳ cuối, Phong làm 2 việc một lúc, vừa để tích lũy kinh nghiệm vừa có tiền bù khoản học phí còn thiếu.
Sau khi ra trường, Phong ở lại New Zealand làm việc cho một công ty môi giới ngoại tệ. "Ông chủ dù rất yêu quý nhưng do xa nhà lâu rồi, cũng muốn về Việt Nam để gần gia đình hơn và ý định của em là về nước hẳn để ổn định cuộc sống" - Phong tâm sự.
Theo thủ khoa này, em chỉ mong tìm được một công việc phù hợp với ngành học nhằm phát triển khả năng của mình và lương đủ sống. Hiện Phong đang thử xin vào một số công ty ở Việt Nam.
Không phụ lòng tin
Thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương năm 2009 Tăng Văn Bình sinh ra và lớn lên ở xóm Giếng, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Bố mất từ năm em 8 tuổi. Mẹ là giáo viên mầm non với đồng lương ít ỏi, một mình tần tảo nuôi Bình và chị gái ăn học. Không phụ lòng mong đợi của mẹ, cựu học sinh chuyên toán của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh) đã đạt số điểm tuyệt đối trong kỳ thi ĐH.
Tháng 8-2012, với thành tích học tập xuất sắc, Bình được Bộ GD-ĐT cấp học bổng đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ngành kinh tế học tại Trường ĐH Clark (Mỹ). Sau gần 2 năm học tại Mỹ, kết quả học tập của Bình rất tốt. Hiện em đang là trợ giảng một số bộ môn cho các giáo sư tại Trường ĐH Clark.
Bố mất sớm, mẹ ở một mình nên Bình rất thương mẹ. Dù học ở xa, Bình vẫn gọi điện về nhà hỏi thăm mẹ thường xuyên. "Những lần gọi điện, nghe cháu nói điều kiện học tập ở Mỹ rất tốt, tôi cũng thấy vui. Tôi luôn dặn cháu phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng tin của gia đình, bạn bè, nhà trường" - bà Trần Thị Dung, mẹ của Bình, tâm sự.
Ngoài Tăng Văn Bình và Lê Sơn Phong, nhiều thủ khoa ĐH năm nào giờ cũng đang học tập tại nước ngoài. Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP HCM năm 2008, Nguyễn Trọng Nghĩa (cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk), đã đi du học chuyên ngành điện - điện tử tại Trường ĐH Adelaide (Úc). Trong thời gian học, Nghĩa đã đoạt giải sinh viên quốc tế xuất sắc về thành tích học tập, đồng thời là sinh viên quốc tế của năm toàn bang Nam Úc.
Lê Minh Thông và Võ Thị Mai Hương đều là thủ khoa 30 điểm của Trường ĐH Ngoại thương năm 2009 cũng đang theo học ngành khoa học máy tính tại Trường ĐH Wisconsin - La Crosse (Mỹ).
Trong khi đó, Nguyễn Tử Mạnh Cường (SN 1990) là thủ khoa kép của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM và Trường ĐH Ngân hàng TP HCM vào năm 2008 với số điểm tuyệt đối. Cường đang học năm cuối ngành hạch toán kinh tế của Trường ĐH Green River (Mỹ). Trong những năm học ở nước ngoài, Cường luôn đạt thành tích xuất sắc nên thường xuyên nhận được bằng khen của nhà trường.
Lo thủ khoa thất nghiệp Bà Lê Thị Mai, mẹ của Lê Sơn Phong, cho hay thấy Phong quyết định về nước, gia đình cũng lo bởi cử nhân đại học đang thất nghiệp nhan nhản. "Nhà nước vẫn có chương trình chào đón, tạo điều kiện cho các nhân tài đi du học về nước làm việc nhưng không biết thế nào. Nếu giờ nói bỏ tiền ra lo việc cho con thì chắc gia đình tôi đành chịu thua" - bà Mai thổ lộ.
Theo Đức Ngọc - Tuấn Minh - Cao Nguyên - Hồng Hoa
Người Lao Động
Philippines cam kết tạo điều kiện để ngư dân VN bị tạm giữ về nước Philippines cam kết tạo điều kiện để ngư dân Việt Nam đang bị nước này tạm giữ có thể sớm đoàn tụ với gia đình họ trong năm nay. Đại sứ Trương Triều Dương tặng quà cho một số ngư dân Việt Nam đang ở làng người Việt tại tỉnh Palawan. Theo thông tin từ Sứ quán Việt Nam tại Philippines, từ ngày...