Hàng trăm ngôi nhà và ô tô, xe máy tại Lào Cai bị hư hỏng do ngập nước
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng gió hội tụ trên cao, đêm 4/7, rạng sáng 5/7, một số nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa dông cục bộ với diện và lượng lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Mưa lớn gây ngập cục bộ tại tuyến đường Lê Thanh, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Tính đến 17 giờ ngày 5/7, theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, thành phố Lào Cai bị thiệt hại nặng nề nhất. Lượng mưa dồn dập đến 146,8mm trong vòng 1 giờ đồng hồ khiến 81 nhà bị ngập nước từ 0,3 đến 1m; 8,4 ha hoa màu bị ảnh hưởng. Mưa lớn cũng gây ngập úng trên 1m tại một số vị trí trí của phường Nam Cường, thành phố Lào Cai khiến 69 ô tô và xe máy của người dân bị hư hỏng do ngập nước.
Ngoài ra, tại huyện Bắc Hà, sét đánh chết 1 con trâu (trên 1 năm tuổi) của hộ ông Tráng Seo Páo (thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư). Ngay sau khi xảy ra thiên tai, lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã trực tiếp đến hiện trường các vị trí ngập sâu kiểm tra, nắm bắt tình hình và đôn đốc địa phương triển khai công tác ứng phó. UBND thành phố Lào Cai đã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nơi bị ngập úng khẩn trương huy động lực lượng cảnh giới, phân luồng giao thông để các phương tiện lưu thông thuận tiện.
Theo đó, đối với các tuyến đường bị ngập úng cục bộ, các lực lượng tại chỗ đã triển khai các biện pháp khơi thông dòng chảy. Đến 9 giờ sáng 5/7, nước ngập tại các vị trí giao thông đã rút, phương tiện giao thông di chuyển bình thường. Các hộ gia đình, cá nhân có nhà bị ngập úng đã được lực lượng tại chỗ cùng người dân hỗ trợ khắc phục, dọn dẹp. Đến 17 giờ cùng ngày, nước đã rút hết và cơ bản đã ổn định chỗ ở.
Video đang HOT
Các hộ dân sinh sống tại tuyến đường Lê Thanh, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai dọn vệ sinh nhà do mưa lớn gây ra. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Các hộ dân có hoa màu bị thiệt hại đã khắc phục diện tích có khả năng phục hồi, người dân chủ động các biện pháp chăm sóc để cây nhanh chóng phục hồi và sinh trưởng tốt, đến nay công tác khắc phục cơ bản xong.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, dự báo tình trạng mưa lớn kéo dài tiếp tục xảy ra đối với tỉnh Lào Cai trong những ngày tới, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm trong 24 giờ, có nơi mưa to trên 60mm. Do đó, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức rà soát các hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để có phương án di chuyển kịp thời; chỉ đạo quyết liệt phương án sơ tán, di chuyển những hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, các địa phương, các cấp, ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường; chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ đập, xử lý các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ đập, vận hành hồ chứa đúng quy trình; vận hành xả lũ đúng quy định. Lực lượng chức năng tổ tuần tra, cảnh giới, cắm biển cảnh báo những vị trí ngầm tràn có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập úng, lũ ống, lũ quét,… để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn.
Các địa phương được khuyến cáo thông báo cho người dân không nghỉ qua đêm tại lều, lán, nương, rẫy; không đi làm nương, chăn thả gia súc xa nơi cư trú, không vớt củi, đánh bắt cá tại các sông, suối khi nước lũ lên cao.
Cảnh báo sớm trượt lở, lũ quét theo trọng điểm
Đề án "Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" phải đặt mục tiêu giảm được tỷ lệ sạt lở trong 10 năm tới, tập trung làm điểm chứ không làm trên diện rộng.
Đề án đặt mục tiêu giảm được tỷ lệ sạt lở trong 10 năm tới, tập trung làm điểm chứ không làm trên diện rộng
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo triển khai Đề án "Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam".
Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh, Đề án là một gói tổng thể bảo đảm tính thực tiễn, giải quyết thể chế, tổ chức, khoa học và công nghệ. Phải đặt mục tiêu giảm được tỷ lệ sạt lở trong 10 năm tới, tập trung làm điểm chứ không làm trên diện rộng.
Ông Lê Quốc Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam- đơn vị chủ trì Đề án cho biết, khoảng 70% khối lượng kết quả công tác điều tra tình trạng trượt lở, các thông tin liên quan đến địa chất, địa mạo, địa hình, đặc điểm đới phá hủy, địa chất thủy văn, địa chất công trình... đã được hoàn thiện. Đây là cơ sở để Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đưa ra các điều tra đánh giá tổng hợp, xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ có độ tin cậy cao.
Trong đó, 2 dự án lớn đã thực hiện là: Dự án Phân vùng lũ quét do Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH) chủ trì, chủ yếu làm cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ 1:100.000; nguy cơ lũ quét cho 23 lưu vực sông chính, 19 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên tỷ lệ 1:50.000. Dự án Phân vùng sạt lở đất do Viện Khoa học Địa chất khoáng sản chủ trì, tỷ lệ 1:50.000 trên 25 tỉnh từ miền núi phía Bắc đến Quảng Ngãi, tỷ lệ 1:10.000 cho 64 xã trọng điểm.
Thực tế, các hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất của Ủy hội sông Mekong quốc tế; hệ thống của 2 viện Khoa học KTTV&BĐKH và địa chất khoáng sản đang được thực hiện. Tổng cục KTTV đang sử dụng các hệ thống này để thực hiện nghiệp vụ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Mù Căng Chải, Hòa Bình, Lào Cai đã được hỗ trợ thí điểm hệ thống công trình cảnh báo sớm cho từ 1-3 xã có nguy cơ cao.
Tổng cục KTTV đang đề xuất thực hiện dự án Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét sạt lở đất, sụt lún đất do mưa tại khu vực trung du và miền núi theo Quyết định 705 của Thủ tướng Chính phủ. Viện Khoa học KTTV&BĐKH cũng đang đề xuất với Bộ KH&CN Dự án tăng cường công tác nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất, nguồn vốn sự nghiệp khoa học.
Theo ông Lê Quốc Hùng, trước đây, các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ thường chia ra 2 khía cạnh trượt lở và lũ quét. Hiện tại, trượt lở và lũ quét có thể xem như hiện tượng đa thiên tai cùng xảy ra trên bề mặt đất và chung yếu tố kích hoạt là mưa.
Sau khi đánh giá hiệu quả và nhìn nhận lại các đề án, đề tài nói chung, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhận định, Đề án "Cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" nếu có sự kết hợp trượt lở và lũ quét sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Cách tiếp cận Đề án cũng thay đổi nhiều với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong truyền tin, quản lý, tích hợp số liệu, dữ liệu.
Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị, Ban Chỉ đạo Đề án tiếp tục rà soát để đầu năm sau có kết quả sơ bộ các điểm trọng điểm để tập trung triển khai. Các đề tài, nhiệm vụ thay vì nghiên cứu làm ra mô hình hệ thống cảnh báo sẽ mua các thiết bị để lắp thành các mô hình thực tế, từ đó đưa vào văn bản hướng dẫn các địa phương sử dụng. Tất cả các đề tài, dự án khi thực hiện đều phải có các đơn vị, đặc biệt là địa phương sử dụng được ngay. Từ mỗi sản phẩm đề tài, dự án phải ra được văn bản quản lý Nhà nước và phải được cơ quan quản lý Nhà nước chấp nhận.
Nguyên nhân xảy ra lũ ống trong đêm khiến 3 người chết ở Lào Cai Qua kiểm tra hiện trường vụ lũ ống ở Lào Cai cho thấy, cũng giống như lũ quét ở Trà Leng (Quảng Nam) và nhiều địa điểm khác, khi lũ đổ về, cuốn theo bùn đất và cây cối gây tắc nghẽn cầu, cống qua đường. Trước tình hình mưa lớn xảy ra tại khu vực miền núi phía Bắc, gây lũ quét...