Hàng trăm ngàn tấn gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tiêu thụ ở đâu?
Chỉ trong quý đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam 247.000 tấn gạo, tăng đột biến so quý 1/2020. Thế nhưng tìm gạo Ấn Độ trên thị trường nội địa không dễ… vậy lượng gạo khổng lồ này đi đâu ?
Các nhà xuất khẩu lo ngại gạo nhập từ Ấn Độ tăng đột biến . ẢNH: CÔNG HÂN
Giá trị nhập tăng gấp 554 lần
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.
Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.
Video đang HOT
Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa, giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).
Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 – Cục Hải quan TP.HCM). Dù tờ khai ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện là hàng… “Product in Vietnam”. Lực lượng hải quan sau đó đã giữ hàng và điều tra vụ việc. Động thái này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo, như đã xảy ra với nhiều hàng hoá khác.
Nhập nhiều nhưng tìm mua thì không dễ
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu, cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt.
“Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm, nhiều người bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không. Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật, giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia… chứ không hề thấy gạo Ấn. Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác gạo Việt để bán vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam, đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi rằng, họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây”, ông Có nhấn mạnh và cho rằng, gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020, cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh… Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó “có cửa” do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. “Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 – 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành”, ông Có nói.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào, kinh doanh mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Phát huy sức mạnh tập thể để biến nguy thành cơ, vượt qua đại dịch
Năm 2006, bà Caroline Pam cùng chồng là Tim Wilcox bắt đầu xây dựng trang trại Kitchen Garden Farm trên diện tích đất chỉ vỏn vẹn 0,4 ha ở vùng Western Massachusetts, bang Massachusetts của Mỹ.
Kể từ đó đến nay, "tâm huyết" của ông bà đã được nâng lên thành 20 ha và biện pháp canh tác trước đây cũng đã chuyển sang thành canh tác hữu cơ được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng nhận. Ngoài phát triển canh tác hữu cơ, cặp vợ chồng này còn chú trọng tới vấn đề tái sinh như tăng đa dạng sinh học, luân canh và trồng cây để bảo vệ và cải tạo nguồn đất canh tác. Năm 2013, Kitchen Garden Farm bắt đầu chế biến các sản phẩm được trồng tại trang trại thành thực phẩm mang thương hiệu riêng, như sốt cà chua, sốt tiêu Sriracha, sốt Giardiniera từ cần tây và cà rốt, để bán cho các nhà hàng địa phương. Câu chuyện kinh doanh của Kitchen Garden Farm có lẽ sẽ vẫn diễn ra êm ả nếu không có sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2, khiến chính phủ nhiều nước, trong đó có Mỹ, buộc phải phong tỏa để khống chế đại dịch.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ đầu năm ngoái, việc kinh doanh của Kitchen Garden Farm bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các "khách hàng ruột" buộc phải ngừng hoạt động, kéo theo doanh thu của trang trại "không cánh mà bay". Trước tình thế trên, bà Pam đã buộc phải hành động, bởi hơn ai hết bà hiểu nếu chấp nhận "khoanh tay đứng nhìn", không chỉ bà mà còn nhiều gia đình khác sẽ rơi vào cảnh khốn khó. Chính vì vậy, bà đã kết nối với các trang trại lân cận, thành lập Sunderland Farm Collaborative - bán trực tuyến nông sản, thịt, sữa, bánh mì từ hơn 75 nhà sản xuất trong khu vực. Sự ra đời của Sunderland Farm Collaborative mang lại lợi ích không chỉ cho các trang trại mà còn cho người dân trong khu vực. Như bà Pam chia sẻ: "Ban đầu, chúng tôi đã rơi vào tình trạng quá tải các đơn hàng đến nỗi phải tạm ngừng nhận đơn chỉ vài giờ sau khi mở cửa". Chính nhờ ý tưởng thành lập Sunderland Farm Collaborative, mà lượng sản phẩm bán ra từ trang trại của bà Pam hiện đã tăng cao gấp 3 lần so với thời điểm nước Mỹ áp đặt các biện pháp phong tỏa năm 2020. Không chỉ vậy, Kitchen Garden Farm còn có thể thuê thêm và đảm bảo cuộc sống cho 20 lao động làm việc toàn thời gian, cao hơn gấp 3 lần so với chỉ 6 lao động trước khi COVID-19 bùng phát.
Mô hình tập hợp các trang trại trong khu vực, như của Sunderland Farm Collaborative, không phải là mới. Mô hình này đã được biết đến với tên gọi Cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (CSA), phân phối lương thực, thực phẩm dựa trên địa phương, trực tiếp liên kết nông dân và người tiêu dùng. CSA được khởi phát vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi một cộng đồng phụ nữ ở Nhật Bản, vì lo ngại trước thực trạng lương thực thực phẩm nhập khẩu gia tăng cũng như việc sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp, đã nảy sinh ý tưởng thực hiện các dự án gọi là "teikei" (theo tiếng Nhật) nhằm liên kết giữa nông dân canh tác hữu cơ và các hộ gia đình. Vào những năm 80, ý tưởng này đã lan rộng tới Mỹ, với tên gọi CSA và ngày càng trở nên phổ biến, số lượng CSA ngày một tăng. Thực tế, kể từ khi ra đời, CSA cho thấy trao đổi tập thể chính là chìa khóa tạo nên thành công, khi người nông dân không phải cạnh tranh, mà là kết nối, còn người tiêu dùng cũng tự giúp chính mình trong việc lựa chọn các mặt hàng.
Khảo sát của Hiệp hội quản lý Carolina đối với các trang trại quy mô vừa và nhỏ cho thấy trong thời kỳ đại dịch, 87% số trang trại được khảo sát sụt giảm doanh số bán hàng cho các nhà hàng, song 51% số trang trại thông báo doanh số bán trực tiếp cho khách hàng (như đặt hàng trực tuyến) tăng. Đáng chú ý, có tới 66% số trang trại thông báo doanh số bán hàng tăng thông qua CSA. Thống kê cũng cho thấy đại dịch COVID-19 đã góp phần tạo ra sự chuyển đổi trong mô hình kinh doanh của nhiều trang trại, từ chỗ chủ yếu kinh doanh đơn lẻ, phụ thuộc vào các khách hàng truyền thống như nhà hàng và tổ chức sang mô hình CSA, mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các trang trại này còn cung cấp cả việc bán hàng trực tuyến cũng như dịch vụ giao và nhận hàng tại nhà không tiếp xúc. Ông Anu Rangarajan, người đứng đầu Chương trình trang trại nhỏ thuộc Đại học Cornell (Mỹ), khẳng định đại dịch góp phần cho thấy "sự công nhận tầm quan trọng của hệ thống thực phẩm địa phương cũng như việc gây dựng lại mối quan tâm của người dân đến việc mua thực phẩm tại địa phương".
Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cũng làm bộc lộ nhiều thách thức đối với CSA. Chẳng hạn việc tăng nhu cầu về thịt bò, lợn và gà sạch làm lộ ra một rào cản lớn đối với các trang trại nhỏ là thiếu năng lực chế biến. Khảo sát của Chương trình trang trại nhỏ cho thấy 80% số nông dân New York có đơn đặt hàng gia tăng, song 80% trong số này không thể chế biến toàn bộ đàn vật nuôi của mình. Như tại bang Iowa, trang trại thực phẩm Joia của bà Wendy Johnson chăn, thả lợn, gà và cừu trên đồng cỏ và bán trực tiếp cho người dân địa phương thông qua CSA và cửa hàng trang trại trực tuyến. Do lượng khách hàng mới tăng cao trong đại dịch, bà cũng đã từ từ tăng đàn và quy mô chăn, thả cho mùa vụ hiện nay. Tuy nhiên, do các lò mổ trong khu vực đã kín lịch đến năm 2021 và vẫn chưa nhận đăng ký cho năm 2022, nên bà rất lo ngại cho đầu ra của mình khi phải phụ thuộc quá nhiều vào các lò mổ.
Không chỉ vậy, nhiều trang trại nhỏ còn phải đối mặt với nhiều loại chi phí phát sinh trong đại dịch, như chi phí thuê nhân công hay vận chuyển gia tăng, mua thiết bị bảo hộ cho nhân viên, đóng gói hàng hóa hay thiết lập các kênh mua bán trực tuyến và logistic. Điều này đồng nghĩa với việc dù nhu cầu tăng lên, song các kênh bán hàng khác mất đi, chi phí tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thấp vẫn đang đẩy nhiều trang trại rơi vào cảnh khó khăn.
Dẫu vậy, những khó khăn này không phải không có hướng giải quyết. Trước hết, việc có sẵn nền tảng trực tuyến như Kitchen Garden Farm đã giúp bà Pam có thể nhanh chóng thành lập Sunderland Farm Collaborative mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Không chỉ vậy, việc các trang trại cùng hợp tác với nhau trong khủng hoảng cũng đã và đang tạo nên sức mạnh để đối phó với các thách thức tài chính và logistic hiệu quả hơn. Như trường hợp của bà Pam, bà đã đầu tư các xe tải đông lạnh cũng như xây dựng 1 nhà kho mới để vận chuyển và lưu trữ nông sản. Tất cả chi phí này đều sẽ được chia đều cho các trang trại thành viên Sunderland Farm Collaborative. Bên cạnh đó, Sunderland Farm Collaborative còn đang tích cực tìm kiếm những hướng đi mới để nông sản của mình có thể tiếp cận những cộng đồng có thu nhập thấp hơn trong khu vực.
Rõ ràng, việc thành lập CSA đã giúp những người nông dân như bà Pam phát huy sức mạnh tập thể để có thể biến nguy thành cơ, cùng nhau vượt qua khủng hoảng, trong đó có đại dịch COVID-19. Đúng như mô tả của URGENCI - mạng lưới cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp trên toàn thế giới, CSA giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và người dân địa phương, là sự đổi mới xã hội và là mô hình kinh tế bền vững cho các trang trại.
Vì sao giới khoa học quan tâm giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Giới khoa học đang quan tâm hơn đến giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm và lên tiếng yêu cầu có thêm những cuộc điều tra. Đại dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Mỹ và một số quốc gia đang tiến gần đến việc...