Hàng trăm hũ tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2: Phí xét nghiệm ADN lên tới 5 tỷ đồng?
Theo Trung tâm xét nghiệm ADN Genplus, với giá khoảng 6 triệu đồng/ca xét nghiệm ADN hài cốt, tổng chi phí cho 775 ca tại chùa Kỳ Quang 2 có thể lên tới 5 tỷ đồng.
Chi phí xét nghiệm ADN có thể lên tới 5 tỷ đồng
Những ngày qua, vụ việc hàng trăm hũ tro cốt bị chất xó, di ảnh bị vứt bừa bộn ở các ngóc ngách tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Sau kiểm đếm vào chiều 3/9, chính quyền địa phương và người dân xác định có tất cả 883 hũ tro cốt trong hầm chùa Kỳ Quang 2 nhưng chỉ có 108 hũ có di ảnh hoặc bài. Như vậy, có đến 775 hũ tro cốt bị thất lạc di ảnh, không xác định được danh tính.
Ngay sau đó, Thượng toạ Thích Thiện Chiếu – Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 xin nhận trách nhiệm, đồng thời hứa sẽ cho xét nghiệm ADN để tìm danh tính, trả lại tro cốt cho người dân đã gửi lên chùa.
Tỉ lệ xét nghiệm ADN thành công với các mẫu tro cốt là rất ít.
Trước hứa hẹn của Thượng toạ Thích Thiện Chiếu, nhiều người lo lắng vì tro cốt của người thân được hoả táng bằng điện, không thể xét nghiệm ADN. Số khác thắc mắc, liệu với 775 trường hợp, nhà chùa có “kham” nổi chi phí xét nghiệm ADN?
Trả lời VTC News, bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Công ty TNHH Đầu Tư và Công nghệ Genplus ( Trung tâm xét nghiệm ADN Genplus) cho biết, chi phí xét nghiệm hài cốt khoảng 6 triệu đồng/ca (gồm 1 mẫu hài cốt 1 mẫu thân nhân).
Như vậy, với giá khoảng 6 triệu đồng/ca xét nghiệm ADN hài cốt, tổng chi phí cho 775 ca tại chùa Kỳ Quang 2 có thể lên tới 5 tỷ đồng.
Theo bà Hương, hiện nay việc giám định ADN cho hài cốt nói chung và giám định ADN hài cốt liệt sĩ nói riêng đang được tiến hành theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng, nhằm mục đích tìm lại những đoạn DNA phân mảnh, đứt gãy còn sót lại trong các phần thân thể như xương răng còn rắn chắc để khuếch đại và so sánh với mẫu đối chứng của thân nhân.
Thường là thân nhân theo dòng Mẹ. Dựa trên chuỗi gen ti thể (mtDNA) là một bào quan nằm ngoài nhân tế bào có độ bền rất cao có thể giám định được những hài cốt lên tới trên 70, 80 năm tùy theo điều kiện chôn cất, thổ nhưỡng.
Video đang HOT
Bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Công ty TNHH Đầu Tư và Công nghệ Genplus ( Trung tâm xét nghiệm ADN Genplus).
“Đối với trường hợp 775 hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2, các hũ tro cốt được bảo quản trong điều kiện để cạnh nhau, do đó rất ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm.
Theo ý kiến cá nhân tôi, việc giám định ADN với mẫu hài cốt này 70 – 80% là không thành công. Còn kết quả cuối cùng phải làm thực tế mới có thể trả lời được”, bà Hương nói.
“Có chút hy vọng còn hơn không…”
Trước thông tin rất khó xét nghiệm ADN đối với tro cốt, nhiều người dân (là thân nhân của các hũ tro cốt được gửi tại chùa Kỳ Quang 2) lo lắng. Tuy nhiên, họ vẫn đồng ý phương án xét nghiệm ADN vì đây là các duy nhất có thể xác định được danh tính, dù tỉ lệ thành công rất ít.
Chị Hồng Ngọc (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết, sau lời hứa của Thượng toạ Thích Thiện Chiếu về việc sẽ xét nghiệm ADN để xác định danh tính các hũ tro cốt, chị lập tức tìm hiểu về phương pháp này.
Qua tìm hiểu, dù biết tỷ lệ giám định thành công rất ít, nhưng chị Ngọc vẫn hy vọng có thể tìm được tro cốt của người thân để mang về nhà thờ cúng.
Người dân đồng ý phương án xét nghiệm ADN vì đây là các duy nhất có thể xác định được danh tính, dù tỷ lệ thành công rất ít.
“Tôi đến mấy trung tâm xét nghiệm ADN để hỏi, họ đều nói trường hợp nào hoả táng mà còn xương thì còn xét nghiệm được. Còn các trường hợp hoả táng bằng điện, thành tro luôn rồi thì dường như tỷ lệ xét nghiệm thành công là không có.
Biết vậy nhưng tôi vẫn hy vọng, vì đây là phương án duy nhất, có chút hy vọng còn hơn không. Nếu tìm được tro cốt của mẹ, tôi sẽ đưa về nhà để thờ, một thời gian tôi sẽ mang ra biển rải”, chị Ngọc bày tỏ.
Tương tự, anh Trần Văn Công (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho rằng, “nhà chùa đã hứa đến 17/9 thì cho xét nghiệm ADN, được hay không thì tới đó sẽ biết. Tôi không đồng tình với những người cứ nói không xét nghiệm được, rồi không đồng ý xét nghiệm. Họ cứ có như vậy, nhỡ nhà chùa rút lại lời hứa xét nghiệm thì sao”.
Có thể khởi tố điều tra việc chùa Kỳ Quang 2 chất xó hàng trăm hũ tro cốt
Theo luật sư, việc chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) chất cả trăm hũ tro cốt vào một xó đã vi phạm Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015.
Như VTC News đưa tin, chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) bị người dân phát hiện chất xó hàng trăm hũ tro cốt, di ảnh gắn trên các hũ tro cốt rơi vãi dưới nền nhà.
Các hũ tro cốt bị chùa Kỳ Quang 2 bỏ vào một xó, nhiều hũ bị rơi mất di ảnh khiến người dân bức xúc.
Chiều 3/9, quá trình kiểm đếm, cơ quan chức năng phát hiện có 775 hũ tro cốt đã bị gỡ rời di ảnh, không phân biệt được danh tính.
Trước sự việc, nhiều người dân có tro cốt người thân gửi ở chùa Kỳ Quang 2 đã kéo tới chùa bày tỏ bức xúc. Những người này gây sức ép để Thượng toạ Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa trả lời về vụ việc.
Tại buổi đối thoại với người dân trưa cùng ngày, Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 phủ nhận có liên quan tới vụ việc. Tuy nhiên, ông cũng nhận trách nhiệm và hứa sẽ làm xét nghiệm ADN xác định danh tính các hũ tro cốt. Kết quả sẽ có trong tháng 8 Âm lịch.
Thượng toạ Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 cho rằng không liên quan đến sự việc.
Nêu ý kiến với VTC News về vụ việc, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hành vi chất tro cốt một xó, để di ảnh bung khỏi hũ tro cốt rơi vương vãi dưới nền nhà của chùa Kỳ Quang 2 đã vi phạm Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
"Vụ việc này hoàn toàn có thể khởi tố vụ án để điều tra", luật sư Diệp Năng Bình nói.
Vì theo luật sư Bình, cho dù bình đựng hài cốt của cá nhân không thuộc nội hàm của khái niệm mồ mả nhưng hỏa táng và đựng tro hài cốt của người thân trong bình, cũng giống như mai táng, là một cách thức thể hiện niềm tin nội tâm của những người còn sống đối với người đã khuất.
Dù là xâm phạm mồ mả theo đúng nghĩa của nó, hay chỉ là một chiếc bình đựng tro hài cốt đều đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm, quyền nhân thân vĩnh viễn gắn liền với nơi an nghỉ cuối cùng của người chết cũng như quyền nhân thân của gia đình, dòng tộc của họ.
Hành vi xâm phạm mồ mả được hiểu là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.
Do đó, theo luật sư Bình, dù với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì đó là hành vi xâm phạm mồ mả.
"Những người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó cũng được xác định là hành vi xâm phạm mồ mả, quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015", luật sư Bình nói.
Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Ngưng chức trụ trì chùa Kỳ Quang 2 với HT. Thích Thiện Chiếu Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM quyết định tạm ngưng chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đối với Hòa thượng Thích Thiện Chiếu từ ngày 5-9. Sáng ngày 5-9, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP.HCM đã triệu tập phiên họp bất thường tại Việt Nam Quốc Tự để lắng nghe báo...