Hàng trăm dự án “treo” làm khổ người dân và nhà đầu tư
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai là do chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân đang quản lý sử dụng đất không thống nhất được mức giá bồi thường. Để giải quyết tình trạng này, thành phố đã chia 3 nhóm dự án với 4 giải pháp cụ thể.
Tự ý xây dựng, cơi nới nhà cửa trong vùng dự án “treo” Hà Nội chấm dứt 26/39 dự án “treo”: Dự án cống hóa mương đã rút nhưng vẫn tiếp tục “xem xét” Hà Nội chuẩn bị thanh tra 21 dự án “treo”
Trong ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa IX, vấn đề quy hoạch “treo” được nhiều đại biểu quan tâm.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP thông tin, có một số khu vực được quy hoạch dành đất công viên cây xanh nhưng cũng có khả năng là đất công cộng do chưa được địa phương xác định cụ thể. Do đó, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đang phối hợp với các quận, huyện rà soát, xem xét lại các quy hoạch công viên cây xanh cho phù hợp.
Thông tin về các dự án chậm triển khai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, hiện thành phố đang thực hiện 2 Nghị quyết của HĐND thành phố về quản lý đất đai, trong đó căn cứ theo Nghị quyết 16, UBND thành phố xác định có 547 dự án phải thu hồi chủ trương do chậm thực hiện. Còn theo Nghị quyết 21, thành phố đã rà soát hơn 2.800 dự án, trong đó có 180 dự án được xem xét hồi chủ trương.
Theo ông Thắng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai là do chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân đang quản lý sử dụng đất không thống nhất được mức giá bồi thường. Để giải quyết tình trạng này, thành phố đã chia 3 nhóm dự án với 4 giải pháp cụ thể.
Sở Xây dựng thành phố cho biết, kể từ ngày 1-7-2015, thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực đến nay, Sở đã thụ lý 170 dự án đề nghị công nhận chủ đầu tư. Tuy nhiên, mới chỉ có 44 dự án có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; 126 dự án còn lại chủ yếu có nguồn gốc do bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng. Đã vậy, hầu hết trong 170 dự án trên còn có quỹ đất công như đường hẻm, đường mòn nông thôn, đất ven bờ sông rạch.
Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án phát triển nhà ở tại thành phố không được chấp thuận chủ trương đầu tư là do quy định giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai vênh nhau. Việc cơ quan Nhà nước chưa giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các trường hợp doanh nghiệp đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng để thực hiện dự án bất động sản là điểm nghẽn lớn nhất khiến dự án bị “treo”.
Cũng tại phiên họp, trả lời chất vấn trước HĐND TP Hồ Chí Minh ngày 6-12 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý tình trạng hoạt động bát nháo của các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tại thành phố hiện có 94 cơ sở, phòng khám có yếu tố nước ngoài, trong đó 12 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc. Sai phạm tại phòng khám của người nước ngoài vừa qua tập trung vào các phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc khiến người dân bức xúc.
Video đang HOT
Theo ông Bỉnh, quá trình kiểm tra các phòng khám, hầu hết đều để xảy ra vi phạm với các hành vi như không lập hồ sơ bệnh án; không lập sổ khám bệnh theo quy định hoặc có lập nhưng không ghi chép đầy đủ. Các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc này còn quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh không đúng chuyên môn được cấp phép hoặc không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Ngoài tình trạng thu giá dịch vụ cao hơn giá niêm yết, phương thức lừa gạt tinh vi được các phòng khám này thực hiện qua việc áp dụng công nghệ thông tin để lừa người bệnh.
Cũng theo ông Bỉnh, do phòng khám sử dụng công nghệ cao để lừa đảo nên có những lần kiểm tra, Sở Y tế đã phải mời chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành đi cùng đoàn. Quá trình quản lý hoạt động với các phòng khám này Sở Y tế cũng đã phát hiện nhiều bác sĩ Việt Nam tiếp tay cho những sai phạm của phòng khám Trung Quốc, nhất là tình trạng bác sĩ người Việt đứng tên trong giấy phép nhưng lực lượng kiểm tra chỉ thấy bác sĩ Trung Quốc trực tiếp thăm khám.
Thời gian qua, Sở Y tế đã 24 lần kiểm tra các phòng khám Trung Quốc bị tố giác hoặc có dấu hiệu sai phạm. Về chất lượng chuyên môn, chỉ có 1 phòng khám đạt 2,5 trên 5 điểm, số còn lại điểm chất lượng rất thấp. Qua đó Sở Y tế đã quyết định đình chỉ 3 cơ sở, xử phạt 39 trường hợp với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Với hành vi tiếp tay cho phòng khám Trung Quốc sai phạm, năm nay Sở Y tế cũng đã ra quyết định rút giấy phép hành nghề của bác sĩ Việt Nam.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, để để phó với cơ quan quản lý, sau khi bị đình chỉ hoạt động 6 tháng, phòng khám Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động trở lại, thậm chí mở lại phòng khám mới ngay và để người khác đứng tên. Khi cơ quan quản lý rút giấy phép hành nghề của bác sĩ Trung Quốc vi phạm, phòng khám tiếp tục đưa người khác sang để hoạt động.
Theo Đ.Thắng
Công an nhân dân
Đến bao giờ Hà Nội xử lý được dự án "treo"?
Gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu m2 đất đang bị bỏ hoang lãng phí, Hà Nội vẫn đang loay hoay trong xử lý vấn đề này.
Hàng trăm dự án vi phạm về đất đai
Báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường và Hà Nội (việc quản lý sử dụng đất đối với các dự án vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2012-2017) thống kê được 211 dự án tổng diện tích trên 44 triệu m2 chậm triển khai, để đất hoang hoá. Trong đó, có dự án đã được thành phố kiểm tra phát hiện từ năm 2012 nhưng vẫn chưa xử lý triệt để.
Ngoài số dự án chậm tiến độ theo thông kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của 22 quận, huyện của Hà Nội phát hiện thêm 172 dự án chậm triển khai, nâng tổng số các dự án trong diện này lên 383 trường hợp. Một số quận, huyện có số dự án chậm, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án; Mê Linh 50 dự án; Nam Từ Liêm 48 dự án; Hoàng Mai 25 dự án; Bắc Từ Liêm 23 dự án...
Có chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định. Ví dụ như: Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (dự án Mở rộng vườn ươm Cổ Nhuế), Công ty Thủ đô II (dự án Trung tâm ngôn ngữ Việt - Lào), Công ty Tân Á Đại Thành (dự án khu nhà ở kinh doanh Đầm Liễng...
Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt "treo" 14 năm nay.
Hàng trăm dự án "treo" của Hà Nội không chỉ lãng phí nguồn lực về đất đai của thành phố Hà Nội, còn khiến hàng nghìn người dân trong diện giải phóng mặt bằng phải sống lay lắt, tạm bợ tại những khu vực dự án "treo".
Bà Nguyễn Thị Loan, ở phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã sống tại khu vực dự án "treo" khu đô thị mới Thịnh Liệt 14 năm nay cho biết: "Nhà tôi mái dột nát, tường nứt ngang dọc khắp nơi, nhưng vì trong diện quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt nên không được phép sửa chữa, xây dựng. Gia đình cũng không đủ điều kiện chuyển đi nơi khác".
Thu hồi nhưng cần tính phương án sử dụng hiệu quả
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xử lý các dự án "treo" với Hà Nội cũng như các địa phương khác cần một chế tài cụ thể. Thời hạn là 24 tháng không sử dụng dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất, đây là quy định không phù hợp. Vì Hiến pháp quy định tài sản hình thành hợp pháp đều được Nhà nước bảo hộ không bị quốc hữu, nhưng nếu tịch thu đất lại thu luôn tài sản đầu tư trên đất, như vậy là trái với quy định. Chủ đầu tư có thể vi phạm là chưa đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ, nhưng tài sản được hình thành là hợp pháp.
"Chúng ta xử lý các dự án "treo" bằng biện pháp tài chính và thuế, có thể ra một mức phạt rất nặng, ví dụ cứ để đất chậm 1 năm không sử dụng bị phạt bằng 30% tiền sử dụng đất phải nộp. Đây là quy định để nhà đầu tư có trách nhiệm cao hơn trong việc triển khai đầu tư sử dụng đất, khi chủ đầu tư không có khả năng đầu tư phải tìm cách chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác" - GS Võ nói.
Hàng trăm dự án "treo" đang lãng phí nguồn lực về đất đai.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, Hà Nội rà soát, xử lý hàng loạt dự án ôm đất suốt nhiều năm, nhưng chủ đầu tư vẫn không triển khai là điều nên làm sớm. Tuy nhiên, Hà Nội cần có sẵn đáp án cho bài toán sau thu hồi hoặc quyết định hủy bỏ các dự án "ôm đất" gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
"Cần có kế hoạch rõ ràng trong việc thu hồi các dự án, xử lý các dự án vi phạm, đưa ra được danh mục đầu tư sử dụng khi thu hồi các đất các dự án. Tránh trường hợp thu hồi đất xong lại để nhiều năm không sử dụng sẽ tiếp tục gây lãng phí nguồn tài nguyên đất" - TS Liêm cảnh báo.
Dự án "treo" là câu chuyện không mới của Hà Nội nhưng vẫn đang tồn tại gây bức xúc trong xã hội. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ quan quản lý trực tiếp thế nhưng trong báo cáo số liệu thống kê các vi phạm về đất đai là dự án chậm tiến độ, bỏ hoang lại "sót" 172 dự án. Các dự án "treo" được bổ sung dựa trên báo cáo của các quận huyện và đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố đưa ra. Dư luận xã hội có quyền đặt câu hỏi về sự tích cực của đơn vị quản lý trực tiếp về đất đai?
Cần có chế tài đủ mạnh, hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng để có thể sớm xóa được các dự án bỏ hoang, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai quý giá./.
Theo Hoài Lam
VOV
Dự án quá 3 năm chưa thực hiện ở TP HCM có thể bị điều chỉnh, hủy bỏ TP HCM đưa ra nhiều phương án chấn chỉnh tình trạng và quản lý đất đai trên địa bàn, trong đó giao các quận, huyện đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án quá 3 năm chưa thực hiện. Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM, UBND TP vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi...