Hàng trăm công nhân ồ ạt nhập viện nghi bị ngộ độc
Gần 200 công nhân của công ty Nienshing (tại KCN Phúc Khánh, Thái Bình) có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Số lượng công nhân nhập viện ngày một tăng, nhiều công nhân phải nằm dưới sàn bệnh viện để điều trị.
Sự việc xảy vào khoảng 7h30′ sáng ngày 2/6, gần 200 công nhân của Công ty Nienshing (chuyên sản xuất hàng may mặc, đóng tại KCN Phúc Khánh, TP.Thái Bình) đã phải nhập viện hàng loạt với các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
Số lượng người nhập viện đông nến 3 công nhân phải nằm chung 1 giường.
Ngay sau đó toàn bộ công nhân được đưa đi điều trị tại các bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, Hoàng An và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Theo một số công nhân tại đây, trưa 1/6 toàn bộ công nhân ăn cơm hộp tại công ty gồm các món: trứng ốp lết; chả thịt lợn; cải bắp xào và canh cải. Đến tối cùng ngày thì các công nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
Toàn bộ số cơm hộp các công nhân ăn trưa đều do cơ sở làm cơm hộp Dũng Hợp, đóng tại TP.Thái Bình cung cấp với giá khoảng 10.000 đồng/suất.
Nhiều công nhân vào viện cấp cứu với triệu chứng nghi bị ngộ độc.
Được biết, công ty Nienshing có tổng cộng 6.000 công nhân, nhưng tại thời điểm xảy ra sự việc rơi vào ngày nghỉ (chủ nhật) nên chỉ có khoảng 700 công nhân đi làm thêm.
Ngay sau khi nhận được tin Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã cử cán bộ xuống lấy mẫu để xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân vụ việc, đồng thời chỉ đạo các bệnh viện tập trung tích cực điều trị cho các công nhân nhập viện.
Video đang HOT
Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa là nơi đăng ký khám chữa bảo hiểm y tế của công nhân Công ty Nienshing có rất đông công nhân điều trị. Các công nhân nằm kín 5 phòng điều trị tại khoa Nội, mỗi giường bệnh phải bố trí 3 người nằm so le với nhau.
Riêng tại Khoa hồi sức cấp cứu, số lượng công nhân nhập viện quá đông, nên công nhân nằm ở dưới sàn nhà để điều trị.
Sau khi sự việc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã tạm thời đóng cửa cơ sở cung cấp cơm hộp Dũng Hợp. Đồng thời, yêu cầu cơ sở này cải thiện điều kiện vệ sinh, tẩy uế cho đến khi cơ quan chức năng thẩm định lại điều kiện sản xuất.
Theo tìm hiểu, trước đó vào tháng 8/2012, khoảng 160 công nhân làm việc ở 6 doanh nghiệp đóng tại KCN Phúc Khánh sau khi ăn cơm hộp của cơ sở này cũng đã phải nhập viện, trong đó có cả công nhân Công ty Nienshing.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình tích cực làm rõ.
Nhị Tiến
Theo_VietNamNet
Tiếp tục chạy thử nghiệm tàu ngầm mini tự chế Trường Sa
Sáng 28.3, đại diện nhiều cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình và hàng nghìn người dân đã tận mắt chứng kiến sự thành công của cuộc thử nghiệm tàu ngầm tự chế mini mang tên Trường Sa của doanh nhân quê lúa Thái Bình.
Đưa tàu ngầm tự chế ra hồ để thử nghiệm
Từ hơn 8 giờ sáng, ông Hòa và lực lượng công nhân đã cẩu, kéo chiếc tàu ngầm nặng gần 10 tấn ra khỏi bể thử nghiệm lên xe tải di chuyển đến địa điểm thử nghiệm. Thời điểm này, tuyến đường trước trụ sở Công ty cơ khí Quốc Hòa, cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình (Thái Bình) tắc nghẽn cục bộ do lượng người đổ về xem sự kiện này quá đông.
Đúng 9 giờ 15, chiếc tàu ngầm được một ô tô tải và một xe cẩu sức nâng 50 tấn giúp rời khỏi xưởng chế tạo và thẳng tiến tới nơi thử nghiệm là chiếc hồ nằm trong Khu công nghiệp sông Trà, xã Tân Bình, cách xưởng chế tạo tàu ngầm khoảng 3 km.
10 giờ 30, tàu ngầm Trường Sa được hạ thủy thành công xuống hồ điều hòa rộng khoảng 3 ha, mực nước sâu trung bình 3,5 m.
10 giờ 45, chủ nhân của chiếc tàu, ông Nguyễn Quốc Hòa, xuất hiện và chui vào trong thân tàu thực hiện cuộc thử nghiệm đầy mạo hiểm trước sự theo dõi sát sao của đại diện nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình, rất đông người dân và hàng chục phóng viên về đưa tin cho sự kiện này.
Ngay sau đó, tàu được khởi động máy và bắt đầu di chuyển trên mặt nước trong tiếng vỗ tay tán thưởng của người xem. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm này, chiếc tàu chỉ chạy nổi chứ không lặn xuống hồ.
Đến 11 giờ 30, ông Nguyễn Quốc Hòa kết thúc việc thử nghiệm. Lần này, chiếc tàu ngầm tự chế đã có 1 giờ thực hiện thuần thục các thao tác tiến, lùi, rẽ trái, rẽ phải chung quanh hồ điều hòa.
Đến khoảng 15 giờ chiều, chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa được vận chuyển trở lại xưởng chế tạo trong cụm công nghiệp Phong Phú.
Sau cuộc thử nghiệm, ông Hòa cho biết chiếc tàu đã thể hiện khả năng di chuyển tốt trong nước, hệ thống chân vịt, bánh lái, cánh tà của tàu đảm bảo đúng chức năng. Chỉ có một lần suýt nữa phải giảm tốc gấp khi tàu đi vào chỗ nông quá. Tuy nhiên một lúc sau tàu đã lùi ra được. "Tôi sẽ hiệu chỉnh, hoàn thiện một số chi tiết trước khi đưa ra địa điểm thử nghiệm rộng hơn nếu được cơ quan chức năng cho phép", ông Hòa nói.
Về việc cấp phép cho chiếc tàu này, ông Hòa nói rằng ông không tin rằng con tàu sẽ không được cấp phép qua thực tế của những lần thử nghiệm thành công. "Tôi tin rằng không có lý do gì để vùi dập nó, để nó phải chạy trong ao", ông Hòa nhấn mạnh.
Như Thanh Niên đã thông tin, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Hòa, đã cùng với các kỹ sư trong công ty tự mày mò, tra cứu tài liệu khoa học để thiết kế và lắp ráp hoàn chỉnh chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa có chiều dài 8,8 m, cao 3 m, chiều rộng nơi phình to nhất là 2,8 m trong năm 2013 vừa qua. Theo thiết kế, lượng choán nước khi lặn là 12 tấn, khi nổi là 9 tấn, lặn sâu tối đa 50m, tốc độ 20 hải lý/giờ.
Đưa tàu ngầm tự chế ra hồ để thử nghiệm
Đến 10 giờ 30, tàu ngầm Trường Sa được hạ thủy thành công tại hồ KCN Trà Lý
Đúng 10 giờ 45, ông Nguyễn Quốc Hòa bắt đầu vào tàu ngầm để chạy thử
Trong gần 1 giờ (từ 10 giờ 45 đến 11 giờ 30), tàu ngầm Trường Sa chạy thành công trên mặt hồ
Rất đông người dân chứng kiến và cổ vũ cuộc thử nghiệm tàu ngầm - Ảnh: Hoàng Long
Theo TNO
Ăn bánh mì, hàng chục người nhập viện cấp cứu Sau khi ăn bánh mì mua tại tiệm bánh Quang Trung, hàng chục người dân ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và sốt cao. Theo đó, từ lúc 15 giờ chiều 16-10, Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa đã tiếp nhận những...