Hàng trăm công nhân bị giật hụi ở Đồng Nai
Những ngày qua hàng trăm công nhân tham gia chơi hụi đang làm việc tại một doanh nghiệp ở khu công nghiệp (KCN) Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hốt hoảng khi chủ hụi bỏ trốn, không thể liên lạc được.
Trước việc số tiền dành dụm nhiều năm làm công nhân có nguy cơ mất trắng khiến nhiều anh chị em công nhân hết sức lo lắng.
Công nhân bị giật hụi trình bày với phóng viên Nhân Dân điện tử.
Tiếp xúc với chúng tôi sau khi hết ca làm việc buổi chiều, chị Trịnh Thị Hương, công nhân một công ty ở KCN Thạnh Phú cho biết, mỗi tháng sau khi nhận tiền lương đều trích ra một phần để đóng vào hai dây hụi do bà Võ Oanh Lệ Hằng, sinh năm 1978, ngụ ấp 5, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, người làm chung công ty đứng ra chủ hụi. Với hy vọng khi đến lượt rút có được số tiền để dành dụm lo cho con ăn học sau này. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 vừa qua, khi đã đóng tổng cộng số tiền hơn 100 triệu đồng thì nghe thông tin chủ hụi bỏ trốn, không thể liên lạc được, khiến những ngày qua chị Hương như ngồi trên đống lửa: “Nhiều kỳ gần đây, tôi xin hốt hụi nhưng chủ hụi đều tìm cách từ chối, tôi đã sinh nghi. Sau khi thu tiền hụi lần cuối vào ngày 11-5, vừa qua bà Hằng đã bỏ trốn, khiến tôi rất hốt hoảng, tối về không thể ngủ được, vì cứ nghĩ đến số tiền dành dụm lâu nay có nguy cơ mất trắng”, chị Hương buồn rầu cho biết.
Còn chị Dương Thị Tuyết Vân cho biết: bản thân bị tàn tật, lại là lao động chính để nuôi ba người thân trong gia đình cũng bị giật hụi với số tiền hơn 14 triệu đồng. Để có tiền đóng hai dây hụi, mỗi tháng chị chắt chiu từ đồng lương công nhân, với hy vọng dành dụm được số tiền để sau này dùng khi ốm đau và lo cho ba người trong gia đình.
Danh sách những người tham gia chơi hụi theo từng dây.
Video đang HOT
Ngoài chị Hương, chị Vân có đến hàng trăm công nhân cùng làm việc tại một công ty ở KCN Thạnh Phú tham gia chơi hụi do bà Võ Oanh Lệ Hằng làm chủ, với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Do vậy, sau khi nghe tin bà Hằng bỏ trốn, những ngày qua họ rất lo lắng, nguy cơ bị mất trắng số tiền dành dụm nhiều năm từ tiền lương làm công nhân. Trong đó, người ít nhất cũng vài triệu đồng, người nhiều lên đến hơn cả trăm triệu đồng.
Trả lời phóng viên Nhân Dân điện tử, nhiều công nhân cho biết, bà Hằng làm việc chung trong doanh nghiệp nên tin tưởng tham gia. Tuy nhiên, kể từ ngày 11-5 đến nay, bà Hằng nghỉ việc tại công ty và cũng đi khỏi địa phương, không thể liên lạc được. “Tôi cùng quê với bà Hằng ở Khánh Hòa, vào đây làm việc chung công ty, nhà cũng gần nhau nên tôi tin tưởng hoàn toàn khi tham gia chơi hụi. Giờ bà Hằng bỏ trốn, tôi cũng không biết làm thế nào, chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc tìm bà Hằng để về chi trả bớt cho những người bị thiệt hại”, chị Lê Thị Yên mong muốn.
Hiện, những công nhân này chỉ biết lập danh sách, thống kê số tiền đã đóng và mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc tìm chủ hụi, với hy vọng vớt vát được phần nào số tiền đã tham gia chơi. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng công nhân tham gia chơi hụi bị giật hụi tại KCN Thạnh Phú.
Theo luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, Đoàn Luật sư Đồng Nai, trường hợp như những công nhân bị giật hụi trình bày có thể làm đơn gửi cơ quan công an đề nghị vào cuộc điều tra. Việc giật hụi có dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ Luật hình sự năm 2015.
Chân dung Loan 'Cá' thích mặc đồ nhà binh, ăn chặn từng đồng của tiểu thương
Loan "Cá" nuôi nhiều đàn em để thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, làm giàu trên thân xác tiểu thương ở khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Loan "Cá" thích mặc đồ nhà binh
Khi hỏi về cái tên Loan "Cá" - tên thật là Lý Thị Loan (39 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), rất nhiều người dân sống xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đều bức xúc về những gì mà bà trùm này và đồng bọn gây ra.
Theo nguồn tin của PV VTC News, sở dĩ có cái biệt danh Loan "Cá" do có thời Loan từng bán cá tại TP Biên Hòa. Ngoài biệt danh Loan "Cá", Loan còn có biệt danh là Loan "Bộ đội" vì sở thích mặc đồ rằn ri kiểu nhà binh. Đám đàn em của Loan cũng bắt chước sở thích này của thị nên giới "anh em xã hội" ở Biên Hòa gọi nhóm này là nhóm Loan "Bộ đội" song song với biệt danh Loan "Cá".
Bên cạnh biệt danh Loan "Cá", Loan còn có biệt danh là Loan "Bộ đội" với sở thích mặc đồ rằn ri kiểu nhà binh.
Cách đây một thời gian, Loan cùng các đàn em là Hoàng Thị Tuyết Nhung (35 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) hình thành băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen" nhưng không thể cạnh tranh được các băng khác ở TP Biên Hòa nên dạt ra khu vực đường Đồng Khởi - tỉnh lộ 768 xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, cách TP Biên Hòa chừng vài cây số để hoạt động.
Tại đây, Loan thu nạp thêm đàn em là các thanh niên xăm trổ, ngổ ngáo. Nhiều tên được Loan bỏ tiền sắm cho xe bán trái cây để tạo vỏ bọc. Dưới trướng của Loan, Nhung, những thanh niên bặm trợn, xăm trổ đầy mình này chuyên dùng vũ lực ép các tiểu thương bán đồ thiết yếu cho công nhân buộc họ phải đóng tiền bảo kê. Có người bị chúng thu 1 triệu đồng, có người chúng thu 1,5 triệu đồng mỗi tháng.
Hàng ngày, Loan cùng đàn em đi thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, ghi số đề, đòi nợ thuê. Khi có người không đóng tiền, có ý chống đối, chúng tập hợp lại sẵn sàng ra tay "xử đẹp" khiến nhiều người khiếp sợ.
Sau khi buộc hàng trăm tiểu thương buôn bán ngay cổng chính vào Công ty may Changsing Việt Nam và dọc tỉnh lộ 768 phải cống nạp tiền bảo kê, chúng định mở rộng địa bàn đến cổng phụ của công ty này nằm trên đường tỉnh lộ 768- nơi có nhiều người bán hàng rong.
Một phụ nữ bán chè dạo tại đây cho biết, cách đây chừng vài tháng, nhóm của Loan đến, định chia khoảng đất trống nơi họ đang bán thành những ô nhỏ để thu tiền chỗ hàng ngày. Tuy nhiên, do khu vực này lực lượng chức năng không cho buôn bán, thường xuyên đẩy đuổi nên nhóm của Loan chưa thực hiện được ý đồ.
Bắt băng Loan "Cá", người dân thở phào
Chia sẻ với PV VTC News sáng 6/5, một ngày sau khi bà trùm Loan "Cá" cùng đàn em bị bắt, một số người dân (xin được giấu tên) buôn bán trên tỉnh lộ 768 vui mừng ra mặt khi hay tin băng của Loan "Cá" bị triệt phá, số khác gửi lời cảm ơn đến các chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai.
Theo ông N.S.A. - một người bán hàng rong trước cổng công ty Changshin Việt Nam thì băng của Loan "Cá" hoành hành đã khá lâu khiến ông và nhiều tiểu thương khác rất bức xúc.
"Mình tới dọn hàng ra để bán mà không đóng tiền thì chúng này xuất hiện đuổi mình đi và phá hàng hóa ngay lập tức. Giờ lực lượng công an bắt băng nhóm này, người dân chúng tôi rất cảm ơn vì đã trả lại sự bình yên để buôn bán", ông A. nói.
Không riêng ông A., được sự vận động của các lực lượng chức năng, nhiều người khác đã đến cơ quan công an làm đơn tố cáo hành vi bà trùm Loan "Cá" và đồng bọn. Hiện lực lượng chức năng đang trích xuất camera, làm việc với nhiều người để có căn cứ xử lý nhóm của Loan "Cá" theo pháp luật.
Băng của Loan bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang cưỡng đoạt tài sản của người dân chiều ngày 5/5.
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, sau khi bắt quả tang Loan cùng đàn em đang thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của một tiệm sữa gần KCN Thạnh Phú vào chiều qua, đến sáng nay (6/5), Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ 10 đối tượng để lấy lời khai, trong đó Loan được xác định là đối tượng cầm đầu.
Qua khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an Đồng Nai thu giữ gần 300 triệu đồng, trong đó có rất nhiều cục tiền lẻ mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000 và 10.000 đồng mà băng của Loan "Cá" mới cưỡng đoạt từ những người buôn bán hàng rong, tôm, cá ở khu vực đường Đồng Khởi và đường tỉnh lộ 768.
Công an Đồng Nai cũng thu được nhiều cuốn sổ ghi số tiền thu hàng ngày của hàng trăm người dân buôn bán, sổ ghi cho vay nặng lãi, sổ ghi tiền đòi nợ thuê và sổ ghi số đề.
Thanh tra, làm rõ mức độ vụ phá rừng trong Khu bảo tồn Đồng Nai UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản số 15125/UBND-KTN giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, tổ chức thanh tra, làm rõ mức độ vi phạm, xác định nguyên nhân, làm rõ mức độ vụ phá rừng trong Khu bảo tồn Đồng Nai. Có 61 gốc cây lớn bị chặt phá trong Khu bảo tồn Đồng Nai....