Hàng trăm con giun tóc sống trong cơ thể bệnh nhân
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ra dịch hồng lẫn máu, đau tức thượng vị ngực trái, khó tiểu.
Ảnh minh họa
Ngày 1/3, lãnh đạo Bệnh viện 199 – Bộ Công an (Đà Nẵng) cho biết các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân T.Đ. (86 tuổi, người địa phương).
Người này có tiền sử suy tim, nhồi máu não, u xơ tiền liệt tuyến. Cuối tháng 2, ông Đ. đến bệnh viện điều trị với triệu chứng nôn ra dịch hồng lẫn máu, đau tức thượng vị ngực trái, tiểu không được.
Video đang HOT
Theo người nhà, trước đó, bệnh nhân đã đến nhiều cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không khỏi. Các bác sĩ tại Bệnh viện 199 đã nội soi đại tràng, phát hiện hàng trăm con giun tóc trong cơ thể người này. Sau khi lấy ký sinh trùng ra khỏi cơ thể, sức khỏe ông Đ. dần bình phục.
Trao đổi với Zing , lãnh đạo Bệnh viện 199 cho biết bệnh nhân bị nhiễm giun tóc có thể do ăn phải thực phẩm chưa được nấu chín có chưa trứng giun.
Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, người nhiễm giun có thể bị tổn thương niêm mạc đường ruột, thiếu máu dẫn đến suy kiệt.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Nếu có triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế khám để kịp thời điều trị.
Cứu sống chuyên gia Hàn Quốc vừa đột quỵ vừa nhồi máu cơ tim
Người đàn ông Hàn Quốc, 60 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân là chuyên gia làm việc tại một khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh. Ông được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện rạng sáng 26/2, trong tình trạng mệt, yếu nửa người bên phải, khó thở, nói đớ từ 8 giờ trước đó.
Kết quả chụp MRI chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não cấp, điều trị nội khoa. Vài giờ sau, tình trạng bệnh đột ngột chuyển biến xấu, ông mệt, đau vùng giữa ngực. Khảo sát điện tâm đồ, siêu âm, xét nghiệm men tim ghi nhận tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
Ba đoạn nhồi máu cơ tim (bên trái) trước và sau khi được đặt stent mạch vành. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Trong trường hợp này, để cứu sống bệnh nhân phải tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành cấp cứu. Mặc dù vậy, bệnh viện gặp khó vì bệnh nhân là người nước ngoài, không có người nhà tại Việt Nam, chỉ có đồng nghiệp. Trong khi đó, người nhà mới có thể quyết định ký giấy yêu cầu phẫu thuật.
Tình huống lúc này rất cấp bách, mỗi phút trôi qua nguy cơ tử vong, tàn tật của bệnh nhân lại tăng lên. Không thể chần chừ thêm, các bác sĩ quyết định liên lạc và tư vấn với người thân của bệnh nhân đang ở Hàn Quốc qua điện thoại. Người nhà bệnh nhân sau khi hiểu rõ tình trạng bệnh, đã quyết định cho bệnh nhân được đặt stent mạch vành cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh.
Bệnh nhân được đưa ngay vào phòng can thiệp mạch máu. Với hệ thống máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA), các bác sĩ đã tiến hành chụp, nong và đặt ba stent mạch vành bị hẹp nặng thành công. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định và hồi phục dần, tiến triển tốt.
Một ngày sau điều trị đột quỵ và đặt stent mạch vành, người đàn ông Hàn Quốc đã có thể ngồi dậy, ăn uống nhẹ nhàng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, còn lại là đột quỵ xuất huyết não. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Nhiều người may mắn sống sót nhưng đối diện nguy cơ tàn phế do các biến chứng như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý...
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch nuôi dưỡng tim bị tắc ở một nhánh nào đó, khiến vùng cơ tim diễn tiến hoại tử, dễ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, sốc tim, ngừng tim, đột tử do tim. Biểu hiện thường gặp là đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp... Can thiệp động mạch vành trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp điều trị hàng đầu.
DSA được xem là thủ thuật "vàng" trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới hiện nay. DSA có rất nhiều ứng dụng để chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý mạch máu, tim mạch như đánh giá độ dị thường mạch máu, thông tim, nong hẹp van động mạch... Ngoài ra, DSA còn giúp lấy dị vật trong hệ tuần hoàn, đặt máy tạo nhịp, siêu âm trong lồng mạch và buồng tim. Đặc biệt, có thể thăm dò và điều trị điện sinh lý, ung thư gan hoặc u tử cung, u não, bất thường mạch máu não...
Báo động căn bệnh của tháng Tết, thủ phạm từ sát thủ âm thầm này Theo TS Trần Chí Cường - Giám đốc Bv Đột quỵ và Tim mạch Cần Thơ dịp tháng Tết số ca nhập viện liên quan tới tim mạch, đột quỵ tăng lên, trong đó đáng chú ý là đột quỵ. TS Cường cho biết đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân N. V.A. 46 tuổi, làm nhân viên ngân hàng với mức...