Hàng trăm chiến sĩ ‘áo xanh’ giúp dân dọn dẹp nhà cửa sau vụ sạt lở kinh hoàng ở núi Cấm
Hàng trăm ‘áo xanh’ tình nguyện đã đến xã Cát Thành ( huyện Phù Cát, Bình Định), giúp đỡ người dân vùng núi Cấm dọn dẹp nhà cửa để quay về cuộc sống mới, sau vụ sạt lở núi kinh hoàng.
Ngày 19/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định Nguyễn Thành Trung cho biết, phát huy tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, 150 đoàn viên thanh niên đã ra quân khắc phục hậu quả sạt lở núi do mưa lớn tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát trong 2 ngày vừa qua. Ảnh: TT.
Đã xảy ra 4 ngày, nhưng hậu quả của trận sạt lở đất kinh hoàng trên núi Cấm vẫn còn hiện hữu trong mỗi góc nhà, khuôn mặt những người dân nơi đây vẫn còn vẹn nguyên sự lo sợ. Ảnh: DT.
Sau đợt sạt lở chưa từng có xảy ra trên núi Cấm tại xã Cát Thành (huyện Phù Cát, Bình Định), nhà cửa, đồ đạc của người dân ngổn ngang khắp nơi. Ảnh: DT.
“Lượng đất đá sạt lở từ núi Cấm rất lớn, nguyên cả xóm cư dân bị ảnh hưởng, thậm chí có những căn nhà đất đá vùi sâu hơn nửa nhà, cuộc sống người dân gặp vô vàn khó khăn. Thanh niên chúng tôi cùng với đại diện chính quyền địa phương đã giúp dân dọn dẹp nhà cửa, đưa lượng đất đá ra ngoài, để bà con sớm quay về ngôi nhà của mình”, ông Nguyễn Thành Trung nói. Ảnh: TT.
Video đang HOT
Do khối lượng công việc rất nhiều nên trong vòng 2 ngày vẫn chưa giải quyết triệt để, vì vậy tiếp tục sẽ có các đoàn tình nguyện công an, quân đội, thanh niên… về núi Cấm để hỗ trợ bà con. Ảnh: TT.
Thay mặt Tỉnh đoàn Bình Định, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định cũng đã trực tiếp thăm hỏi, trao quà cho 3 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn neo đơn, bị thiệt hại nặng nề do sạt lở núi Cấm. Ảnh: TT.
Nhiều ngày liền ở trên khu tập trung do sơ tán, ông Đinh Diệu (63 tuổi) không thể nào chợp mắt vì lo lắng cho tài sản ở nhà. Khi nghe chính quyền yêu cầu người dân đến nơi an toàn vì núi Cấm bị sạt lở, ông tức tốc rời đi mà không mang theo gì. Mọi vật dụng, đồ đạc đều để lại vì tính mạng quan trọng hơn. Ảnh: DT.
“Từ trước ra sau nhà phủ đầy đất đá. Lúa thóc, gà vịt đều bị chôn vùi. Cả gia đình phải nhờ bà con hàng xóm tới phụ giúp dọn dẹp, cào đất, hốt bùn đổ. Nhưng với sức người thế này, không biết dọn đến khi nào mới xong”, ông Diệu đau xót. Ảnh: DT.
Phía lưng chừng núi, nước cuốn bùn đất ồ ạt trôi về khắp các tuyến đường bê tông, tràn vào nhà dân. Ảnh: DT.
Ngôi nhà của anh Mai Công Phi (xã Cát Thành) đã bị nước bùn và đất đá trôi vào nhà trong vụ sạt lở núi, tạo thành một lớp dày 50cm. Chưa dừng lại, tường rào và cổng sắt của anh cũng bị nước đập vào gây hư hỏng. “Tranh thủ khi trời tạnh mưa, tôi cùng gia đình sẽ nạo vét lớp bùn đất khỏi nhà, diễn biến quá kinh hoàng”, anh Phi nói. Ảnh: DT.
Con đường dẫn vào thôn nhầy nhụa, trơn trượt. Nếu không có người dẫn, rất khó để biết đâu là đường đi bởi khắp nơi đều là lớp bùn đất dày đến hơn đầu gối. Quanh thôn, người dân tất bật bơm hút nước, cào bùn đất ra khỏi nhà, vườn tược, kiểm tra đồ đạc, di dời nông sản. Ảnh: DT.
Nhiều gia đình ở vùng núi Cấm gặp vô vàn khó khăn, nhà dân bị đất đá, bùn bủa vây. Ảnh: DT.
Chủ tịch UBND huyện Phù Cát Nguyễn Trung Kiên cho biết, huyện đã huy động các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường giúp người dân dọn dẹp và cảnh báo người dân tránh xa khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, các phương tiện cơ giới đã vào hiện trường khắc phục sạt lở và sớm tìm cách xử lý các tảng đá còn lại trên đỉnh núi để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: DT.
Sạt lở núi ở Bình Định, hàng nghìn m3 đất đá đổ ầm ầm xuống khu dân cư
Hôm nay (16/11), núi Cấm ở thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát (Bình Định) tiếp tục bị sạt lở 200m, với khoảng 2.000m3 đất đá bị trôi xuống chân núi.
Ông Nguyễn Đức Chiêu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cát Thành (huyện Phù Cát, Bình Định), cho biết: "Điểm sạt lở mới cách điểm sạt lở cũ chừng 300m, nhưng mức độ nguy hiểm hơn, do nằm gần khu dân cư. Do đó, xã đã khẩn cấp sơ tán hơn 20 hộ dân có nhà cửa nằm dưới chân núi đến nơi an toàn".
Trước đó, vào tối 14 rạng sáng 15/11, nhiều hộ dân ở thôn Chánh Thắng hoảng hốt nghe tiếng nổ lớn phát ra từ núi Cấm. Ít phút sau, đất đá theo nước chảy ào ào xuống khu dân cư và các tuyến đường liên xóm. Biết núi lở nên người dân chủ động di chuyển đến những ngôi nhà ở xa chân núi để tá túc tạm.
Khu vực sạt lở nằm cheo leo trên đầu khu dân cư thôn Cát Thắng
Sáng hôm sau (15/11), UBND huyện Phù Cát và chính quyền địa phương đến kiểm tra thì phát hiện trên đỉnh núi Cấm xảy ra sạt lở. Ước tính khu vực sạt lở xảy ra ở độ cao 300m, rộng 120m, sâu 3m, với lượng đất đá sạt xuống chân núi hơn 6.000m3. Chính quyền địa phương buộc phải di dời 50 hộ/200 nhân khẩu đến Trường Tiểu học Cát Thành để lánh nạn.
Toàn bộ khu vực sạt lở và các điểm có nguy cơ không an toàn được chính quyền địa phương giăng dây, cử người túc trực không cho người dân, gia súc đến gần để đảm bảo an toàn. Đồng thời, theo dõi tiếp diễn biến sạt lở nếu có diễn ra để thông báo, yêu cầu bà con sinh sống vùng nguy hiểm nhanh chóng thoát ra ngoài, đến nơi an toàn để ở.
Bùn đất trên đỉnh núi Cấm theo nước chảy xuống khu dân cư
"Bà con đang ở tạm tại Trường Tiểu học Cát Thành sẽ được chính quyền hỗ trợ nước uống, thực phẩm để dùng", ông Chiêu cho biết thêm.
Sạt lở núi, hàng trăm khối đất đá vùi lấp quốc lộ Mưa lớn trong đêm đã khiến hàng trăm khối đất đá bị sạt lở đổ ập xuống Quốc lộ 9C, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương thông tuyến đường này. Hiện trường vụ sạt lở trên quốc lộ 9C. Ngày 8/9, ông Hồ Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy...